TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (2 điểm)

Một phần của tài liệu Đề thi học kì 1 Ngữ Văn 8 năm học 2020 – 2021 - Giáo viên Việt Nam (Trang 26 - 32)

Câu 1: (2 điểm)

a. Câu ghép là gì?

b. Tìm câu ghép trong đoạn trích sau và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu?

"...Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương..."

(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

Câu 2: (1 điểm) Nêu ý nghĩa của văn bản "Ôn dịch, thuốc lá".

Câu 3: (5 điểm) Thuyết minh về cái phích nước.

Đáp án

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Học sinh trả lời đúng một câu cho 0,25 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án

a D b a c 1d 2c 3a

II. TỰ LUẬN (8 điểm)Câu 1 (2 điểm) Câu 1 (2 điểm)

 Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. (1 điểm)

 Câu ghép trong đoạn trích: Trời xanh thẳm, biển xanh thẳm như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. (0,5 điểm)

Câu 2 (1 điểm)

Ý nghĩa của văn bản "Ôn dịch, thuốc lá": với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá.

Câu 3 (5 điểm) * Yêu cầu chung:

a. Hình thức:

 Bài viết có đầy đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.  Chữ viết đẹp, đúng ngữ pháp. Trình bày sạch sẽ.

 Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy.

b. Nội dung: Đảm bảo yêu cầu của kiểu bài thuyết minh.

* Yêu cầu cụ thể.

a. Mở bài: Giới thiệu cái phích nước là thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình và công dụng của nó. (0,5 điểm)

b. Thân bài: (4 điểm)  Nguồn gốc.  Cấu tạo.  Tác dụng.

 Cách giữ gìn và bảo quản.

c. Kết bài: Khẳng định vai trò của cái phích nước đối với đời sống chúng ta. (0,5 điểm)

ĐỀ SỐ 9

Câu 1: (2 điểm) Thế nào là từ tượng hình? từ tượng thanh? Xác định từ tượng hình va từ tượng thanh trong đoạn trích sau:

"Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..."

Câu 2: (1 điểm) Kết thúc truyện: "Chiếc lá cuối cùng" của O. Hen-ri, Xiu đã nói với

Giôn- xi: "Đó là kiệt tác của bác Bơ-men"

Theo em, chiếc lá cuối cùng ấy có xứng đáng là một kiệt tác hay không? Vì sao?

Câu 3: (7 điểm) Viết một bài văn thuyết minh về chiếc phích nước (Bình thuỷ).

Đáp án

Câu 1: Học sinh nêu đúng khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh Từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn trích: (Mỗi từ 0,25 đ)

 Từ tượng hình: Co rúm, ngoẹo, móm mém.  Từ tượng thanh: Hu hu

Câu 2: Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, vì:

 Nó được vẽ trong một hoàn cảnh rất đặc biệt mà lại sinh động giống như thật-> Thể hiện một tài năng lớn. (0,5đ)

 Nó có giá trị nhân sinh: Cứu sống một mạng người. (0,5đ)

Câu 3:

Mở bài: Giới thiệu được cái phích nước (bình thuỷ) là đồ dùng thường có trong mỗi gia đình, ai cũng biết đó là đồ dùng thông dụng. (0,5đ)

Thân bài: Học sinh cần trình bày được những nội dung sau:

 Lịch sử ra đời và phát triển của chiếc phích nước được Duwur nhà vật lí học người Scotland phát minh vào năm 1892. (0,5đ)

 Cấu tạo của chiếc phích gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích (0,5đ)

1 Bộ phận quan trọng nhất của phích nước là ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thuỷ

tinh, ở giữa là lớp chân không có tác dụng làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài khi đựng nước, phía trong được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt, phích hình trụ tròn miệng nhỏ có tác dụng làm giảm khả năng truyền nhiệt ra ngoài (1,5đ)

2 Vỏ phích hình trụ tròn có tác dụng bảo vệ ruột phích, thường được làm bằng nhiều

chất liệu khác nhau như: kim loại, nhựa với đủ màu sắc... ngoài ra còn có quai, nắp phích giúp di chuyển, sử dụng được dễ dàng (1,0đ)

 Hiệu quả giữ nhiệt của phích trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ C còn được 70 độ C (0,5đ)

 Tác dụng, vai trò của phích nước trong đời sống hằng ngày trong mỗi gia đình như: pha trà, pha sữa... (0,5đ)

 Sử dụng và bảo quản như thế nào để cho phích được bền lâu... (0,5đ)

 Các hãng sản xuất phích nổi tiếng mà hiện nay em biết: Bình Tây, Rạng Đông... (0,5đ)

Kết bài: Phích nước rất tiện dụng, gắn liền với sinh hoạt đời sống gia đình. (0,5đ)

ĐỀ SỐ 10

Cho đoạn trích sau:

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

(Ngữ văn 8, tập một)

Câu 1. (2 điểm)

a. Hãy cho biết đoạn trích trên trích từ văn bản nào, do ai sáng tác? b. Nêu ý nghĩa của văn bản đó?

