Bệnh nấm da (Dermatophytosis)

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm bệnh và biện pháp phòng trị bệnh ngoài da cho chó tại phòng khám thú y vi hoàng an (Trang 31 - 39)

2.3.2.1. Nguyên nhân gây bệnh nấm da

Bệnh Nấm da (Dermatophytosis) do các loại nấm có tính hướng bề mặt của tầng lớp sừng, lông gây ra, chủ yếu gồm hai giống: Microsporum spp,

Trichophyton spp đây là những loại nấm có thể tồn tại, sống hoại sinh trong thời gian dài ở môi trường ngoại cảnh cho đến khi gặp điều kiện thuận lợi để phát triển, sinh trưởng mạnh. Nhiều loại nấm da có khả năng sinh các loại bào tử khác nhau do có thể sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.

Ngoài ra, con vật có thể bị nhiễm các loại nấm cơ hội khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi như: Malassezia,Candida, Aspergillus, Penicillum,…

Một số nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho Nấm da lây nhiễm và phát triển trên chó:

- Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh kém.

- Do lây nhiễm từ các con vật mang bệnh sang con vật khác. - Chế độ dinh dưỡng thức ăn không hợp lý.

- Có tiền sử sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc các bệnh gây ức chế miễn dịch.

- Những giống chó lông dài cũng vô tình tạo điều kiện cho sự phát triển của Nấm da khi gặp điều kiện chăm sóc kém, độ ẩm môi trường và độ ẩm ở da tăng.

* Giống Microsporum spp

Giống nấm này được phân lập ở vật nuôi trong nhà và trên cơ thể động vật hoang dã bị nhiễm nấm. Trong đó, có nhiều loại gây bệnh cho thú và người. Điển hình như M.canis, M.equinum, M.canium, …

Trong đó có 2 loài chính gây bệnh nấm da trên chó là M.gypseum

M.canis (nguyên nhân chủ yếu gây bệnh Nấm da ở mèo). - Microsporum canis

Nấm Microsporum canis là giống phổ biến nhất trên chó, gây bệnh ở nhiều vùng khác nhau của cơ thể như: vùng đầu, lưng,…; tạo ra các vùng tổn thương có tình trạng viêm, rụng lông, nổi mẫn đỏ. Với các trường hợp nặng, da vùng bị bệnh mẩn đỏ, chảy mủ và tăng sinh bề mặt da. Microsporum canis có thể lây sang người.

Hình 2.4. Microsporum canis trên người

- Microsporum gypseum:

Giống nấm này thường gây bệnh trên chó, đôi khi gặp ở mèo, ngựa và động vật gặm nhấm và có thể lây sang người.

Bệnh tích thường ở vùng đầu, cổ và chân. Vùng bị nhiễm nấm thường rụng lông từng đám dạng vòng tròn, đóng vảy xám trên bề mặt.

M. gypseum sinh sản bằng đại bào tử, bào tử có dạng hình elip có thành tương đối mỏng, gồ ghề, kích thước 7 – 16 × 40 − 150µ𝑚, chứa khoảng 3-6 tế bào bên trong. Chủng nấm này cũng sản sinh chất phát huỳnh quang, nên có thể phát hiện dưới ánh sáng đèn Wood.

Hình 2.5. Microsporum gypseum ở kính hiển vi điện tử

*Giống Trichophyton spp

Nấm Trichophyton spp là chủng nấm gây nên bệnh tích chủ yếu ở da, lông và móng. Chúng thường chỉ gây nên hiện tượng rụng lông, nặng có thể gây ra viêm da tiết mủ.

Trichophyton spp là nấm dạng sợi không có vách ngăn, sinh sản bằng cách tạo các tiểu bào tử kết nhau thành chuỗi theo trục dài của lông nằm ở cả bên ngoài và bên trong của lông. Bào tử hình que, 2 đầu tròn bầu lại, thành tế bào mỏng, nhẵn, đường kính khoảng 4 – 8µm.

Giống Trichophyton có trên 50 loài, loài gây bệnh phổ biến nhất là

T.mentagrophytes.

- Trichophyton mentagrophytes

Đây là 1 trong 3 loại nấm da gây bệnh phổ biến nhất trên người và động vật. Con vật trung gian mang mầm bệnh đa phần là các loài gặm nhấm.

Chủng nấm này thường gây bệnh ở đầu, vùng da bị bệnh rụng lông, đóng nhiều vảy dạng vảy gàu.

Lông nhiễm nấm không phát huỳnh quang dưới ánh sáng đèn Wood.

2.3.2.2.Cách sinh bệnh

Ở trên da động vật, chúng chỉ sống giới hạn ở lớp sừng ở bên ngoài biểu bì và tác động đến nang lông và lông, sinh ra những đám rụng lông, chỗ da bị

tổn thương do nấm gây ra sau khi rụng lông có thể bị viêm da kế phát (gây ngứa), hình thành các mảng da biểu bì bong tróc và mưng mủ.

Thời kì nung bệnh trung bình từ 8 - 10 ngày, bệnh tích xuất hiện sau 15 – 30 ngày. Trong thời kỳ nung bệnh, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của vật chủ mà bệnh tích có thể tự hết, lông mọc lại.

