Đối với nhà trường

Một phần của tài liệu BÁO cáo PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG đề tài HIỆN TƯỢNG áp lực ĐỒNG TRANG lứa của SINH VIÊN đại học NGOẠI THƯƠNG (Trang 27 - 28)

Để giảm thiểu tối đa tình trạng này, nhà trường nên có những biện pháp, hướng đi đúng đắn. Bởi có thể khẳng định 40% nhận thức, suy nghĩ của sinh viên phụ thuộc vào cách nhà trường truyền đạt cả về chuyên môn lẫn kĩ năng mềm.

Mỗi trường thành viên đều nên có chương trình hữu hiệu để giảm thiểu áp lực cho sinh viên. Điển hình là trung tâm tư vấn tâm lý, nơi mà sinh viên có thể tự do bộc bạch những suy nghĩ, khó khăn, trăn trở của mình với các thầy cô có chuyên môn. Ngoài ra, Trung tâm hỗ trợ sinh viên sẽ có các bài thuyết trình về việc giải quyết khúc mắc gây nên sự căng thẳng trong mối quan hệ của sinh viên, giảng viên và nhân viên nhà trường. Các bài thuyết trình cung cấp thông tin tương tác về các dấu hiệu căng thẳng, tâm sinh lý khi bị căng thẳng, những tác nhân gây ra căng thẳng và làm thế nào để đối phó.

Ngoài ra, hàng năm, nhà trường cần có những sự kiện lớn được tổ chức với nhiều trò chơi vui nhộn, các game thể thao vui chơi, ăn uống… Tất cả đều nên miễn phí để mang đến cho sinh viên cảm giác thoải mái nhất trong ngôi trường của mình. Cùng với đó là cần có những dự án tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề áp lực đồng trang lứa nơi học đường.

Chính vì vậy, ở các trường, đặc biệt là trường đại học nói chung và Đại học Ngoại Thương nói riêng, nơi xảy ra hiện tượng áp lực đồng trang lứa mạnh mẽ nhất, cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và tìm ra đâu là hướng giải quyết phù hợp, để cùng nhau giảm thiểu tối đa tình trạng này, cùng nhau xây dựng một môi trường học tập lành mạnh và văn minh.

Một phần của tài liệu BÁO cáo PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG đề tài HIỆN TƯỢNG áp lực ĐỒNG TRANG lứa của SINH VIÊN đại học NGOẠI THƯƠNG (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)