Câu 2. (1 điểm) Xác định từ tượng hình và từ tượng thanh có trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh đó.

Câu 3. (2 điểm) Sau khi học xong văn bản "Thông tin về ngày trái đất năm 2000" em hãy viết một đoạn văn (trình bày theo cách diễn dịch hoặc quy nạp) nêu lên những hành động cụ thể của bản thân góp phần bảo vệ môi trường sống.

Câu 4. (5 điểm). Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.

Đáp án

Câu 1:

a. Văn bản Lão Hạc; Tác giả: Nam Cao (1,0đ)

b. Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng. (1,0đ)

a) Từ tượng hình: móm mém; từ tượng thanh hu hu (0,5đ)

b) Tác dụng: Gợi hình ảnh, âm thanh, cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao (0,5đ) Hoặc học sinh nêu được ý: Từ tượng hình và từ tượng thanh trên có tác dụng miêu tả ngoại hình và tâm trạng đau đớn và ân hận của lão Hạc khi bán chó thì giáo viên cũng cho điểm tối đa

Câu 3: (2,0đ)

Yêu cầu:

 Nội dung: Nêu lên những hành động cụ thể của bản thân góp phần bảo vệ môi trường sống.

 Hình thức: HS viết được đoạn văn theo lối diễn dịch hoặc qui nạp  Có câu chủ đề, viết câu đúng ngữ pháp, diễn đạt ý mạch lạc.

* Chú ý: Nếu HS viết không có câu chủ đề: - 0,5 điểm, viết hơn một đoạn - 0,5 điểm

Câu 4:

1. Về kĩ năng:

 Biết làm bài văn tự sự: cốt truyện, tình tiết, diễn biến...hợp lí ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 Viết được bài văn tự có kết hợp miêu tả, biểu cảm phù hợp.

2. Bài làm có thể bằng nhiều cách, miễn sao đáp ứng được yêu cầu của đề bài

Nội dung:

Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm em sẽ kể (0,5đ)

Thân bài: Tập trung kể lại rõ nguyên nhân, diễn biến, kết thúc câu chuyện. (3đ) Khi kể phải kết hợp miêu tả, biểu cảm thích hợp:

 Miêu tả: Diễn biến sự việc, hành vi của con vật, của bản thân em? (0,5đ)

 Biểu cảm: Suy nghĩ, cảm xúc của em đối với con vật nuôi (tình cảm chân thực) (0,5đ).

* Lưu ý: Giáo viên chỉ cho điểm tối đa với những bài sạch đẹp, sáng tạo và rất ít lỗi chính tả. Học sinh sai 4 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm nhưng không trừ quá 0,5 điểm.

ĐỀ SỐ 11

Câu 1 (2,0 điểm).

a) Nói quá là gì? Em hãy nêu tác dụng của nói quá?

b) Chỉ ra biện pháp nói quá trong bài ca dao sau và phân tích tác dụng:

Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy.

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Câu 2 (3,0 điểm).

a) Chép theo trí nhớ bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn", cho biết tác giả của bài thơ?

b) Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

c) Viết một đoạn văn ngắn nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn"

Câu 3 (5,0 điểm).

Thuyết minh về một loại đồ dùng học tập của em (bút máy, bút bi, cặp sách, bàn học, đèn học...)

Đáp án

Câu 1 (2 điểm)

a. Khái niệm: Nói quá là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng

Tác dụng của nói quá: để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Tác dụng:

 Phóng đại mức độ, tính chất của sự việc nhằm mục đích nhấn mạnh sự vất vả, khó nhọc của người nông dân trong việc sản xuất để làm ra hạt gạo.

 Qua đó nhắc nhở mỗi chúng ta khi được thừa hưởng thành quả lao động của người khác, cần phải biết trân trọng giá trị lao động, nhớ ơn, biết ơn đến những người làm ra thành quả mà ta hưởng thụ.

* Lưu ý: HS phải trình bày thành đoạn văn, nếu không viết thành đoạn văn thì trừ 0,25 điểm

Câu 2 (3 điểm)

a. Chép lại chính xác bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" (như SGK Ngữ Văn 8, tập 1, trang

148,149)

Lưu ý: Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm Tác giả: Phan Châu Trinh

b. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được tác giả viết trong những ngày đầu bị đày ra Côn Lôn - tức Côn Đảo - nơi thực dân Pháp lập nhà tù giam cầm những chiến sĩ yêu nước và cách mạng

c. Về kĩ năng: Viết đúng hình thức một đoạn văn, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ.

Về nội dung: Nêu được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn":

 Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; bút pháp lãng mạn; giọng điệu hào hùng; thủ pháp đối lập, khoa trương...

 Nội dung: Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.

(HS có thế diễn đạt theo những cách khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa. GV cần căn cứ vào thang điểm từng phần để chấm cho phù hợp)

Câu 3 (5 điểm)

Một phần của tài liệu Đề thi học kì 1 Ngữ Văn 8 năm học 2020 – 2021 - Giáo viên Việt Nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w