Tầm nhìn sứ mệnh, mục tiêu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược KINH DOANH QUỐC tế của CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM (VINAMILK) (Trang 61 - 70)

TẦM NHÌN - “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản

phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”

SỨ MỆNH - “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng

tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm của mình

với cuộc sống con người và xãhội”

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Chính trực - Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.

Tôn trọng - Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọngđối tác, hợp tác trong sự tôntrọng.

Công bằng - Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên

liên quan khác.

Tuân thủ - Tuân thủ pháp luật, bộ Quy tắc ứng xử và các quy chế, chính sách, quy định của công ty.

Đạo đức - Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.

2.1.6 Tổng quan tình hình kinh doanh quốc t công ty Cổ phần sữa Việt Nam ế

(Vinamilk).

Có thể thấy, cửa ngõ tham gia kinh doanh quốc tế đầu tiên của Vinamilk chính là thị trường Trung Đông. Năm 1998, Vinamilk bắt đầu xuất khẩu những sản phẩm sữa bột đầu tiên vào khu vực Trung Đông, với thị trường chủ yếu là Iraq theo chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc. Đây là dấu mốc đánh dấu hoạt động đầu tiên trên thị trường thế giới của công ty. Từ đó đến nay, trải qua nhiều năm nỗ lực tìm kiếm thị trường, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hiện sản phẩm của Vinamilk đã được xuất khẩu đến 43 nước trên thế giới với hàng loạt sản phẩm đa dạng, như: sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa nước, sữa đậu nành, yogurt, nước trái cây, kem… Các sản phẩm của Vinamilk hiện có mặt tại hàng loạt các quốc gia, như: Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung

53

53

Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Australia... Ngoài ra, Công ty đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường sang châu Âu, châu Phi,Nam Mỹ.

Trong khoảng thời gian gần 20 năm gia nhập thị trường quốc tế đó, đã có những dấu mốc quan trọng quyết định tới những thành công của Vinamilk như hiện

nay.

- Năm 2010, sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đầu tư ra nước ngoài, Vinamilk đã mua 19,3% cổ phần của Công ty Miraka Limited tại New Zealand. Đây có thể nói là dự án đầu tư nhà máy đầu tiên của Vinamilk ở thị trường thế giới.

- Tháng 5/2013, HĐQT Vinamilk tiến hành lựa chọn đại diện thương mại của Vinamilk tại thị trường Hoa Kỳ. Ngày 18/6/2013, HĐQT Vinamilk đã phê chuẩn tăng vốn đầu tư vào Công ty Miraka, đồng thời phê chuẩn đầu tư vào Công ty Sữa

Driftwood sau khi Vinamilk được FDA (Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) cấp số đăng kí được xuất hàng vào Mỹ. Đến tháng 5/2016, VNM đã tăng vốn đầu tư, mua trọn 100% cổ phần của Công ty Driftwood.

- Ngày 25/5/2016, Vinamilk đã khánh thành Nhà máy sữa Angkor tại Phnompenh, Vương quốc Campuchia sau 10 năm thâm nhập và tìm hiểu thị trường này. Đến tháng 3/2017, VNM đã sở hữu 100% nhà máy sữa này. Liên tục trong cuối tháng 5/2016, Vinamilk đã tổ chức nhiều sự kiện tại Myanmar, Campuchia, Thái Lan... đánh dấu sự mở rộng đầu tư, mở rộng thị phần của Vinamilk tại nước ngoài, đặc biệt trong khu vực Asean.

- Ngày 12/5/2017 tại Bắc Kinh, Vinamilk đã đạt được bản ghi nhớ hợp tác cung cấp sản phẩm sữa của Vinamilk vào thị trường Trung Quốc 1 thị trường rất -

lớn và tiềm năng với dân số cao nhất thế giới, tổng giá trị thị trường sữa lên đến khoảng30 tỉ USD/năm.

Phân tích một số thị trường tiêu biểu của Vinamilk dưới đây để có thể thấy, thị trường tiêu thụ rộng lớn và sức hấp dẫn từ thương hiệu quốc tế là mục tiêu hướng đến của Vinamilk:

54

54 * Thị trường Trung Đông

Ngay từ những ngày đầu tham gia kinh doanh quốc tế với thị trường Iraq năm 1998, Vinamilk đã xác lập chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình ra nước ngoài, trước mắt là thị trường Trung Đông một thị trường tiềm năng, -

đông dân và chưa có sự bão hòa về nhu cầu sữa. Nhờ đó, cho đến nay thị phần xuất khẩu của Vinamilk đã phát triển từ Irag sang toàn khu vực Trung Đông, khi doanh thu khu vực này chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu xuất khẩu nói riêng, cũng như

doanh thu chung của Vinamilk. Giai đoạn 2010-2015, doanh số của Vinamilk ở thị trường Trung Đông tăng trưởng khoảng 38%. Trong những năm gần đây, cũng liên tục gia tăng xâm nhập thị trường này, khi tích cực tham gia các Hội chợ giới thiệu sản phẩm, các Trung tâm thương mại thế giới được tổ chức ở các quốc gia khu vực Trung Đông. Mới đây, vào đầu năm ngoái, Vinamilk đã ký hợp đồng xuất khẩu các

sản phẩm sữa bột cho trẻ em trị giá 12,5 triệu USD sang thị trường Trung Đông ngay trong ngày đầu tiên Hội chợ Gulfood 2016 diễn ra tại Trung tâm Thương mại thế giới Dubai. Chính những hoạt động này sẽ tạo tiền đề vững chắc cho mục tiêu tăng trưởng 10% mỗi năm của Vinamilk tại thị trường này.

