Hoàng An.
Trong thời gian thực tập, ngoài thời gian chẩn đoán, điều trị bệnh ngoài da cho những chó mắc bệnh được đưa đến phòng khám. Em còn tham gia vào các công việc thường xuyên của phòng khám. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện một số công việc khác tại phòng khám thú y
Công việc Số lần thực hiện
(lần) Cạo lông chó 136 Tắm sấy, cắt móng 1235 Hỗ trợ mổ đẻ 3 Đỡ đẻ 5 Cắt đuôi chó 2 Hỗ trợ triệt sản 3 Vệ sinh chuồng chó 173 Dọn vệ sinh phòng mạch 262 Đóng hàng, xếp hàng, chuyển hàng 36
Công tác vệ sinh sát trùng tại phòng khám được thực hiện rất tốt. Cụ thể: vệ sinh chuồng nuôi chó, quét dọn khu nhốt chó, quét dọn trong và ngoài phòng mạch, lau khử trùng, khử mùi hàng ngày, quét màng nhện và phun sát trùng định kỳ,...
Các chủ nuôi chó không chỉ mang chó đến phòng khám để khám chữa bệnh mà còn mang chó đến để làm đẹp. Để tránh lây nhiễm bệnh cho chó, phòng mạch đã bố trí các khu riêng rẽ kết hợp với vệ sinh khử trùng hàng ngày, vì vậy các chủ nuôi chó hoàn toàn yên tâm khi đem chó đến đây.
Công việc tắm chó và vệ sinh tai cho chó cũng được em thực hiện thường xuyên. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu, em cũng rút ra được một số kiến thức trong chăm sóc thú cưng. Ngoài các bệnh ngoài da thường gặp trên thú cưng thì thú cưng cũng rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến tai. Đặc biệt là đối với các giống chó tai dài, những giống chó hoạt động nhiều,... Nếu trong quá trình chăm sóc, chủ nuôi không giữ vệ sinh cho chó, không thường xuyên kiểm tra tai chó thì tai chó rất dễ bị nhiễm bẩn và có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Những con chó được chủ nuôi đưa đến phòng khám trước khi tắm sấy sẽ được soi tai, vệ sinh tai sạch sẽ. Ngoài việc vệ sinh tai để loại bỏ những chất bẩn có trong tai ra, em còn kiểm tra trong ống tai của chó có các loại ký sinh trùng hay không, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Các bước vệ sinh tai em được thực hành ở phòng khám thú y Vi Hoàng An là :
-Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Bông, panh kẹp thẳng nhỏ, tinh dầu nhỏ tai erkon màu xanh, tinh dầu nhỏ tai erkon màu vàng dành cho tai viêm.
-Bước 2 : kiểm tra tổng quát tai:
Đối với những giống chó có lông tai dài trong lỗ tai như poodle, phốc sóc thì cần nhổ lông tai bằng cách đổ bột nhổ lông tai Petis Eas Powder, xoa đều khắp tai, sau đó dùng panh nhỏ tiến hành nhổ lông tai. Cách này giúp làm sạch và không gây đau đớn cho các bé.
Đối với các giống chó lông tai dài trong ống tai như: Chó ta, Pug, Corgi, Alaska, Golden, bull pháp... Thì ta tiến hành soi và kiểm tra tai
Cho chú chó ngồi hoặc đứng bên cạnh để có thể quan sát phía trong tai dễ dàng. Nếu chỉ thấy bụi bẩn hoặc ráy tai thì có thể bắt đầu tiến hành công việc vệ sinh.
Quan sát xem liệu có nước chảy ra từ rãnh tai (không màu, xám hay nâu), ráy tai có dày, bị phồng, ghẻ lở hoặc phát sinh vết thương nào không.
Quan sát xem có kí sinh trùng hay vật thể lạ trong tai của chúng hay không. Tai chó thường có một số vật thể không mong muốn vì chúng thường chạy trên bãi cỏ hoặc các khu vực nhiều cây cối nên hay bị vướng những thứ như hạt mầm, ngọn cây và cỏ vào tai. Mạt, ve và bọ chét đều thích kí sinh ở những vị trí tương đối khuất bên trong và xung quanh tai của chó. Con mạt sẽ làm chó ngứa ngáy và có thể gây chảy mủ sệt, màu nâu ở phía trong lỗ tai.
Kiểm tra tai chó có bị nhiễm trùng hay không. Nhiễm trùng do nấm men làm cho tai chúng có mùi hôi, ngứa và tiết dịch màu nâu.
