Bài học về hợp tác lâu dài và quản lý nhà cung cấp

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH QUẢN lý CHUỖI CUNG ỨNG XANH của IKEA và bài học CHO các DOANH NGHIỆP bán lẻ VIỆT NAM (Trang 67)

C HƢ ƠNG 3: BÀI HỌ RÚT RA HO Á DOANH NGHIỆP BÁN LẺ

3.1.2. Bài học về hợp tác lâu dài và quản lý nhà cung cấp

3.1.2.1. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với nhà cung cấp

IKEA là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm nội thất, do vậy, không quá khó hiểu khi doanh nghiệp này có vị thế trên thị trường. Nắm được sức mạnh thị trường trong tay, IKEA xây dựng bộ tiêu chuẩn của mình quan tâm riêng đến các vấn đề về môi trường, điều kiện lao động, lao động trẻ em và áp dụng nghiêm ngặt với các nhà cung cấp của mình. Các tiêu chuẩn cụ thể này là định hướng để các đội thu mua có cơ sở để chọn lựa các nhà cung cấp. Các tiêu chí trong IWAY không được trình bày chi tiết thành các quy định chi tiết về từng vấn đề của nhà cung cấp, mà thay vào đó bộ tiêu chuẩn này chú trọng xây dựng các tiêu chí tối thiểu mà các nhà cung cấp phải tuân thủ trên cơ sở các quy định của luật pháp các quốc gia, các tổ chức quốc tế về môi trường có uy tín. Bằng cách đưa bộ tiêu IWAY vào trung tâm hoạt động của hệ thống đánh giá nhà cung cấp với mô hình đánh giá bậc thang, bộ tiêu chuẩn này đã tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp và các nhà cung cấp có cơ sở đến tiến tới mối quan hệ hợp tác cùng có lợi cho của hai bên.

3.1.2.2. Xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp

Lựa chọn nhà cung cấp

IKEA phát triển các chính sách chọn lọc nhà cung cấp dựa trên các yếu tố về giá, năng lực sản xuất, khả năng tiếp cận nguyên liệu thô, độ tin cây, tình hình thái chính, thái độ hợp tác và phương thức quản lý doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn lựa chọn bước đầu là những điều kiện cơ bản mà doanh nghiệp đối tác cần đáp ứng để có thể tiến tới quan hệ hợp tác giữa hai bên. Trong quản lý chuỗi cung ứng xanh, các tiêu chí lựa chọn về yếu tố hành vi môi trường của nhà cung cấp luôn được đặt lên hàng đầu. Các nguyên tắc lựa chọn của IKEA trong thu mua xanh bao gồm xem xét tính cần thiết trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác, thu thập thông tin về nhà

cung cấp, đánh giá nỗ lực nhà cung cấp, sử dụng đánh giá vòng đời sản phẩm để đưa ra các quyết định.

Hỗ trợ nhà cung cấp

Nâng cấp các nhà cung ứng là một phần cốt yếu trong chiến lược tìm nguồn cung ứng và thu mua xanh trên phạm vi toàn cầu của IKEA. Một số các dạng hỗ trợ cơ bản của IKEA bao gồm việc hỗ trực tiếp hoặc gián tiếp các yêu cầu về sản phẩm và quy trình sản xuất tuân thủ với các mặt kỹ thuật cũng như hỗ trợ hợp tác chất lượng sản phẩm. Các dạng hỗ trợ khác bảo gồm việc mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, hỗ trợ tài chính, tư vấn kỹ thuật cũng được đưa đến các nhà cung ứng.

Giám sát nhà cung cấp

IKEA đầu tư khá lớn vào việc giám sát thực hiện của các nhà cung cấp cả về sản phẩm lẫn sản xuất. IKEA có quan tâm đến việc sử dụng các kiểm soát viên riêng cũng như thực hiện các kiểm định từ các tổ chức thứ ba ở mức vừa phải bởi IKEA nhận thấy việc tự tổ chức đánh giá nhà cung cấp sẽ tạo dựng mối quan hệ gần gũi hơn của nhà cung cấp cũng như đạt được cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình thực hiện tiêu chuẩn IWAY của nhà cung cấp. Bên cạnh đó, IKEA ghi nhận các phản hồi về cách nhìn nhận của nhà cung cấp bằng việc trực tiếp liên lạc với từng nhà cung cấp thông qua điều tra khảo sát hàng năm. Điều này giúp cho IKEA có sự điều chỉnh phù hợp các tiêu chuẩn một cách khách quan.