* Thị trường Campuchia và Đông Nam Á

Tại thời điểm Vinamilk xây dựng Nhà máy sữa Angkor tại Campuchia - Nhà

máy sữa đầu tiên và duy nhất ở Campuchia, Vinamilk đã có hơn 10 năm tìm hiểu và

thâm nhập thị trường Campuchia, với mục tiêu biến nước này trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Công ty. Campuchia là thị trường vô cùng tiềm năng khi được coi là một "con hổ kinh tế" mới ở châu Á, tăng trưởng kinh tế những năm gần đây liên tục đạt trên 7%/năm, đời sống người dân ngày càng được cải thiện đã nảy sinh nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng con người, trong đó có nhu cầu rất cao về sử dụng sữa. Tuy vậy, trái ngược với nhu cầu tiêu thụ đang tăng cao, ngành công nghiệp chế biến sữa nước này lại chưa phát triển. Ở thời điểm năm 2016, mức tiêu thụ sữa trên đầu người ở Campuchia là 5 kg chỉ bằng 1/3 so với tại Việt Nam và do chưa có nhà máy sản xuất nên 100% lượng sữa tiêu thụ nội địa là nhập khẩu. Chính vì nắm bắt được tiềm năng đó, cộng thêm được sự ủng hộ của hai Chính phủ Việt Nam và Campuchia, Vinamilk đã cùng với công ty BPC của

55

55

Campuchia liên doanh thành lập Công ty TNHH Sữa Angkor (BPC nắm giữ 49%, Vinamilk nắm giữ 51% cổ phần). Đến đầu năm 2017, Vinamilk đã tiếp tục rót thêm

11 triệu USD để nắm giữ toàn bộ nhà máy này. Những bước đi đó đã cho thấy sức hút to lớn của thị trường Campuchia đối với Vinamilk, đồng thời, Angkor được kỳ vọng là hình mẫu để Vinamilk mở rộng sang các thị trường khác trong khu vực như

Myanmar.

* Thị trường Mỹ và châu Âu

Năm 2013, Vinamilk cũng đã đầu tư nắm giữ 70% cổ phần Nhà máy

Driftwood Dairy Holding Corporation (California, Hoa Kỳ) một trong những nhà -

sản xuất sữa lâu đời và dẫn đầu thị trường ở Bắc California. Đến năm 2016, Vinamilk đã thâutóm toàn bộ cổ phần nhà máy này. Năm 2015, tổng doanh thu của Driftwood đạt 119 triệu USD, tương đương hơn 2.600 tỷ đồng, đóng góp khoảng 6,5% doanh thu hợp nhất của VNM. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng đã mở một công ty con tại Ba Lan với hy vọng sẽ là cầu nối để công ty tiến tới thị trường châu Âu.

* Thị trường Trung Quốc

Bắt đầu tìm hiểu về thị trường Trung Quốc từ gần 10 năm trước, chiến lược kinh doanh của Vinamilk là hướng đến người tiêu dùng cuối trong chuỗi phân phối của mình. Với định hướng đó, Vinamilk đã phát triển gian hàng riêng trên kênh thương mại điện tử như Tmall (Alibaba), hợp tác cùng các trang thương mại điện tử lớn tại Hồ Bắc như Daily Fresh và Lucky and Fresh. Bước đi này giúp Vinamilk nhanh chóng bắt kịp và đáp ứng xu thế tiêu dùng mới của ngành bán lẻ tại thị trường này để tiếp cận và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối một các trực tiếpvà hiệu quả hơn Để đem lại sự tiên lợi tối đa cho người tiêu dùn. g Trung Quốc,

Vinamilk đã đầu tư cho gian hàng riêng trên các trang thương mại điệntử song song với việc đẩy mạnh phân phối vào các chuỗi siêu thị, đại siêu thị của Trung Quốc. Năm 2018, Vinamilk bắt đầu tiếp cận đưa hàng vào Hệ thống siêu thị Hợp Mã

(Hema) - chuỗi “Đại siêu thị” của tập đoàn Alibaba, làm cơ sở để mở rộng độ phủ

sang các chuỗi phân phối khác. Hợp Mã là một trong những hệ thống siêu thị hiện đại, có quy mô rất lớn với hơn 150 siêu thị được người tiêu dùng Trung Quốc ưa

56

56

chuộng, tập trung tạicác thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến... Cụ thể hơn, tính đến tháng 8/2019, Vinamilk có mặt trong chuỗi siêu thị Hợp Mã tại tỉnh Hồ Nam và phủ sóng toàn bộ các siêu thị Hợp Mã tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, và đang tiếp tục mở rộng ra toàn tỉnh Ngoài các tỉnh mà .