-Bước 3: Tiến hành vệ sinh tai
Sau khi chó đã ngồi yên vị trí, dùng bông cuộn tròn trên đầu panh nhỏ, nhỏ vài giọt tinh dầu Erkon màu xanh vào đầu panh đã cuốn bông sau đó tiến hành lau tai, ống tai cho thú cưng. Nếu phát hiện thấy bên trong tai có mủ viêm màu vàng thì sử dụng nhỏ tai Erkon màu vàng . Vệ sinh tai thường xuyên cách 1 ngày vệ sinh 1 lần đối với chó không bị viêm, nấm hoặc có ký sinh trùng tai và vệ sinh đều đặn ngày 1 lần cho chó bị viêm, nấm hoặc bị ký sinh trùng tai.
Hình 4.2: Cho chó ngồi yên và tiến hành vệ sinh tai
Trong quá trình thao tác cần massage, xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vùng tai cho chó khoảng 1 phút để chó không bị sợ và cảm thấy thoải mái, khi đó việc kiểm tra và vệ sinh tai sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua quá trình thực tập, em nhận thấy mình đã trưởng thành hơn về nhiều mặt và bằng sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Điều quan trọng là em đã rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích giúp nâng cao hiểu biết về nghề nghiệp, rèn luyện cho mình tác phong đúng đắn, qua đó giúp em càng trở nên yêu nghề hơn.
-Hoạt động phòng và điều trị bệnh cho chó tại khu vực Thái Nguyên ngày càng được quan tâm và chú trọng. Chó được tiêm phòng vắc-xin ngày càng tăng, chủ yếu là giống chó cảnh được quan tâm hơn.
-Đối với chó đến tiêm phòng vắc-xin tại phòng khám thú y có 182 con. -Đối với chó đến khám và điều trị có sự chênh lệch rất lớn giữa chó nội và chó ngoại, cụ thể là trong 423 con chó đến khám có 54 con chó nội (chiếm tỷ lệ 12,77%), còn lại là chó ngoại có 369 con (chiếm tỷ lệ 87,23%).
-Trong tổng số chó được đưa đến khám tại phòng khám thì bệnh do
Nấm gây ra chiếm tỷ lệ 41,03%, do Demodex gây ra chiếm tỷ lệ 26,92%, do
Sarcoptes gây ra chiếm tỷ lệ 16,66%, do Ngoại Ký Sinh gây ra chiếm tỷ lệ 10,26%, do các Nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ 5,13%.
-Phòng mạch đã sử dụng phác đồ điều trị đối với từng bệnh và cho kết quả khỏi 100% đối với bệnh do Demodex, bệnh Nấm da, bệnh do Sarcoptes,
bệnh do Ngoại Ký Sinh Trùng.
5.2. Đề nghị
-Tuyên truyền, phổ biến kiến thức rộng rãi cho người nuôi chó để nâng cao ý thức về phòng bệnh và cách nuôi dưỡng chăm sóc hợp lý đối với vật nuôi, đặc biệt là công tác chủng vắc-xin phòng những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tẩy giun sán định kỳ.
-Nghiên cứu sâu thêm về các tác nhân gây bệnh ngoài da.
-Phòng khám thú y nên xây dựng phòng chẩn đoán có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để có thể thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm nhanh, kịp thời nhằm đạt kết quả cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
1.Đặng Huỳnh Như, Võ Tấn Đạt, Trần Thị Dần (2017). Bệnh da trên chó và hiệu quả hỗ trợ của vitamin A,D3,E trong điều trị bệnh do Demodex và nấm da. Tạp trí khoa học kĩ thuật thú y tập XXIV số 4 – 2017.
2.Lý Thị Liên Khai và Huỳnh Trần Phúc Hậu, Khảo sát sự lưu hành của một số loại nấm gây bệnh trên lông da chó tại tỉnh Sóc Trăng và thử nghiệm
thuốc điều trị. Bộ môn thú y, trường đại học Cần Thơ.
3.Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4.Huỳnh Thị Bửu Trân (2010), Chẩn đoán một số bệnh về da trên chó và theo dõi hiệu quả điều trị tại bệnh xá thú y, Trường Đại học Cần Thơ. 5.Võ Thị Bích Ngọc (2013), Khảo sát tình hình bệnh về da trên chó mèo và
theo dõi kết quả điều trị Tại Phòng mạch trạm Thú Y Liên Quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ - TP Cần Thơ. Bộ môn thú y, trường đại học Cần Thơ.
6.Bùi Khánh Linh, Sử Thanh Long và Nguyễn Tuấn Anh (2014), "Tình hình bệnh do Demodex canis trên chó và xây dựng phác đồ điều trị", Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, XXI (4): 75 - 80.
7.Nguyễn Văn Thanh, Sử Thanh Long, Trần Lê Thu Hằng (2011), “Bước đầu khảo sát tình hình đối sử với động vật (Animal Welfare) đối với chó tại Hà Nội”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XX, số 4, Hội Thú y Việt Nam.
