Nhận định chung về tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2001-2014

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001- 2014 (Trang 56)

Dựa trên những phân tích trên, nhóm nghiên cứu rút ra một số nhận định tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam tính từ 2001 đến 2014.

+ Hoạt động xuất nhập khẩu đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên nhập siêu còn giữ ở mức cao.

+ Có sự dịch chuyển trong cơ cấu mặt hàng theo xu hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên nhiên vật liệu và nhập khẩu hàng máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng. Cơ cấu này thể hiện sự phụ thuộc ngày càng tăng về nguyên liệu đầu vào của Việt Nam. Đồng thời phản ánh việc chưa chú trọng đầu tư cải tiến trang thiết bị trong nước.

+ Từ 2007, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu rộng rãi hơn trên toàn cầu. Từ thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu là các nước châu Á và ASEAN, trong gần một thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có tỷ trọng xuất nhập khẩu rất lớn với Hoa Kỳ và EU. Điều này cho thấy những diễn biến tích cực trong quá trình hội nhập của Việt Nam trong thời gian gần đây và dự báo sự tiếp tục phát triển ổn định trong tương lai.

Bên cạnh những điểm sáng, xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với một số khó khăn và bất cập cần sớm được giải quyết. Để đạt được mục tiêu và định hướng chiến lược thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu thời kỳ tới 2020, lĩnh vực XNK cần phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Phát triển xuất khẩu sao cho cân đối giữa chiều rộng và chiều sâu, hài hoà lợi ích giữa các ngành hướng về xuất khẩu và các ngành thay thế nhập khẩu. Xuất nhập khẩu cần thiết phải được cơ cấu lại một cách thật khoa học để nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Đồng thời, để cho quá trình ấy thực sự trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn, những chính sách và giải pháp

từ phía các cơ quan chức năng, Chính phủ, Quốc hội cùng các cơ quan hữu quan khác là một trong những yêu cầu cần thiết và cấp thiết.

3.2 Một số khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta chính

+ Các doanh nghiệp ở Việt Nam phải tìm cách thích nghi để ứng phó với tình hình quốc tế đang có nhiều biến động và những thách thức bên cạnh đó phải tập trung cải thiện hơn nữa khả năng cạnh tranh và tiềm năng xuất khẩu của các ngành hàng chủ lực ở nước ta.

+ Cải tiến chất lượng sản phẩm và thiết kế: Cho đến nay, đối với nhiều ngành hàng, chiến lược chủ yếu của Việt Nam vẫn là chuyên về tiêu chuẩn hoá và sản xuất hàng loạt các sản phẩm. Đối với những sản phẩm này, việc giảm giá là chiến lược duy nhất mà các doanh nghiệp sử dụng làm công cụ để cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm có thể được phân biệt bởi chất điều này làm tăng sự lựa chọn cho các công ty đối với những lĩnh vực họ mong muốn cạnh tranh. Trong khi các công ty ở những nước phát triển có xu hướng theo đuổi mục tiêu về giá cao, chất lượng tốt tại một số khu vực, thì các công ty ở các nước đang phát triển lại thường phải lựa chọn khu vực giá cả thấp, chất lượng thấp và trả lương cũng thấp. Các công ty của Việt Nam cần phải củng cố hơn nữa sự chuyên môn hoá của mình.

+ Thích ứng tiêu chuẩn của Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế: Chất lượng không đáp ứng được yêu cầu phần lớn là do thiếu tiêu chuẩn chất lượng và không có các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra. Cần phải có phương thức phù hợp để thích nghi hoá tiêu chuẩn của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

+ Xây dựng thương hiệu: Nâng cao khả năng nhận thức về tầm quan trọng của nhãn mác và số lượng nhãn hiệu thương mại của sản phẩm được xuất khẩu là điều hết sức cần thiết. Chẳng hạn như có khoảng 90% sản phẩm nông sản của Việt Nam được

xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nhưng không có nhãn mác, điều này có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam hàng năm mất đi hàng trăm triệu đô.

+ Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và khoa học & công nghệ: Một hệ thống cơ sở hạ tầng kém hiệu quả chính là một trở ngại nghiêm trọng cho xuất khẩu của Việt Nam. Điều cần nữa là đầu tư vào các máy móc hiện đại và công nghệ mới để cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng giá trị gia tăng.

+ Cải thiện việc tiếp cận thông tin: Thông tin cập nhật và phù hợp thực sự thiết yếu đối với sự sống còn ở những thị trường cạnh tranh mạnh mẽ. Những nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu cần thông tin về thị trường quốc tế như mẫu mã, xu hướng sản xuất, tiêu dùng, thị trường, những đặc trưng, tiếp cận thị trường. Nếu tập trung được những thông tin cập nhật và cung cấp cho các công ty sẽ hỗ trợ cho họ rất nhiều trong kinh doanh.