Kết nối tới các nhà cung cấp nhỏ hơn với các tiêu chuẩn

Thông qua các yêu cầu cụ thể trong các công cụ chính sách khác nhau, IKEA tác động tới cả hoạt động của các nhà cung cấp nhỏ hơn phía sau các nhà cung cấp chính trong chuỗi cung ứng hàng hoá. Điều này vô cùng quan trọng bởi nguồn gốc của nguyên liệu và sản phẩm phải đảm bảo rõ ràng, nếu không những hoạt động quản lý và cam kết đối với các nhà cung cấp là vô nghĩa. Hỗ trợ các nhà cung cấp nhỏ là mục tiêu quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn trong quá trình phát triển kinh doanh bền vững. IKEA thực hiện nhiều dự án phát triển nguồn nguyên liệu về gỗ, bông đều hướng đến các hộ sản xuất nhỏ lẻ hay các nhà cung cấp cấp 2 trong chuỗi cung ứng với các hoạt động như hỗ trợ về tài chính, kiến thức, kinh nghiệm. Cách thức này là phương thức vừa đảm bảo cho nguồn nguyên liệu đồng thời nâng cao vị thế xã hội của doanh nghiệp.

3.1.2.3. Tăng cường giáo dục và tập huấn trong và ngoài doanh nghiệp

IKEA là một tổ chức có quy mô khổng lồ về doanh thu, số lượng nhân viên, các phòng ban chức năng và về phạm vi hoạt động. Để đảm bảo có thể quản lý kinh doanh được hiệu quả thì điều kiện tiên quyết là việ tạo lập được dòng thông tin có sự quản lý và định hướng đúng đắn trên toàn hệ thống. Dưới đây là những chiến lược sử dụng các công cụ đơn giản giúp cho IKEA sở hữu một chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả về các vấn đề môi trường.

Tăng cường nhận thức và học hỏi về các rủi ro về môi trường cho nhân lực và xây dựng hệ thống thông tin là các điều kiện quan trọng để đảm bảo hoạt động chuỗi cung ứng vận hành theo đúng chiến lược mong muốn, IKEA xây dựng nguồn nhân lực hoạt động theo hướng cải thiện không chỉ về nhận thức mà còn về cả các hoạt động thực tiễn. Đây là cơ sở để IKEA có những nhiểu biết sâu sắc về toàn bộ chuỗi cung ứng, từ các khâu thiết kế, tìm nguồn nguyên liệu, điều tra các nhà cung cấp, xử lý nhà cung cấp, đánh giá hoạt động nhà cung cấp, các tác động và rủi ro môi trường trong hoạt động sản xuất và phân phối. Nhờ đội ngũ nhân viên có hiểu biết sâu sắc hoạt động tại các bộ phận, phòng ban của tập đoàn. Hệ thống thông tin nội bộ của IKEA là công cụ chính để giao tiếp trong doanh nghiệp. Hệ thống này chứa đựng tất cả các chính sách, hướng dẫn chi tiết, kế hoạch kinh doanh, dự án chi tiết, các tiêu chuẩn cụ thể. Bên cạnh chức năng kết nối, hệ thống này đảm bảo sự giao tiếp, học hỏi và trao đổi giữa các phòng ban, bộ phận của IKEA trên toàn thế giới thông qua các buổi trao đổi, các khoá học, các chương trình tập huấn và các hình thức giáo dục khác.

Hợp tác và đối thoại với các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp là những ưu tiên hàng đầu trong tiến trình học hỏi của IKEA về các vấn đề môi trường. Sự hợp tác với các tổ chức có uy tín về môi trường đã đưa đến những quyết định quan trọng của IKEA trong việc tạo lập chiến lược cho một hướng đi đúng đắn về thực tiễn hoạt động chuỗi cung ứng toàn cầu của IKEA bằng các cam kết cụ thể. Với các nhà cung cấp của mình, IKEA có nhiều phương thức giao tiếp như hỗ trợ tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật trong hoạt động sản xuất, thực hiện kiểm định, thanh tra theo các tiêu chuẩn tiêu chuẩn của IKEA, tổ chức các buổi họp mặt, các khoá học về môi trường xuyên suốt quá trình hợp tác với nhà cung cấp.