8.Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán và Nguyễn Hoài Nam (2012), Bệnh của chó, mèo, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 141 tr.
10.(Nguồn:https://pethealth.vn/cau-tao-da-cho-phan-2/)
11.(Nguồn: https://pethealth.vn/chuc-nang-sinh-ly-da-cua-cho/)
II. Tài liệu tiếng nước ngoài
10. Sakulploy R., Sangvaranond A., (2010). "Canine Demodicosis caused by Demodex canis and short opisthosomal Demodex cornei in Shi Tzu dog from Bangkok Metropolitan Thailand", Kasetsart Veterinarians, 20 (1): 28 - 35.
11.Singh S.K., Kumar Mritunjay., Jadhav Krishnat., Saxena S.K., (2011). "An Update on Therapeutic Management of Canine Demodicosis",
Veterinary World, 4 (1): 41 - 44.
12.Sudan V., Nabi SU., Vala J., (2013). "Concurrent Acarine and Mycotic Infestations in a Non Descript Male Dog and Its Successful Therapeutic Management ", J Vet Adv, 3 (9): 261 - 264.
13.Chen Yi-Zhou., Lin Rui-Qing., Zhou Dong-Hui., Song Hui-Qun., Chen Fen., Yuan Zi-Guo., Zhu Xing-Quan., Weng Ya-Biao., Zhao Guang- Hui., (2012), "Prevalence of Demodex infection in pet dogs in Southern China", African Journal of Microbiology Research, 6 (6): 1279 - 1282. 14.Barriga O.O., al-Khalidi N.W., Martin S., Wyman M., (1992). "Evidence
of immunosuppression by Demodex canis", Vet Immunol Immunopathol, 32 (1 - 2): 37 - 46.
15.Fondati Alessandra., De Lucia Michela., Furiani Nicla., Monaco Moira., Ordeix Laura., Scarampella Fabia., (2010), "Prevalence of Demodex canis - positive healthy dogs at trichoscopic examination", Vet Dermatol, 21(2): 51 - 146.
16.Gupta Mahesh., Shukla P.C., Rao MLV., (2013), "Therapeutic Management of Demodicosis in a Dog", Intas Polivet; Jul - Dec, 14 (2): 282.
17.Johnstone I.P., (2002), "Doramectin as a treatment for canine and feline demodicosis", Australian Veterinary Practitioner Check publisher's open access policy, 32 (3): 98 - 103.
18.Mueller R.S., (2004), "Treatment protocols for demodicosis: an evidence- based review", Veterinary Dermatology, 15: 75 - 89.
19.Mueller Ralf S., Bensignor Emmanuel., Ferrer Lluı´s., Holm Birgit., Lemarie Stephen., Paradis Manon., Shipstone Michael A., (2011).
"Treatment of demodicosis in dogs, clinical practice guidelines", Veterinary Dermatology, 23: e21 - 86.
20.Nayak D.C., Tripathy S.B., De P.C., Ray S.K., Mohanty D.N., Parida G.S., Biswal S., Das M., (1997). "Prevalence of canine demodicosis in Orissa (India)", Vet. Parasitol, 73: 347 - 352.
20. Quinn P.J., Carter M.E., Markey B., Carter G.R., (1994), “Clinical veterinary microbiology”, By Wolfe P381 - P390.
21. Halit Umar M., (2005), “Demodex an inhabitant of human hair follicles and a mite which we live with in harmony”, Kansas State University.
22. Sakulploy R., Sangvaranond A., (2010). "Canine Demodicosis caused by Demodex canis and short opisthosomal Demodex cornei in Shi Tzu dog from Bangkok Metropolitan Thailand",Kasetsart Veterinarians, 20 (1): 28 - 35 23. Chen Yi-Zhou., Lin Rui-Qing., Zhou Dong-Hui., Song Hui-Qun., Chen
Fen., Yuan Zi-Guo., Zhu Xing-Quan., Weng Ya-Biao., Zhao Guang-Hui., (2012), "Prevalence of Demodex infection in pet dogs in Southern China",
African Journal of Microbiology Research, 6 (6): 1279 - 1282.
24.Currier RW., (2011), “Sarcoptic in animals and humans: history,evolutionary perspectives, and modern clinical management. Ann NY Acad Sci. 1230:E50 - 60 demodicosis", Australian Veterinary Practitioner Check publisher's open
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP
Hình 1: Vệ sinh gương trên phòng cắt tỉa
Hình 2: Vệ sinh bàn bằng Clo pha loãng
Hình 3: Nhập hàng, bốc hàng vào kho
Hình 5: Chuẩn bị dụng cụ, hỗ trợ thiến chó đực
Hình 6: Đóng cám chiết