Chế độ chi ngân sách Nhà nước cho các hoạt động sự nghiệp văn hóa – xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 5 ppsx (Trang 26 - 29)

hóa – xã hội.

Chi cho các sự nghiệp văn hóa – xã hội là khoản chi lớn của ngân sách Nhà nước trong tổng số chi tiêu dùng hàng năm của ngân sách Nhà nước, bao gồm hai nội dung:

Nội dung thứ nhất: là chi bảo đảm các hoạt động sự nghiệp.

Nội dung thứ hai: là chi trợ cấp cho các đối tượng theo những chính sách xã hội của Nhà nước ban hành và trợ cấp quỹ bảo hiểm xã hội, chi thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối tượng mà Nhà nước ưu đãi.

Chế độ chi ngân sách Nhà nước cho các hoạt động sự nghiệp văn hóa – xã hội bao gồm các khoản chi chủ yếu sau đây:

4.1. Chi về giáo dục và đào tạo:

+ Đối với công tác giáo dục.

Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí cho giáo dục tiểu học ở các trường công lập (cấp 1); thực hiện chế độ thu học phí từ phổ thông trung học, khuyến khích phát triển và thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho các trường bán công, trường dân lập, tư thục.

Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các chương trình, mục tiêu quốc gia về giáo dục như: xóa lớp học ca 3, chương trình phát triển giáo dục đối với đồng bào dân tộc, phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ cho toàn dân.

Nhà nước hỗ trợ kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường lớp, từng bước đưa tin học vào các trường học, hỗ trợ kinh phí cho việc xuất bản sách báo cho thiếu nhi.

+ Đối với công tác đào tạo.

Nhà nước bảo đảm kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trả lương giáo viên cho các trường đại học, các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng do Nhà nước mở. Chính sách học bổng học sinh, sinh viên phải gắn với kết quả học tập và chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các học sinh thuộc đối tượng chính sách xã hội.

Đối với đào tạo lại, nguồn kinh phí là của các cơ quan, doanh nghiệp, Nhà nước không cấp kinh phí cho hoạt động dạy nghề mà nguồn kinh phí được thực hiện trên cơ sở đóng góp trực tiếp của các doanh nghiệp và cá nhân.

4.2. Chi về y tế.

Nhà nước thực hiện chi ngân sách cho các hoạt động y tế theo phạm vi sau đây:

- Thực hiện nâng cấp một số bệnh viện có tính chất đầu ngành. - Triển khai các chương trình quốc gia về lĩnh vực y tế như tiêm chủng mở rộng, phòng chống HIV và AIDS, chống các bệnh bướu cổ, sốt rét, bại liệt.

- Tăng cường và củng cố các cơ sở y tế ở các địa bàn vùng núi cao, hải đảo, biên giới, vùng căn cứ cách mạng, hỗ trợ ngân sách cho các y bác sĩ làm việc ở nơi khó khăn.

Nhà nước bảo đảm chi phí phòng khám, chữa bệnh cho các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi.

Nhà nước thực hiện phương châm từng bước đổi mới việc đầu tư cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, tuyên truyền, báo chí, thể dục thể thao, phục vụ chính trị. Việc cấp phát cho các hoạt động này được thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước đặt hàng và tài trợ kinh phí. Để tăng cường khả năng hạch toán hoặc tự thu đảm bảo chi của các đơn vị chuyên nghiệp, ngân sách Nhà nước chỉ đảm bảo cho hoạt động có tính chất thường xuyên của mình, tập trung đầu tư cho các mục tiêu và chương trình Quốc gia trong đó các khoản chi quan trọng là:

+ Bố trí bảo đảm kinh phí sóng phát thanh và truyền hình trong cả nước.

+ Bố trí đảm bảo kinh phí cho chương trình trùng tu di tích lịch sử - văn hóa có tính chất Quốc gia, chương trình đưa văn hóa thông tin và thê thao về cơ sở, đào tạo tài năng thể thao cho đất nước;

+ Tiến tới Nhà nước chỉ trợ cấp cho những nhu cầu tuyên truyền phục vụ chính trị.

+ Thay đổi phương thức trợ giá đối với các hoạt động phim ảnh không mang tính chất kinh doanh theo hình thức đặt hàng của Nhà nước. + Thực hiện khấu trừ phần kinh phí của ngân sách Nhà nước cấp cho phát thanh và truyền hình trên phần thu về quảng cáo, dịch vụ, lệ phí….

4.4. Chi về nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ.

Thực hiện quan điểm phát triển khoa học và công nghệ là sự nghiệp của toàn dân, cơ sở sản xuất kinh doanh là người sử dụng cuối cùng kết quả nghiên cứu khoa học; do đó họ phải là người bảo trợ cho sự nghiệp khoa học và công nghệ. Nhà nước bố trí kinh phí của ngân sách Nhà nước bảo đảm chế độ lương cho cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc các ngành khoa học xã hội, khoa học cơ bản và nghiên cứu kỹ thuật.

Từng bước Nhà nước thực hiện chi tiền lương cho cán bộ khoa học gắn với đề tài khoa học.

Đối với chi phí cho các đề tài khoa học cấp Nhà nước, Nhà nước chỉ bảo đảm kinh phí cho các đề tài khoa học của cấp Bộ thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và khoa học cơ bản. Các đề tài gắn với ứng dụng thực tế vào sản xuất kinh doanh thì thực hiện cơ chế ký hợp đồng giữa cơ sở nghiên cứu với các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Thực hiện chế độ thu hồi kinh phí từ các công trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ sản xuất do ngân sách Nhà nước cấp và tập trung vào ngân sách Nhà nước để trên cơ sở đó thành lập “Quỹ khuyến khích phát triển sự nghiệp nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới”.

4.5. Chi cấp xã hội và trợ cấp quỹ bảo hiểm xã hội.

Nhà nước thực hiện phương châm xóa bao cấp qua bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp và người lao động phát triển Quỹ bảo hiểm xã hội để quỹ này hoàn toàn trở thành quỹ Bảo hiểm xã hội chung cho mọi người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư, tiến tới đảm bảo tự thu chi.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 5 ppsx (Trang 26 - 29)