3.1.3. Bài học về logistics và vận tải xanh trong doanh nghiệp

3.1.3.1. Kiểm soát lượng phí phải carbon một các tổng thế

IKEA đã và đang cố gắng thu thập các số liệu một cách tổng thể về quá trình hoạt động và lượng khí thải carbon trong từng hoạt động để có những số liệu tổng hợp nhất trong từng khoảng thời gian hoạt động. Việc đầu tư vào nghiên cứu và theo dõi quá trình phát thải vừa là yêu cầu tất yếu đặt ra cho doanh nghiệp nhưng cũng cơ hội để IKEA nhìn nhận và kiểm soát các hành động, thực hiện chiến lược mục tiêu mới cho hoạt động cải thiện các hoạt động xanh hơn nữa trong tương lai. IKEA bên cạnh đó cũng xây dựng một hệ thống khung chương trình để bỗ trợ kinh doanh và sản xuất với các mục tiêu cụ thể để kiểm soát lượng nguyên liệu sử dụng, thời gian và số lượng sử dụng đối với tất cả cac loại hình cung ứng.

3.1.3.2. Tổ chức, giám sát hệ thống giao hàng, hệ thống phân phối trung chuyển một cách hiệu quả

Cần tăng cường áp dụng những công nghệ mới về môi trường ứng dụng đối với các phương tiện vận chuyển. Các phương tiện vận tải sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên liệu tái chế về cơ bản được sử dụng trong hoạt động vận tải hàng hóa của IKEA. Mặc dù tỷ lệ sử dụng các phương tiện này còn có sự hạn chế, chưa đồng bộ nhưng IKEA đã và đang có sự đầu tư nhất định đối với việc thay đổi cách thức để vận tải hàng hóa theo hướng xanh hơn. Bên cạnh đó, IKEA vận dụng và chuyển đổi các phương thức vận tải đa dạng trong hoạt động phân phối, sử dụng nhiều hơn các loại hình vận tải đường dài như đường sắt, đường biển để giảm cước và hạn chế phát thải. Lượng khí thải theo từng chặng được tính trung bình trên một km vận chuyển đối với mỗi phương tiện vận tải cho thấy ưu thế của việc sử dụng các loại hình vận tải đường dài. Sự bố trí, sắp xếp các nhà kho, nơi bán hàng, trung tâm phân phối của IKEA đều phục vụ mục đích vận chuyển đường dài với khối lượng vận tải lớn hơn. Mạng lưới phân phỗi được thiết kế hợp lý và để đảm bảo sự hiệu quả về vận hành, mỗi cửa hiệu của IKEA đã là một nhà kho và chính điều này giúp giảm số lượng chuyến vận tải, đồng thời tăng hiệu quả trong việc phân phối, giảm lưu kho cho doanh nghiệp. Các phương thức giao hàng mới như việc nhận giao hàng tới cho các khách hàng thực sự cũng là một phương thức hiệu quả trong việc giảm thiểu lượng khí thải do hạn chế được số lượng người đến các cửa hàng. IKEA

cũng phối hợp với các doanh nghiệp khác để có nhưng biện pháp chung về kho bãi, hậu cần như tổ chức giao hàng chung, không giao hàng khi tỷ lệ lấp hàng chưa đạt yêu cầu. Hơn thế nữa, IKEA xem xét việc đóng gói hàng hóa và phân phối hàng hóa trên phương tiện vận tải phù hợp để làm tăng tỷ lệ lấp hàng và tăng lượng lưu thông trên số chuyển. Các sáng kiến về bao bì bền vững với môi trường đóng góp một phần không nhỏ vào việc giảm thiểu lượng khí thải carbon trên toàn bộ chuỗi cung ứng, IKEA tổ chức đóng gói sản phẩm theo hướng tinh gọn hơn, và nhẹ hơn không chỉ giúp giảm khôi lượng vận tải hàng hóa trung bình mà còn làm tăng số lượng hành hóa được vận chuyển, giảm lượng rác thải phát sinh sau quá trình vận chuyển.

