TRONG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC
Ngoài Luật Cạnh tranh, các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật về giá, pháp luật về quảng cáo, khuyến mại… cũng có những quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong mối quan hệ về hiệu lực giữa Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật nói trên, Luật Cạnh tranh được ưu tiên áp dụng nếu có xung đột giữa các quy định của chúng.
1
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực giá
Trong cơ chế kinh tế tập trung, giá cả hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước quản lý, quyết định mà không tuân theo sự điều tiết của các quy luật vốn có trên thị trường là quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Với điều kiện đó, không có sự cạnh tranh về giá giữa các đơn vị kinh tế quốc doanh khi tham gia sản xuất và phân phối sản phẩm cho xã hội. Chuyển sang cơ chế thị trường, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi Nhà nước và pháp luật phải thay đổi chính sách quản lý về giá, thừa nhận và tôn trọng quyền định giá của doanh nghiệp. Chính sách quản lý về giá đòi hỏi phải tạo lập môi trường cạnh tranh về giá ổn định, trật tự và loại trừ những biểu hiện không lành mạnh. Trong hai thập kỷ phát triển thị trường, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật quy định về việc quản lý giá, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý giá, bao gồm: Quyết định số 137/HĐBT ngày 27/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về quản lý giá và cách thức quản lý; thông báo số 04/VGNN-KHCS ngày 06/07/1992 của Ủy ban Vật giá Nhà nước; Thông tư số 09/1998/TT-BVGCP ngày 31/12/1998 của Ban Vật giá Chính phủ quy định về chế độ đăng ký giá, hiệp thương giá.
Sau 10 năm thực hiện cơ chế quản lý giá theo Quyết định 137, công tác quản lý và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về giá, cạnh tranh về giá đã bộc lộ nhiều hạn chế cả dưới góc độ luật pháp lẫn trình độ quản lý của cán bộ, cơ quan quản lý Nhà nước. Vì thế Pháp lệnh Giá do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26/4/2002 có hiệu lực từ ngày 01/7/2002; Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá; Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 9/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2004/NĐ-CP.
Ngoài việc quy định các biện pháp quản lý giá, ổn định trật tự giá, Pháp lệnh giá còn có một nội dung quan trọng là quy định những hành vi vi phạm chế độ quản lý Nhà nước về giá cả. Trong các hành vi vi phạm pháp luật về giá, có một số hành vi vi phạm mang bản chất cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm:
1.1. Bán phá giá hàng hoá, dịch vụ
Điều 4 Pháp lệnh Giá quy định: “bán phá giá là hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước.... Có thể nhận dạng hành vi bán phá giá bằng những dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất, bán phá giá là hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam.
Trong cơ chế thị trường, nơi mà quyền tự do kinh doanh được xác lập và bảo vệ, việc tự do hình thành và xác định giá cả hàng hoá, sản phẩm là điều đương nhiên, là nguồn sống của thị trường. Giá cả được hình thành dưới sự thúc đẩy của nhu cầu, lợi nhuận và sự điều tiết của quy luật giá trị, quy luật cung cầu trên thị trường. Những hành vi bán hàng bằng hoặc dưới mức chi phí sản xuất đều được coi là những toan tính phi kinh tế
bởi doanh nghiệp thực hiện hành vi đã chấp nhận lỗ hoặc chấp nhận hy sinh lợi nhuận. Hành vi bán phá giá đã đi ngược lại với quy luật bình thường của kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận187. Vì thế, mọi biểu hiện bán hàng hoá, cung ứng dưới mức giá thông thường của sản phẩm trên thị trường đều bị coi là có dấu hiệu bất bình thường.
Việc xác định dấu hiệu này trong thực tế có nhiều khó khăn nhất định là do các lý do sau đây:
- Phải xác định được mức độ chênh lệch giữa giá bán và giá thông thường do Pháp lệnh giá quy định mức chênh chệch để xác định phá giá là quá thấp so với giá thông thường. Việc xác định mức nào là quá thấp không phải dễ dàng, phụ thuộc vào nhiều quan điểm khác nhau. Về bản chất, chỉ cần đưa hàng hoá, cung ứng dịch vụ vào thị trường với mức giá bằng với chi phí bỏ ra thì hành vi đó đã là không bình thường so với mục đích của hoạt động kinh doanh.
