Tình hình nhận táibảo hiểm vật chất thân tàu (2000-2006)

Một phần của tài liệu Đề tài " “Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000-2006)” ppsx (Trang 51 - 54)

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁIBẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006)

c. Hoa hồng nhận táibảo hiểm vật chất thân tàu

2.2. Tình hình nhận táibảo hiểm vật chất thân tàu (2000-2006)

Có thể nói đối với các công ty tái bảo hiểm, quá trình nhận tái có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi cũng như trong nghiệp vụ bảo hiểm gốc, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh nghiệp vụ. Do vậy nâng cao doanh thu phí nhận tái bảo hiểm luôn là mục tiêu hàng đầu của các công ty.

Bảng số liệu sau cho ta biết cụ thể tình hình nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ thân tàu tại VINARE (2000-2006):

Bảng 7: Tình hình nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu từ thị trường trong nước của VINARE (2000-2006)

Năm Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường ($) Doanh thu phí nhận tái tại VINARE ($) Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí ( % ) Thủ tục phí Giá trị ($) Tỷ lệ so với DT phí nhận (%) 2000 3.596.350 719.270 - 143.850 20 2001 3.765.780 753.156 4,71 165.690 22 2002 4.539.780 907.956 20,55 213.370 23,5 2003 5.435.480 1.087.096 19,73 260.900 24 2004 6.446.910 1.289.382 18,6 225.640 17 2005 9.175.060 1.835.012 42,32 321.130 17,5 2006 9.731.050 1.946.210 6,06 330.855 17 Tổng 42.690.410 8.538.082 TB: 18,66 1.661.435 TB: 20,14 ( Nguồn: Phòng tái bảo hiểm hàng hải – VINARE )

Doanh thu phí nhận tái: Để đánh giá về tình hình nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE ta có biểu đồ sau:

Đơn vị: 1000$

5151 51

Biểu đồ cột thể hiện doanh thu phí nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)

Qua số liệu bảng 4 cho thấy tổng phí nhận tái của VINARE từ năm 2000-2006 đạt trên 259 triệu $ (tương đương 4.151.026 triệu đồng) với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 21,37%, trong đó tổng phí nhận tái từ nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu là 8.538.082 $, chiếm gần 3,3%, một con số còn khá khiêm tốn so với tiềm lực thị trường hàng hải của nước ta. Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy doanh thu phí nhận tái đều tăng qua mỗi năm với mức tăng trung bình 18,66%.

+ Năm 2001 tốc độ tăng trưởng chỉ là 33.886 $ (tương đương 4,71%) so với năm 2000, song con số này phản ánh sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ chuyên viên trong việc khai thác dịch vụ tái bởi năm 2001, tình hình khó khăn trên thị trường bảo hiểm thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nghiệp vụ trên thị trường Việt Nam trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, phí của cả thị trường năm 2001 ước đạt 3.765.780 $ tương đương mức tăng trưởng 4,71%.

+ 2001-2002 doanh thu đã có sự gia tăng đáng kể với mức tăng 154.800 $ (tăng 20,55%), gấp hơn 4 lần so với tốc độ tăng của năm trước. + 3 năm sau từ năm 2002-2004 phí nhận tái tăng khá nhanh nhưng có xu hướng giảm dần với mức tăng bình quân 19,63%.

+ Năm 2005 đánh dấu bước nhảy vọt đáng kể khi doanh thu phí tăng 545.630 $ (tăng 42,32%) so với năm 2004, gấp hơn 2 lần tốc độ tăng bình quân của 3 năm trước.

+ Năm 2006 doanh thu phí nhận tái vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm rõ rệt, chỉ còn 111.198 $ (tăng 6,06%) so với năm 2005, gấp gần 3 lần so với doanh thu phí năm 2000.

Giải thích sự tăng trưởng trên là do những yếu tố sau:

+ Sự tăng trưởng cao của thị trường bảo hiểm trong nước với mức tăng trưởng bình quân năm đạt gần 19% đã có những tác động tích cực tới doanh thu phí nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ thân tàu tại VINARE.

