8. Kết cấu của đề tài
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu chung về khoa Quản lý xã hội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Khoa Quản lý xã hội được thành lập theo Quyết định 663/QĐ-ĐHNV ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở Khoa Văn hóa Thông tin và xã hội.
Khoa Quản lý xã hội là đơn vị thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có chức năng tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học và thấp hơn trong lĩnh vực quản lý văn hóa, thông tin thư viện và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Khoa có 04 bộ môn trực thuộc Khoa:
- Bộ môn Văn hóa: Quản lý các học phần và hoạt động chuyên môn thuộc Chương trình đào tạo đại học ngành Quản lý văn hóa, Văn hóa học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
- Bộ môn Thông tin - Thư viện: Quản lý các học phần và hoạt động chuyên môn thuộc Chương trình đào tạo đại học ngành Thông tin - thư viện.
- Bộ môn Xã hội: Quản lý các học phần thuộc khối đại cương, xã hội.
- Bộ môn Giáo dục thể chất và Quốc phòng: Quản lý chương trình đào tạo quốc phòng và an ninh theo quy định, học phần giáo dục thể chất cho toàn trường.
2.1.2. Giới thiệu khách thể nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát online 150 sinh viên gồm 50 sinh viên ngành Thông tin thư viện (TTTV), 50 sinh viên ngành Quản lý văn hóa (QLVH) và 50 sinh viên ngành Văn hóa học (VHH) của khoa Quản lý xã hội. Trong đó có 49 sinh viên nam (chiếm 32.6%) và 101 sinh viên nữ (chiếm 67.3%). Do đặc thù của ngành học, tỷ lệ sinh viên nữ khảo sát được chiếm phần lớn trong tổng số khách thể mà chúng tôi
27
nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi cũng tổ chức khảo sát online 21 giảng viên có giảng dạy sinh viên khoa Quản lý xã hội [Phụ lục hình ảnh].
Biểu đồ 1. Tỷ lệ giảng viên theo giới tính
Biểu đồ 2. Tỷ lệ sinh viên theo giới tính
19% 81% Nam Nữ 32.6% 67.3% Nam Nữ
28
2.2. Khảo sát thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Quản lý xã hội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.2.1. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thuyết trình
Hiện nay công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, các kỹ năng thường được sử dụng trên trường lớp cũng được đa dạng hoá và trở nên quen thuộc đối với sinh viên, giảng viên. Một trong số đó là kỹ năng thuyết trình. Thông qua việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình sinh viên còn rèn luyện được thêm các khả năng khác như: làm việc nhóm, khả năng tư duy phản biện, khả năng tìm tòi và sáng tạo, sau khi ra trường kỹ năng thuyết trình còn giúp sinh viên tự tin và thành công trong công việc.Chính vì vậy mà sinh viên khoa Quản lý xã hội trường ĐHNVHN dường như cũng nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình.
Biểu đồ 3. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng
thuyết trình
Qua kết quả ở biểu đồ trên cho thấy, tất cả giảng viên và sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình. Trong đó, có 20 giảng viên (chiếm 95.2%) và 123 sinh viên (chiếm 1.64%) cho rằng là rất quan trọng; còn lại, 1 giảng viên (chiếm 4.8%) và 26 sinh viên (chiếm 0.34%) cho rằng là quan trọng. Qua phỏng vấn, sinh viên Đinh Q. H. cho rằng: “Kỹ năng thuyết trình có tầm quan trọng vô cùng to lớn, vì khi trang bị được kỹ năng này sẽ giúp mình trở nên tự tin hơn. Ngoài ra, việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình còn giúp mình có nhiều cơ hội hơn trong tương lai”.
95.2% 82% 4.8% 17.3% 0% 0% 0% 0.6% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0%
Giảng viên Sinh viên
Chart Title
29
Thầy Lê N. D. trả lời phỏng vấn cũng cho rằng “Kỹ năng thuyết trình rất quan trọng. Nó là một kỹ năng cần thiết cho các hoạt động học tập và nghiên cứu”.
Như vậy việc thuyết trình không chỉ quan trọng đối với sinh viên mà còn rất quan trọng với giảng viên trong giảng dạy.
Từ đó, ta thấy được nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng thuyết trình theo nhóm ngành được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng thuyết trình theo nhóm ngành
TT Nội dung Sinh viên nhóm ngành Tổng TTTV QLVH VHH N % N % N % N % 1 Là quá trình truyền đạt một cách trực tiếp những thông tin đến người khác nhằm đạt được các mục tiêu của buổi thuyết trình
12 24 10 20 45 90 67 44.6
2
Là thuyết phục những người nghe nghe theo ý định của mình, chấp nhận các quan điểm mình đưa ra
1 2 1 2 0 0 2 1.33
3
Là khả năng truyền đạt các thông điệp với những lý lẽ và lập luận hợp lý chặt chẽ để tạo sự thuyết phục
10 20 3 6 1 2 14 9.33
4
Là biết cách sử dụng phối hợp kiến thức, công cụ, thái độ vào trong quá trình truyền đạt, từ đó làm cho buổi thuyết trình trở nên hấp dẫn, thu hút được nhiều sự quan tâm và đánh giá cao của người nghe
27 54 36 72 44 88 107 71.3
Theo bảng 2.1 ta thấy nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng thuyết trình theo nhóm ngành rất đa dạng. Trong đó phần lớn sinh viên các nhóm ngành (chiếm 71.3% tổng số sinh viên) cho rằng thuyết trình là biết cách sử dụng, phối hợp kiến thức, công cụ, thái độ vào trong quá trình truyền đạt, từ đó làm cho buổi thuyết trình trở nên hấp dẫn, thu hút được nhiều sự quan tâm và đánh giá cao của người nghe. Chỉ có 2 sinh viên (chiếm 1.33%) đến từ hai nhóm ngành Thông tin thư viện và Quản
30
lý văn hóa cho rằng thuyết trình là thuyết phục những người nghe nghe theo ý định của mình, chấp nhận các quan điểm mình đưa ra.
Tóm lại tất cả các sinh viên đều nhận thức được khái niệm thuyết trình là gì và mỗi sinh viên sẽ có khái niệm thuyết trình khác nhau.
2.2.2. Mức độ đạt được kỹ năng thuyết trình của sinh viên
Sau khi khảo sát nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng và khái niệm của kỹ năng thuyết trình chúng tôi đã đưa ra một số nội dung để sinh viên tự đánh giá mức độ kỹ năng thuyết trình của bản thân.
Bảng 2.2. Sinh viên tự đánh giá kỹ năng thuyết trình của mình
Nội dung Mức độ Hoàn toàn không tốt Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt N % N % N % N % N %
Giới thiệu bản thân và
chủ đề bài thuyết trình 7 4,6 21 14 57 38 40 26.6 25 16.6 Nội dung bài thuyết
trình có tính khoa học, giáo dục, cấu trúc logic, lập luận chặt chẽ…
8 5.3 21 14 53 35.3 55 36.6 13 8.6
Âm lượng, kiểm soát tốc độ, điểm nhấn, phát âm chuẩn…
7 4.6 18 12 71 47.3 38 25.3 16 10.6
Trang phục và ngôn
ngữ cơ thể 7 4.6 22 14.6 64 42.6 37 24.6 20 13.3 Phương pháp thuyết
trình (kết hợp sử dụng phương tiện, hình ảnh...) 7 4.6 17 11.3 49 32.6 54 36 23 15.3 Khả năng làm việc nhóm 7 4.6 16 10.6 30 20 58 38.6 39 26 Khả năng xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra 7 4.6 25 16.6 60 40 42 28 16 10.6
Khả năng vượt qua tâm lý sợ diễn thuyết trước đám đông
31
Từ bảng 2.2, sinh viên tự đánh giá kỹ năng thuyết trình của bản thân theo các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc giới thiệu bản thân và chủ đề bài thuyết trình là không hề khó. Kết quả bảng 2.2 cũng cho thấy rằng có 57 sinh viên (chiếm 38%) tự đánh giá ở mức độ Bình thường, 40 sinh viên (chiếm 26.6%) tự đánh giá ở mức độ Tốt và 25 sinh viên (chiếm 16.6%)tự đánh giá ở mức độ Rất Tốt. Tuy đánh giá ở hai mức độ Tốt và Rất tốt còn chưa cao nhưng đa phần các bạn sinh viên đều có thể giới thiệu bản thân và chủ đề bài thuyết trình.
Thứ hai, nội dung bài thuyết trình có tính khoa học, giáo dục, cấu trúc logic, lập luận chặt chẽ… có 55 sinh viên (chiếm 36.6%) cho rằng ở mức Tốt. Qua quan sát, sinh viên thường chỉ dựa vào các tài liệu tham khảo vì cho rằng cứ theo tài liệu là đã đủ ý.
Thứ ba, xét về âm lượng, kiểm soát tốc độ, điểm nhấn, phát âm chuẩn… có 71 sinh viên (chiếm 47.3%) cho rằng ở mức Bình thường. Đa phần các bạn sinh viên đều phát âm đúng và âm lượng khi thuyết trình phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn một số sinh viên bị ngọng “l” và “n”, phát âm và dùng từ ngữ địa phương nên đôi khi không rõ.
Thứ tư, về trang phục và ngôn ngữ cơ thể có 64 sinh viên (chiếm 42.6%) cho rằng ở mức Bình thường. Qua quan sát, sinh viên luôn ăn mặc đơn giản nên không bị coi là không phù hợp. Do khi thuyết trình sinh viên còn thiếu cảm xúc, chưa biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể và đa phần chỉ đứng yên thuyết trình gây nhàm chán cho người nghe.
Thứ năm,phương pháp thuyết trình (kết hợp sử dụng phương tiện, hình ảnh...) có 49 sinh viên (chiếm 32.6%) cho rằng ở mức Bình thường. Hiện nay sinh viên tiếp cận với công nghệ rất nhanh nên đều có thể sử dụng thành thạo các phương tiện, phần mềm, hình ảnh,… hỗ trợ cho kỹ năng thuyết trình của bản thân.
Thứ sáu, khả năng làm việc nhóm có 58 sinh viên (chiếm 38.6%) cho rằng ở mức Tốt. Đa phần khi được giảng viên giao chủ đề thuyết trình các bạn sinh viên thường bầu ra một nhóm trưởng và phân chia đều các nhiệm vụ để có thể hỗ trợ lẫn nhau một cách tốt nhất khi làm việc nhóm.
Thứ bảy, khả năng xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Có 16.6% sinh viên cho rằng chưa thể xử lý tình huống bất ngờ xảy ra. Khi đó sinh viên thường lúng túng, chưa thể xử lý một cách khôn khéo gây ảnh hưởng đến bài thuyết trình.
32
Cuối cùng, khả năng vượt qua tâm lý sợ diễn thuyết trước đám đông có 15 sinh viên (chiếm 10%) đánh giá ở mức Hoàn toàn không tốt, 54 sinh viên (chiếm 36%) đánh giá ở mức Bình thường và 34 sinh viên (chiếm 22.6%) đánh giá ở mức Tốt. Kết quả cho thấy đa số sinh viên khi mới bước chân vào cách cửa Đại học thì đều chưa quen với việc thuyết trình nên vẫn còn rụt rè, e ngại khi phải đứng trước đám đông.
Khi được hỏi về vấn đề này sinh viên Nguyễn B. M. cho biết: “Mình tự đánh giá khả năng thuyết trình tự tin trước đám đông và diễn đạt lưu loát của mình ở mức độ Tốt, còn lại mình đánh giá ở mức Bình thường”.
Ngoài cho sinh viên tự đánh giá mức độ kỹ năng thuyết trình của bản thân dựa trên một số tiêu chí, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát cho các giảng viên có giảng dạy sinh viên ở khoa Quản lý xã hội đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên theo thang điểm 10.
Biểu đồ 4. Giảng viên đánh giá mức độ kỹ năng thuyết trình của sinh viên theo thang
điểm 10
Kết quả biểu đồ 4 cho thấy kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Quản lý xã hội chỉ ở mức trung bình khá (7 điểm chiếm 28.6%). Qua phỏng vấn giảng viên Khoa Quản lý xã hội cho biết: “Kỹ năng thuyết trình của sinh viên còn yếu, sinh viên còn lười tư duy, phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu” [Phụ lục ảnh 5].
Qua đó thấy được:
0% 0% 0% 0% 9.5% 23.8% 28.6% 19% 9.5% 9.5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Mức độ Chart Title
33
Thứ nhất, sinh viên có thể kiểm soát âm lượng, tốc độ, điểm nhấn, phát âm chuẩn… nhưng chưa thực sự ấn tượng, lôi kéo được sự chú ý của người nghe. Một số sinh viên vẫn còn bị ngọng và đôi khi sử dụng từ ngữ địa phương gây khó hiểu. Thứ hai, khả năng xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra chưa thực sự tốt và không khéo. Sinh viên chưa biết cách giải quyết một vấn đề sao cho phù hợp. Thứ ba, sinh viên có khả năng làm việc nhóm nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Các thành viên trong nhóm chưa thực sự ý thức được sự tự giác trong việc đóng góp ý kiến, giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi thực hiện công việc. Thứ tư, về phần giới thiệu bản thân và chủ đề bài thuyết trình còn rập khuôn gây nhàm chán, chưa tạo được sự ấn tượng với người nghe. Thứ năm, nội dung bài thuyết trình chưa có tính khoa học, giáo dục, cấu trúc logic, lập luận chặt chẽ… Sinh viên chưa biết cách đào sâu phân tích nội dung một cách chặt chẽ.
Thứ sáu, do còn thiếu tự tin nên sinh viên luôn trong tâm lý sợ diễn thuyết trước đám đông. Vì vậy, sinh viên cần phải rèn luyện và học hỏi nhiều hơn để có thể cải thiện được kỹ năng thuyết trình của bản thân.
Tuy nhiên, thông qua khảo sát các bạn sinh viên theo từng nhóm ngành thì mức độ đạt được kỹ năng thuyết trình đều ở mức khá giỏi. Trong đó, 32% sinh viên nhóm ngành Thông tin thư viện [Phụ lục biểu đồ 5] và 36% sinh viên nhóm ngành Quản lý văn hóa [Phụ lục biểu đồ 6] đánh giá ở mức 7 điểm. Còn lại, 38% sinh viên nhóm ngành Văn hóa học [Phụ lục biểu đồ 7] đánh giá ở mức 8 điểm.
Như vậy có thể thấy rằng có sự khác biệt rất lớn giữa sự đánh giá của giảng viên và sinh viên.Rõ ràng những đánh giá của sinh viên còn mang chủ quan, một chiều và thông qua kinh nghiệm giảng dạy thì giảng viên đã có những đánh giá khách quan hơn và cho rằng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Quản lý xã hội còn kém. Vì vậy, sinh viên cần phải rèn luyện và học hỏi nhiều mới có thể cải thiện kỹ năng thuyết trình cho bản thân.
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên khi học trực tuyến
Những thuận lợi và khó khăn trong rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên khi học trực tuyến là vấn đề được nhiều người quan tâm. Kỹ năng thuyết trình đóng vai trò không nhỏ trong học tập cũng như trong cuộc sống. Bên cạnh đó việc bạn rèn luyện kỹ năng thuyết trình đồng nghĩa bạn cũng đang rèn luyện nhiều thứ khác như: sự tự tin, sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ hình thể, lập luận chặt chẽ, sáng tạo… Kỹ năng
34
thuyết trình là một kỹ năng khó nhưng nó hoàn toàn có thể rèn luyện được. Vì vậy rèn luyện kỹ năng thuyết trình ngay khi còn trên ghế nhà trường sẽ giúp cho sinh viên có những hành trang quý báu khi ra trường, rút ngắn con đường dẫn tới thành công.
2.2.3.1. Những thuận lợi trong rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên khi học trực tuyến
Tuy tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp, khiến các trường phải tổ chức các lớp học online nhưng cũng cho ta thấy được những thuận lợi nhất định được thể hiện qua bảng 2.3 sau đây:
Bảng 2.3. Những thuận lợi về kỹ năng thuyết trình của sinh viên khi học trực tuyến
TT Thuận lợi Giảng viên Sinh viên
N % N %
1 Sự hỗ trợ, hướng dẫn chi tiết tận tình
của giảng viên bộ môn 16 76.2 63 42
2 Sinh viên được thường xuyên rèn luyện
thông qua các buổi học 13 61.9 86 57.3 3
Sinh viên được tham gia nhiều hoạt động rèn luyện kỹ năng thuyết trình và các lớp bồi dưỡng kỹ năng thuyết trình
11 52.4 91 60,6
4 Bản thân sinh viên rất năng động, tự tin
và nắm vững kỹ năng thuyết trình 10 47.6 94 62.6 5 Sự hỗ trợ của các thành viên trong
nhóm hoặc trong lớp 11 52.4 65 43.3
6
Có nhiều nguồn tư liệu để sinh viên nghiên cứu, học hỏi và rèn luyện kỹ năng thuyết trình
10 47.6 78 52
7 Ý kiến khác 0 0 1 0.6
Sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, việc học online không còn là một khái niệm xa lạ với xã hội nữa. Không phân biệt độ tuổi, hầu hết mọi người trong xã hội đều đã rất quen thuộc với việc sử dụng hình thức trực tuyến để giao lưu thường xuyên. Các kỹ