3.1.3.3. Vận dụng hiệu quả logistics ngược

Tiềm năng của việc vận dụng logistics ngược để giảm thiểu lượng khí thải carbon đang được đánh giá rất cao hiện nay bởi đây là hoạt động giúp giảm thiểu lượng rác thải thông qua các hoạt động thu hồi, tái chế, phục hồi sản phẩm. Các hoạt động logistics ngược của IKEA với mục tiêu không tạo ra thêm những bãi rác thải công nghiệp mà thay vào đó là việc xử lý triệt để các sản phẩm quay trở lại từ tay người tiêu dùng đến nhà sản xuất theo hướng tích cực hơn như áp dụng các biện pháp để tái chế, tái sử dụng. Chính những thực tiễn này gián tiếp giúp làm giảm việc sử dụng nguyên liệu, tài nguyên và giảm lượng khí thải carbon sinh ra từ quá trình khai thác và vận hành. Có thể nói, với tất cả những hoạt động tái chế rác thải luôn tạo ra các hiệu quả carbon tốt hơn việc quản lý giảm thiểu carbon từ việc sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu mới. Logistic ngược không chỉ giúp IKEA xử lý dòng sản phẩm quay lại một cách hiệu quả về môi trường mà bên cạnh đó còn đem lại nguồn lợi nhuận bù đắp đáng kể từ việc tận dụng các sản phẩm này để tái sử dụng, hoặc tái chế để làm nguồn nguyên liệu cho các ngành khác.

3.2. Phân tích SWOT về khả năng ứng dụng và cải tiến chuỗi cung ứng xanhcủa các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Phân tích SWOT là phương pháp phân tích điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness) của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và đánh giá Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) đối với khả năng ứng dụng và cải tiến chuỗi cung ứng xanh trong doanh nghiệp. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có

thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Điểm mạnh và điểm yếu là những yếu tố nội bộ mà doanh nghiệp bán lẻ có thể kiểm soát như marketing, nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ, tổ chức. Cơ hội và thách thứ là những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện chiến lược, các yếu tố này bao gồm môi trường, điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, tiến bộ công nghệ. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT cung cấp một cái nhìn tổng thể không chỉ về tình hình chính doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện mà còn yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của việc áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh.

3.2.1. Điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam

Với những tiềm năng rộng mở trong phát triển chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện đang sở hữu các chuỗi cung ứng nhỏ nhưng khá linh động. Việc quản lý có thể còn khá đơn giản và sơ khai do vậy việc ứng dụng những cải tiến mới trong hoạt động là hoàn toàn có thể. Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thế mạnh về sự am hiểu văn hóa kinh doanh địa phương. Điều này là một mắt xích cơ bản để các doanh nghiệp bán lẻ có thể tạo dựng các mối quan hệ bền chặt hơn trong chuỗi cung ứng. Sự am hiểu này giúp cho các doanh nghiệp có được sự quản lý tốt hơn đối với các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa tại địa phương, liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất này để cải thiện các hệ thống cung ứng hàng hóa một cách thông minh hơn, hiệu quả hơn. Không những vậy, các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam có khả năng sản xuất và phân phối các sản phẩm xanh, các sản phẩm này có tính độc đáo cao và mang tính độc quyền. Nhà bán lẻ nào có khả năng sản xuất hoặc độc quyền phân phối những thương hiệu độc lập, được người tiêu dùng chấp nhận, chuỗi bán lẻ đó sẽ có trong tay mình ưu thế lớn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bán lẻ đang có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động kinh doanh xanh trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ và phân phối hàng hóa. Việc vận dụng những biện pháp môi trường từ những thời gian đầu hoạt động giúp cho doanh nghiệp làm quen với các thực tiễn môi trường, xây dựng hệ thống, quy trình làm việc xanh hơn để từ đó có thể phát triển tiến tới các hoạt động sâu rộng hơn trong tương.

3.2.2. Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam

Về nhận thức doanh nghiệp về ứng quản lý chuỗi cung ứng xanh, Các cuộc

khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao như Mỹ, Nhật hay Châu Âu là biết nhiều về lợi ích của việc “xanh hóa” quá trình sản xuất do động cơ lợi nhuận. Còn các doanh nghiệp bán lẻ khác chỉ mới dừng sự quan tâm của mình ở giá thành hay mẫu

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH QUẢN lý CHUỖI CUNG ỨNG XANH của IKEA và bài học CHO các DOANH NGHIỆP bán lẻ VIỆT NAM (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)