+ Trong năm 2003, 2004 một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam như: công ty liên doanh bảo hiểm Samsung Vina, công ty bảo hiểm Viễn Đông,.. thực hiện nhượng 100% dịch vụ tái qua VINARE.

5252 52

nhận tái, các điều kiện, điều khoản được thay đổi một cách phù hợp, hoa hồng nhận tái được tăng lên, đồng thời không thể phủ nhận những nỗ lực của công ty trong việc nâng cao tỷ lệ tái tự nguyện.

Từ những kết quả trên có thể khẳng định sự thành công của VINARE trong việc thỏa thuận thu xếp các hợp đồng nhận tái bảo hiểm, qua đó khẳng định mối quan hệ giữa VINARE và các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước ngày càng chặt chẽ.

Thủ tục phí nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu:

Có thể nói về bản chất thủ tục phí là khoản tiền mà doanh nghiệp nhận tái phải trả cho các công ty bảo hiểm gốc về những dịch vụ mà họ đã nhượng để bù đắp một phần chi phí mà doanh nghiệp bảo hiểm gốc bỏ ra khai thác và quản lý. Tuy nhiên trên thực tế, thủ tục phí được sử dụng như công cụ để cạnh tranh giành dịch vụ giữa các nhà tái bảo hiểm. Bởi thông thường, công ty nhượng sẵn sàng nhượng dịch vụ của mình cho công ty nhận tái nào có mức hoa hồng cao hơn.

Như chúng ta đã biết thủ tục phí được xác định trên cơ sở phần trăm doanh thu phí nhận tái do vậy sự thay đổi của doanh thu phí nhận tái kéo theo sự thay đổi của thủ tục phí. Qua bảng 7 ta có thể thấy tổng thủ tục phí của nghiệp vụ này giai đoạn 2000-2006, VINARE đã trả khoảng 1,66 triệu $ cho các công ty nhượng tái trong nước với tỷ lệ thủ tục phí bình quân khoảng 20,14% so với tổng phí nhận tái. Nếu so với tình hình tái các nghiệp vụ khác thì nghiệp vụ này có tỷ lệ thủ tục phí tương đối thấp, do những năm gần đây, tổn thất rủi ro ở nghiệp vụ này là khá cao, tỷ lệ bồi thường trên 100%. Tuy nhiên thủ tục phí mà VINARE phải trả đều tăng qua mỗi năm, ngoại trừ năm 2004 là giảm so với năm 2003, tỷ lệ thủ tục phí giảm rõ rệt từ 24 xuống 17% do trong năm 2004 tỷ lệ bồi thường là quá cao (186,54%). Giai đoạn 2004-2006 tỷ lệ này là khá thấp, bình quân 17% so với doanh thu phí nhận tái bởi tình hình bồi thường tổn thất vẫn còn khá cao (năm 2005: 162,19%, năm 2006: 147,26%). Nhìn chung doanh thu phí nhận tái tăng qua mỗi năm, nên thủ tục phí cũng không ngừng tăng, từ năm 2000-2006 thủ tục phí phải trả đã tăng thêm 187000 $, gấp 2,3 lần so với năm 2000.

Từ những số liệu trên có thể thấy được những thành công trong việc thu xếp các hợp đồng nhận tái bảo hiểm ở tỷ lệ hoa hồng tương đối thấp

5353 53

và khá ổn định qua các năm. Tuy nhiên trong tương lai VINARE cần có những điều chỉnh về tỷ lệ thủ tục phí thích hợp hơn sao cho thu hút được lượng khách hàng là lớn nhất.

Nói tóm lại, qua việc đánh giá phân tích những kết quả đạt được cùng với niềm tin vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tàu thủy nước ta và đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên phòng tái bảo hiểm hàng hải, chúng ta có thể tin tưởng rằng trong tương lai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu sẽ có những bước phát triển tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài " “Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000-2006)” ppsx (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w