Đất nước chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

Một phần của tài liệu Bài 18 chương trình sơ cấp LLCT bổ sung nội dung Đại hội XIII (Trang 26 - 28)

III. ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN ĐẤT NƯỚC TRONG THẾ KỶ

1. Đất nước chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

Câu hỏi: Đồng chí hãy cho biết, từ năm 1986 đến nay, đất nước ta đã trải qua mấy kỳ Đại hội?

* Khái quát về ĐH: ĐH VIII họp từ 22/6 – 01/7/1996 tại Hà nội, dự ĐH có 1.196 đại biểu trong cả nước và 35 đoàn đại biếu quốc tế tham dự.

- ĐH tổng kết 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết ĐH VII.

- Đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

- Kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng và vạch ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng Đảng.

- Bổ sung sửa đổi điều lệ Đảng và bầu BCH TƯ mới. Đại hội bầu lại đồng chí Đỗ Mười làm Tổng Bí thư của Đảng.

* Nội dung cơ bản của ĐH VIII.

Đại hội quyết định đưa nước ta chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh CNH, HĐH.

- Xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2020. “Ra sức đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” (Có cơ sở vật chất hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh)

- Mục tiêu CNH, HĐH 2001 - 2010: Phải xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Đại hội khẳng định cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Đại hội chỉ ra các quan điểm chỉ đạo CNH, HĐH

+ Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

+ CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.

+ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

+ Khoa học công nghệ là động lực của CNH, HĐH. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu quyết định.

+ Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ.

+ Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.

Sáu quan điểm trên là một thể thống nhất, tác động lẫn nhau nhằm thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước đến năm 2020 và trước mắt đến năm 2000. Phải quán triệt và thực hiện đồng bộ, triệt để cả 6 quan điểm trên.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đánh dấu bước ngoặt lãnh đạo chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân, vì tình hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai của đất nước vào lúc chúng ta sắp bước vào thế kỷ XXI.

Những thắng lợi trong những năm 1996-2000 đã tăng cường sức mạnh, làm đổi thay bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bài 18 chương trình sơ cấp LLCT bổ sung nội dung Đại hội XIII (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w