- Phải xác định giá thông thường trên thị trường của hàng hoá cùng loại với hàng hoá bị nghi ngờ. Giá thông thường được xem như giá tiêu chuẩn (giá bình thường) của thị trường. Từ đó, mọi hành vi bán thấp hơn tiêu chuẩn đó đều có dấu hiệu của phá giá. Ngược lại, nếu hành vi bán hàng với mức giá bán bằng hoặc cao hơn giá tiêu chuẩn là hành vi bình thường. Tuy nhiên, Pháp lệnh giá không quy định căn cứ xác lập giá bán thông thường. Vì vậy mà việc áp dụng pháp luật để xác định hành vi bán phá giá hàng hoá, dịch vụ sẽ là không đơn giản.
Thứ hai, mục đích của chủ thể bán phá giá là nhằm chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh là đối thủ cạnh tranh. Trong khoa học pháp lý và trong kinh tế học, dựa vào mục đích của chủ thể thực hiện, hành vi bán phá giá được chia thành hai loại là phá giá độc quyền (còn gọi là phá giá cướp đoạt hay định giá hủy diệt) và phá giá nhằm mở rộng thị trường. Phá giá độc quyền gắn liền với nhu cầu mong muốn chiếm lĩnh vị trí độc quyền trên thị trường sản phẩm bằng cách loại bỏ các đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, phá giá để mở rộng thị trường chỉ nhằm làm suy yếu đối thủ cạnh tranh, qua đó mở rộng thị phần của mình. Khi phân biệt hai hình thức phá giá này, người ta dựa vào những dấu hiệu sau đây:
(187)Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
- Vị trí của doanh nghiệp thực hiện hành vi bán phá giá vì thông thường phá giá độc quyền do doanh nghiệp có quyền lực thị trường (có thị phần thống trị thị trường) thực hiện; - Tính chất cạnh tranh của thị trường bị bán phá giá;
- Tỷ lệ chênh lệch giữa giá bán và mức giá trong điều kiện cạnh tranh so với chi phí sản xuất hay chi phí để doanh nghiệp có được hàng hoá đó.
Trong phá giá độc quyền, mức chênh lệch thường rất cao, đủ để làm cho đối thủ không thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh. Sự khác nhau về mục đích và mức độ nguy hại làm cho hai hành vi phá giá kể trên thuộc đối tượng điều chỉnh của những lĩnh vực pháp luật khác nhau. Phá giá độc quyền do Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh điều chỉnh, phá giá mở rộng thị trường do Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh điều chỉnh. Các quy định trong Pháp lệnh giá của Việt Nam đã gộp chung cả hai dạng hành vi nói trên trong khái niệm về hành vi bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.
Thứ ba, hậu quả của bán phá giá là gây thiệt hại đến lợi ích của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước.
Thiệt hại có thể là làm mất khách hàng dẫn đến giảm thị phần, giảm thu nhập; người lao động mất việc làm do doanh nghiệp bị thiệt hại phải thu hẹp quy mô kinh doanh... Khi bàn đến hậu quả của hành vi bán phá giá, có những quan điểm khác nhau. Dựa trên lợi ích của người tiêu dùng, hành vi bán hàng với giá thấp hơn giá thông thường tạo cho người tiêu dùng những lợi ích nhất định do mua được hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ với giá rẻ bất thường. Xét từ tình hình kinh doanh của ngành sản xuất hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ bị phá giá, những lợi ích của đối thủ bị xâm hại thể hiện sự không công bằng trong cuộc chơi qua giá cả. Bán phá giá suy cho cùng là hành vi lạm dụng lợi thế về tài chính, chấp nhận chịu lỗ hoặc giảm lợi nhuận để chiếm thị phần của người khác mà không phải do nỗ lực kinh doanh để giảm chi phí. Sự suy đoán về lợi ích của người tiêu dùng sau khi kết thúc việc phá giá, doanh nghiệp chấp nhận lỗ ngắn hạn, toan tính tìm cách lấy lại cái đã mất, cái đã phải hy sinh từ việc phá giá bằng sự hy sinh của người tiêu dùng.
Theo quy định của Pháp lệnh Giá, thuật ngữ giá thông thường đã loại trừ những trường hợp hạ giá sau đây ra khỏi phạm vi của khái niệm bán phá giá:
- Hạ giá bán hàng tương sống;
- Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng;
- Hạ giá bán hàng theo mùa vụ (ví dụ bán bánh trung thu sau tết trung thu) - Hạ giá bán hàng hoá để khuyến mại theo quy định của pháp luật.
- Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thế, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh.
1.2. Bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác, của người đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước
cung cầu bằng các thông tin không trung thực về những biến động của giá hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Để xác định sự vi phạm đối với hành vi này, cần phải chứng minh những nội dung sau:
- Thông tin về việc tăng hay hạ giá đối với sản phẩm là không có thật;
- Doanh nghiệp vi phạm có thể là người tạo ra thông tin hoặc là người loan truyền thông tin do người khác bịa ra;
- Hành vi nói trên gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác, cho người tiêu dùng ở dạng: doanh thu giảm sút, thị trường bị thu hẹp, phải mua sản phẩm với giá cao do quan hệ cung cầu thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho khách hàng .v.v.
1.3. Định giá sai để lừa dối người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân hợp tác sản xuất, kinh doanh với mình; Tăng hoặc giảm giá giả tạo bằng cách thay đổi số xuất, kinh doanh với mình; Tăng hoặc giảm giá giả tạo bằng cách thay đổi số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận hàng hoá, dịch vụ
Bằng hành vi này, giá cả của sản phẩm có sự thay đổi tăng hoặc giảm về hình thức, song thực chất thì sự thay đổi đó là giả tao do đã có sự thay đổi về chất lượng, số lượng hoặc địa điểm giao nhận tương ứng. Sự thay đổi về số lượng, chất lượng và địa điểm giao nhận làm cho giá thành hoặc giá thành tòan bộ của sản phẩm thay đổi, dẫn đến việc tăng hoặc giảm giá bán hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp này, khách hàng sẽ không được bất cứ lợi ích gì thêm từ việc tăng hoặc giảm giá so với trước đó. Với thủ đọan này, doanh nghiệp đã lợi dụng sự thiếu thông tin của khách hàng nhằm tạo ra sức hấp dẫn giả tạo bằng việc thay đổi giá để chi phối khả năng lựa chọn của họ.
1.4. Lợi dụng thiên tai, địch hoạ và diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá giá, ép giá
Hành vi này xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế trong những tình huống đặc biệt của tình hình kinh tế -xã hội. Những sự kiện như thiên tai, địch hoạ xảy ra làm cho tình hình kinh tế - xã hội có những biến động khó lường ảnh hưởng không tốt đến khả năng kiểm soát của Nhà nước và cuộc sống của người dân, người lao động. Việc lợi dụng tình hình trên để chi phối thị trường nhằm đầu cơ, ép giá xâm hại đến trật tự kinh tế xã hội, làm trầm trọng hơn tình hình, gây ra những tác động lớn đối với lòng tin của người dân vào chính thể và vào khả năng kiểm soát của Nhà nước.
2
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo trong lĩnh vực quảng cáo
Pháp lệnh Quảng cáo được ban hành ngày 16/11/2001 và Nghị định số 24/2003/ NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Pháp lệnh Quảng cáo tạo lập nền tảng pháp lý cơ bản cho hoạt động quảng cáo tại Việt Nam hiện nay, thừa nhận và bảo hộ quyền quảng cáo tự do của doanh nghiệp, Hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật, trong đó có các biểu hiện không lành mạnh được quy định như sau:
- Quảng cáo gian dối: bao gồm quảng cáo không đúng chất lượng hàng hoá dịch vụ; không đúng cơ sở sản xuất kinh doanh; không đúng địa chỉ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền. lới ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của người khác; dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được sự chấp thuận của tổ chức cá nhân đó.
- Quảng cáo sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo.
- Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh hoặc cấm quảng
cáo.
- Quảng cáo thuốc chữa bệnh cho người bán theo đơn thuốc của thầy thuốc; thuốc chưa được cấp đăng ký hoặc hết hạn đăng ký, đã loại ra khỏi danh mục thuốc cho phép sử dụng; thuốc đã được đăng ký nhưng bị đình chỉ lưu hành; các thiết bị dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng, dịch vụ y tế chưa được phép thực hiện tại Việt Nam188.
3
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp sở hữu công nghiệp
Ngoài hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn được quy định trong Luật cạnh tranh liên quan đến các đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp, Điều 24 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP của Chính phủ còn quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp như sau:
3.1. Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích
- Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình;
- Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình;