Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền

Một phần của tài liệu Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 1885 (tóm tắt) (Trang 25 - 27)

địa phương và quốc tế, công tác nghiên cứu cũng như bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phục hồi các di tích liên quan đến nhà Nguyễn, triều Nguyễn đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả này cũng chưa phải ánh đầy đủ và toàn diện về triều đại này, trong đó có cơ quan giám sát. Do vậy, qua nghiên cứu về cơ quan giám sát dưới 4 vị vua đầu triều Nguyễn và khảo sát các di tích liên quan đến tổ chức này, Luận án mạnh dạn đề xuất với các cơ quan hữu quan và các nhà quản lý một số kiến nghị như: đầu tư nghiên cứu sâu hơn về tổ chức, hoạt động của cơ quan giám sát và các vị quan tham gia tổ chức này của triều Nguyễn nói riêng và dưới chế độ quân chủ ở Việt Nam nói chung; cần có sự quan tâm đầu tư nhằm bảo tồn, trùng tu những di tích liên quan đến cơ quan giám sát của triều Nguyễn hiện nay đã xuống cấp như: Đô sát viện, Tam Pháp ty… nhất là cho dựng lại trống Đăng văn – một biểu tượng dân nguyện của chế độ quân chủ, để các thế

hệ ngày nay và mai sau có thể thấy được các vị vua đầu của triều Nguyễn cũng đã cố gắng tạo điều kiện cho dân chúng thể hiện tiếng nói của mình...

Tóm lại, xã hội ngày nay là xã hội mở - toàn cầu hóa và cơ chế thị trường đang ảnh hưởng đến mỗi quốc gia, dân tộc... Việt Nam chúng ta không thể đóng cửa để phát triển. Trên lĩnh vực thanh tra, giám sát cũng không phải là ngoại lệ, Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm, đặc biệt chế độ phong kiến đã cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu về xây dựng, tổ chức hoạt động của cơ quan giám sát. Bên cạnh, phát huy những kinh nghiệm đó để xây dựng hệ thống giám sát mang đặc trưng riêng có của Việt Nam, chúng ta cũng phải tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm tích cực của thế giới nhằm có được một hệ thống cơ quan giám sát hoàn chỉnh, hoạt động hiệu quả./.

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Báo cáo khoa học

1) Ngô Đức Lập (2011), “Tìm hiểu về quá trình ra đời và kiện toàn cơ quan giám sát của các triều đại quân chủ Việt Nam”, tạp chí Lịch sử Quân sự, số 239 (11), tr.38-52. của các triều đại quân chủ Việt Nam”, tạp chí Lịch sử Quân sự, số 239 (11), tr.38-52. 2) Ngô Đức Lập (2011), “Cơ quan giám sát của các triều đại quân chủ Việt Nam”, Kỷ

yếu Hội nghị khoa học trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Sau đó bài này được chọn đăng tại tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 72A (3/2012), tr.147-156.

3) Ngô Đức Lập (2012), “Các triều đại quân chủ Việt Nam với việc xây dựng cơ quan giám sát”, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1 (285), tr.03-08. giám sát”, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1 (285), tr.03-08.

Một phần của tài liệu Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 1885 (tóm tắt) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)