Bước hiển thị dữ liệu không gian

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH (Trang 42)

Bước 1: Hiển thị dữ liệu không gian

Để hiển thị các lớp dữ liệu không gian cần xem quy định tại phụ lục III hiển thị dữ liệu không gian đất đai của TT75-BTNMT

Ví dụ:

Tạo màu chuyên đề cho lớp MatDuongBo:

- Bấm biểu tượng màu bên dưới lớp dữ liệu cần chỉnh, xuất hiện bảng sau

37

- Bấm chọn vào Fill Color(màu nền) và chọn More Colors. Chọn hệ màu RBG và nhập theo số màu quy định cho lớp MatDuongBo

- Kiểu đường viền: none; - Màu viền: none;

- Màu nền: màu cam nhạt (255,170,50)

- Nhấn Ok để chấp nhận. Tại Outline Color chọn là No Color. Tương tự như vậy thực hiện cho các lớp dữ liệu không gian khác.

Đối với các lớp dữ liệu dạng đường thì chọn kiểu đường bên hộp thoại bên trái và chọn màu bên hộp thoại bên phải.

Hình 3.38: Kết quả hiển thị MatDuongBo Bước 2: Tạo nhãn (label) cho lớp thửa đất

Tạo nhãn để hiển thị thông tin thửa đất. Nhãn được tạo theo quy định của Thông tư 75/2015/BTNMT có cấu trúc như sau: Mã loại đất – Số tờ - Số thửa – Diện tích.

Để tạo nhãn, kích phải lên lớp ThuaDat và chọn Properties, tìm đến thẻ Label và thực hiện theo các bước như hình sau:

38

Hình 3.39: Công thức nhãn thửa

Nhập xong, chọn OK 2 lần và kích phải ThuaDat → Label Feautures để hiển thị. Kết quả nhu hình sau:

39

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Gis có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về đất đai. Việc ứng dụng kỹ thuật Gis nói chung và phần mềm ArcGis nói riêng mang lại kết quả to lớn mà trước đây các phương pháp thủ công không thể làm được. Hệ thống Gis còn mang lại cho các nhà quản lý một cách nhìn, một sự đánh giá tổng quát về mặt không gian các đối tượng quản lý từ nhiều nguồn khác nhau. Đây là một kỹ thuật quản lý thông tin dựa vào máy tính được sử dụng bởi con người vào mục đích lưu trữ, quản lý số liệu.

Để hoàn thành bài đồ án này em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Văn Cương và các bạn cùng nhóm. Em xin chân thành cảm ơn thầy và các bạn.

4.2. Kiến nghị

UBND xã cần chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư thiết bị vật chất và nâng cao chất lượng chuyên môn của các cán bộ địa chính đặc biệt là tin học chuyên môn cho cán bộ từ cấp huyện trở lên, vấn đề này là cấp bách và cần thiết.

Yêu cầu nguồn dữ liệu đầu vào như: Hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính, các hồ sơ lưu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… phải đầy đủ, chính xác, việc cập nhật theo dõi biến động phải thường xuyên và kịp thời, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phản ánh đúng với hiện trạng.

Cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền ý nghĩa, mục tiêu, kế hoạch thực hiện dự án đến toàn thể các bộ phận liên quan để mọi người thực hiện tốt các nội dung liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm người sử dụng đất.

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng GIS ứng dụng, Th.S Trần Mỹ Hảo, Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM .

2. Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 05 tháng 07 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về HSĐC dựa trên quy định về trình thự thủ tục việc lập HSĐC.

4. Thông tư 75/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2015 qui định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu địa chính.

4. Thông tư 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/04/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

5. Luật Đất đai 2013.

6. Bài giảng Cơ sở dữ liệu đất đai, Th.S Huỳnh Thị Thanh Hạnh, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)