+ Đa dạng hoá các thị trường và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại: Các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ở một số khu vực có hình thức rất tập trung theo vị trí địa lý. Do tính đa dạng của thị trường, cần thiết phải có phương thức làm giảm đi sự nhạy cảm của những cú sốc về nguồn cầu ở những thị trường đơn lẻ.

+ Đảm bảo tiếp cận nguồn nguyên liệu thô: Ở một số ngành hàng, cung cấp nguyên liệu thô và nguyên liệu trung gian cho sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến chi phí cho sản xuất tăng (thuế nhập khẩu và chi phí cho vận chuyển cao) và đôi khi làm gián đoạn hoạt động sản xuất vì nguồn cung từ nước ngoài không ổn định. Để đảm bảo việc cung cấp cho các ngành chế biến, cần có kế hoạch cụ thể nhằm tạo ra và phát triển nguồn nguyên liệu thô ổn định.

+ Thu hút đầu tư nước ngoài: Sự cạnh tranh giữa các nước đang phát triển nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất khốc liệt. FDI là một hình thức có hiệu quả nhằm nâng cấp công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý và chuyển giao bí quyết trong

kinh doanh với những tác động lan toả không chỉ đơn thuần bên trong khuôn khổ các doanh nghiệp nước ngoài.

+ Đầu tư vào con người: Rõ ràng, lực lượng lao động dồi dào, có kỷ luật và có chất lượng của Việt Nam là một tài sản quan trọng và quí giá nhất. Tuy nhiên, do lực lượng lao động thiếu đi những năng lực về mặt kỹ thuật nên đã cản trở nhiều sức cạnh tranh toàn diện. Trong tương lai, nguồn cung thiết yếu về nguồn nhân lực được đào tạo, đặc biệt là tầng lớp kỹ sư và thợ cơ khí là thực sự cần thiết đối với sự phát triển của bất kỳ ngành nào. Một chiến lược trọng điểm để thúc đẩy xuất khẩu đó là củng cố hơn nữa nguồn nhân lực thông qua việc tiếp tục đầu tư vào tất cả các cấp độ giáo dục và đào tạo: giáo dục cơ sở, đào tạo nghề và ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và đào tạo ở bậc đại học.

+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp với cam kết quốc tế: như các rào cản kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, tiêu chuẩn môi trường..., xây dựng cơ chế tăng cường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, chống trợ cấp; cải thiện và nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực thi của chính sách quản lý nhập khẩu.

+ Tiến hành rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện các luật và chính sách đã ban hành về nhập khẩu và liên quan nhập khẩu. Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các luật và quy định của WTO và các hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực khác.

+ Ổn định tỷ giá: Song song điều hành tỷ giá danh nghĩa nên bám sát tỷ giá thực tế nhằm từng bước tạo điều kiện cho tỷ giá trở thành công cụ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu trong trung hạn.

DANH MỤC THAM KHẢO

1. Nguyễn Tường Lâm, “Nhập khẩu của Việt Nam - Thực tiễn, vấn đề và giải pháp”, Tạp chí cộng sản.

2. Quyết định số 950/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ, “Ban hành chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 , định hướng đến năm 2030”.

3. Tổng cục Hải quan Việt Nam, 23/01/2014, “Thống kê Hải quan”.

4. Tổng cục Thống kê Việt Nam, “Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường tiêu biểu từ 2001 đến 2007”.

5. Bộ Công Thương, “Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020”, NXB Công Thương.

6. Bộ Công Thương, 2013, “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 và Kế hoạch năm 2013 của ngành Công Thương”.

7. Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011+2020, định hướng đến năm 2030”.

8. Trần Công Sách, 2011, “Một số vấn đề về phát triển xuất nhập khẩu nhanh và bền vững thời kỳ 2011-2020, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về chủ đề “Định hướng phát triển xuất nhập khẩu nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020”.

9. Tổng cục Hải Quan, 2014, “Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam”, NXB Tài Chính.

10. IMF, 2013, “World Economy Outlook, January, 2013”. 11. WB, 2013, “Global Economy Prospect, January, 2013”.

12. Tổng Cục thống kê , 2008, “Niên giám thống kê”.

13. Số liệu thống kê xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 1998-2008-[ CITATION Ngu \l 1033 ]

14. Lạc Phong, 12/01/2015, “Ngành dệt may xuất khẩu chủ động đón cơ hội”, Báo Sài gòn giải phóng.

http://www.sggp.org.vn/xuctiencongnghiep/2015/1/372669/#sthash.ldC1iMZL.dpuf 15. Bùi Văn Tốt, 4/2014, Báo cáo ngành dệt.

http://fpts.com.vn/FileStore2/File/2014/04/18/Bao%20cao%20nganh%20det.pdf

16. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “Đánh giá hiệu quả giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam giai đoạn 2001-2008”

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001- 2014 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w