Bước 1: Kiểm tra hệ thống lò trung tần
- Kiểm tra kết cấu bên trong lò: cần phải đảm bảo tường lò có độ dày trên 10cm, lò không bị ăn mòn và vật liệu nung phải mòn đều.
- Kiểm tra tính an toàn của toàn bộ hệ thống và khả năng hoạt động bình thường của từng bộ phận.
- Cần tính toán và chuẩn bị sẵn các loại kim loại và nguyên liệu phụ.
- Các dụng cụ hỗ trợ quá trình tôi luyện bằng lò trung tần như khuôn múc mẫu, gáo mẫu, hệ thống phân tích thành phần hóa học…. Bước 2: Nấu chảy thép bằng lò trung tần.
- Cho nguyên liệu vào lò trung tần, đảm bảo không bị dư thừa. Để công suất từ mức nhỏ khoảng 40% sau đó nâng lên 100% để gia tăng tốc độ rút ngắn thời gian nóng chảy.
- Tiếp tục cho liệu vào lò lần 2 sau khi đã nung chảy xong nguyên liệu lần 1, tuyệt đối không được để lò trung tần hết sạch vật liệu nóng chảy vì sẽ ảnh hưởng đến độ dày tường lò.
- Để đảm bảo lọc sạch lượng sỉ trong lò, dùng công cụ hỗ trợ nghiêng lò để lọc.
- Khi vật liệu trong lò đã được nóng cháy khoảng 70% thì tiến hành lấy mẫu phân tích và đo lường thành phần hóa học của vật liệu, để điều chỉnh, bổ sung theo đúng tỉ lệ yêu cầu.
Bước 3: Đúc thép bằng lò trung tần.
- Để kết thúc quá trình nấu chảy bằng lò trung tần thì yêu cầu các máy phân tích các thành phần hóa học trên sản phẩm phải khớp với tiêu chuẩn.
- Khi nhiệt độ nóng chảy vật liệu đã đến 1680oC thì tiến hành rót, lần rót đầu tiên vào thùng rót trung gian lớn hơn 10 đến 20oC. - Liên tục khử oxy trong vật liệu lỏng trước khi tiến hành đúc thép.
- Sau đó, cầu trục sẽ mang thùng rót trung gian tới vị trí đúc thép và tiến hành đúc rót. Kết thúc quy trình đúc thép bằng lò trung tần.
3.2 Quy trình công nghệ chế tạo chi tiết.
Đối với chi tiết có hình dạng phức tạp như bánh răng hộp số này thì ta thường dùng phương pháp bao hình (phương pháp bao hình là phương pháp cắt răng mà dụng cụ cắt không cần có biên dạng lưỡi cắt là rãnh răng. Quá trình cắt răng diễn ra liên tục , khi cắt dụng cụ cắt sẽ lăn tương đối trên vành của bánh răng gia công và khi đó quỹ tích các đường bao của dụng cụ cắt là profin thân khai của răng bánh răng gia công.)
Chủ yếu trên máy phay, xọc để tạo nên chi tiết. Các bước để chế tạo chi tiết:
Phôi đúc sau khi được lấy ra sẽ được mang đi chặt cắt phân thành từng khối nhỏ. Sau đó thép được ủ để giảm độ cứng để dễ cắt hơn phục vụ cho bước tạo hình sơ bộ bánh răng. Tiếp theo thép được tôi + ram cao hay còn gọi là nhiệt luyện hóa tốt để thép đạt được yêu cầu về cơ tính
24
trong lõi sau đó thành bánh răng hoàn chỉnh và cuối cùng là tôi bề mặt bằng phương pháp tôi cao tần để có độ cứng bề mặt phù hợp yêu cầu.