2.3.2.3. Triệu chứng, bệnh tích

- Triệu chứng của bệnh Nấm da là da bị rụng lông hình bầu dục hoặc vùng bị nấm có thể rải rác không có ranh giới rõ ràng, da nổi mẩn đỏ và có vảy bong tróc.

- Bệnh thường xuất hiện ở cổ, u vai, bề mặt của lưng và chân gồm những mảng tròn, đường kính 2 - 3 cm.

2.3.2.4. Chẩn đoán

Trong phòng thí nghiệm dùng 2 phương pháp chẩn đoán: trực tiếp và gián tiếp

+ Phương pháp trực tiếp:

Quan sát dưới kính hiển vi tìm sợi nấm và bào tử nấm, tế bào nấm ký sinh. Với bệnh phẩm lông, vẩy, tóc, móng, sừng đặt trên lam kính, nhỏ vài giọt dung dịch KOH 10% hay NaOH 10% sau đó hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn để làm trong tổ chức, soi kính. Cũng có thể nhuộm nấm bằng

Lactophenol amann. Nếu bệnh phẩm là mủ cho vài giọt KOH 10% để làm tan tế bào mủ, rồi đậy lamelle soi kính tìm hạt nấm. Nếu bệnh phẩm là các chất dịch thì ly tâm lấy cặn soi kính tìm nấm men hay bào tử nấm mốc.

+ Phương pháp gián tiếp:

Cấy bệnh phẩm lên môi trường Sabouraud hay môi trường cho nấm da (môi trường Sabouraud có bổ sung vitamin B,C), để 370C. Nấm men mọc sau 24 - 48 giờ, nấm mốc sau 3 - 4 ngày, nấm da sau 6 - 15 ngày. Để diệt tạp khuẩn, cho vào môi trường kháng sinh penicillin, nuôi cấy nấm trong môi trường Sabouraud. Sau đó gây nhiễm cho động vật thí nghiệm.

2.3.2.5. Phòng bệnh

- Thường xuyên vệ sinh, tắm cho chó 1 – 2 lần/tuần, dùng sữa tắm chuyên dụng cho chó. Tuyệt đối không dùng sữa tắm của người vì có thể gây kích ứng da hoặc khô da.

- Giặt, rửa, khử trùng hoặc loại bỏ đồ chơi, sàn chuồng – thảm lót chuồng, dụng cụ chải lông,… 2 lần / 1 tuần. Có thể sử dụng các loại thuốc sát trùng như Roxyride, Virkon S,… để xịt ngoài môi trường.

- Dọn dẹp, vệ sinh, phát quang sân vườn, nơi có nguy cơ tiềm ẩn chất chứa mầm bệnh.

- Hạn chế cho con vật tiếp xúc với những trường hợp bị nấm. - Vệ sinh các phòng, vật dụng trong nhà, nơi con vật hay lui tới.

2.3.2.6. Điều trị

Nguyên tắc điều trị: Diệt nấm gây bệnh, loại bỏ khả năng lây lan của

bào tử nấm, nâng cao sức đề kháng của da.

Điều trị cục bộ:

- Cạo lông vị trí bị nấm và vùng da xung quanh để ngăn cản khả năng lây lan.

- Sử dụng sữa tắm nấm chuyên dụng có thành phần (miconazole, ketoconazole, fluconazole) để diệt nấm và loại bỏ các bào tử ở trên cơ thể.

- Sử dụng dung dịch sát trùng có khả năng diệt vi khuẩn, nấm, bào tử nấm như: Betadin, Povidone iodine 10% để vệ sinh vùng bị nấm trước khi bôi thuốc ngoài da. Khi dùng dung dịch sát trùng vệ sinh vết nấm, nên đánh sạch vảy ở vùng nấm để giúp loại bỏ bảo tử nấm.

Hình 2.6: Các loại thuốc bôi ngoài da được sử dụng tại Phòng khám thú y Vi Hoàng An

Điều trị toàn thân:

-Cạo lông toàn bộ các vùng bị nấm trên cơ thể để ngăn cản khả năng lây lan và dễ dàng theo dõi tiến triển và vệ sinh, bôi thuốc.

-Liệu trình điều trị thường kéo dài 1 tháng hoặc hơn. -Sử dụng thuốc kháng nấm dạng uống, điều trị 9 ngày.

-Với các trường hợp xuất hiện hiện tượng viêm da kế phát, mưng mủ hoặc viêm da có dịch nhờn. Sử dụng kháng sinh như: Amoxicillin, Lincomycin; kháng viêm: Prednisolone, trong 3-5 ngày đầu của quá trình điều trị, cân nhắc tiêm nhắc lại dựa theo tình trạng tiến triển của bệnh.

-Có thể sử dụng các loại thuốc bổ gan như Boganic, Arginin, Methionin. Vitamin ADE cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh ở da rất tốt.

-Vệ sinh, sát khuẩn vùng da bị nấm hàng ngày. Nên kết hợp điều trị cục bộ tại những vùng da nhiễm nấm nặng.

-Ngoài ra, tại phòng mạch Vi Hoàng An sử dụng liệu trình ngâm thuốc nấm toàn thân 3-5 ngày/lần bằng Protec – nano

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm bệnh và biện pháp phòng trị bệnh ngoài da cho chó tại phòng khám thú y vi hoàng an (Trang 31 - 39)