Vinamilk đã có mặt trước đó như Quảng Đông, Quảng Tây và các tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc, kể từ tháng 9/2018, Vinamilk có mặt tại 90% các thành phố và

huyện thuộc tỉnh Hồ Nam. Vinamilk liên tiếp đưa sản phẩm vào các đại siêu thị và siêu thị có quy mô lớn như Thiên Hồng, Hảo Nhuận Quế, Hối Mễ Ba, Hương Giang

Bách Hóa.... Ngoài ra sản phẩm Vinamilk đã được đưa vào Dennis Department Store, chuỗi siêu thị lớn nhất ở tỉnh Hà Nam và tiếp tục phát triển ra nhiều tỉnh,

thành phố khác của Trung Quốc.

Với kinh nghiệm xuất khẩu đi hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các quốc gia đặc thù và có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm khắt khe như Nhật Bản, Mỹ, Australia, New Zealand, Canada…Vinamilk hiểu rõ, ngoài sự đầu tư về kênh

phân phối, khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng thì việc hiểu và tôn trọng nền văn hóa bản địa sẽ góp phần cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp ở các thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy, Công ty đã chú trọng vào các hoạt động tiếp thị, truyền thông và hỗ trợ thương mại, nhằm nâng cao sự nhận diện thương hiệu đối với người tiêu dùng địa phương. Trong sự kiện lần này, Vinamilk đã chính thức ra mắt nhận diện thương hiệu được thiết kế dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Việc làm này cho thấy sự đầu tư bài bản của Vinamilk trong chiến lược thâm nhập vào thị trường hết sức tiềm năng với 1,4 tỷ dân này.

Sự chuẩn bị tốt về tài chính và năng lực sản xuất, chủ động trong nguồn nguyên liệu cùng với chiến lược kinh doanh, tiếp thị phù hợp văn hóa và hướng đến

người tiêu dùng sẽ là những yếu tố cơ bản giúp Vinamilk không chỉ thâm nhập

thành công vào thị trường Trung Quốc, mà còn tạo được chỗ đứng cho thương hiệu sữa Việt tại thị trường có quy mô dân số lớn nhất thế giới này.

Vinamilk hiện năng lực sản xuất lớnvới hệ thống 16 nhà máy ở trong và ngoài nước đều được ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt các tiêu chuẩn quốc tế, giúp Vinamilk đáp ứng được nhu cầu của các thị trường xuất khẩu lớn như Trung Quốc.

57

57

Bên cạnh đó, Vinamilk còn là doanh nghiệp sở hữu nguồn lực sữa tươi nguyên liệu dồi dào với hệ thống trang trại theo chuẩn Global G.A.P lớn nhất châu Á về số lượng trang trại, nằm trong tổng số 12 trang trại tại Việt Nam. Ngoài ra, Vinamilk cũng đang sở hữu hai trang trại được xây dựng theo chuẩn Organic Châu Âu tại Việt Nam và 1 tổ hợp trang trại Organic đang xây dựng tại Lào với diện tích dự kiến lên đến 20 nghìn ha và quy mô đàn bò 100 nghìn con, sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất các sản phẩm sữa Organic. Tháng 8/2019, Vinamilk cũng đã hợp tác cùng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tiến hành xây dựng Vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới, để đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu trong nước và đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường xuất khẩu, trong đó có Trung Quốc.

Là doanh nghiệp sữa đứng đầu thị phần trong nước, những năm gần đây

Vinamilk đang mở rộng hoạt động kinh doanh ra khu vực, thế giới nhằm đẩy mạnh tăng trưởng. Ghi nhận, doanh thu mảng xuất khẩu của Vinamilk trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 3.524 tỷ đồng (tăng 8,2% so với cùng kỳ). Mức tăng trưởng này đánh dấu sự phục hồi đáng kể của thị trường Trung Đông, hiện đang chiếm 85% doanh thu xuất khẩu trực tiếp của Vinamilk.

Mở rộng thị trường xuất khẩu – chiến lược dài hạn của Vinam khi ilk doanh số xuất khẩu tiếp tục đóng góp mức tăng trưởng khoảng 7% cho tổng doanh thu Công

ty, với khoảng 8.362 tỷ trong năm 2019 và tăng lên 8.947 tỷ năm tiếp theo; trong đó mở rộng thị trường là chiến lược dài hơi của Vinamilk.

Điểm lại, từ năm 2018, với việc xu hướng tiêu dùng có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, trong khi đó, các thị trường xuất khẩu chính là Trung Đông cũng chịu sự tác động chung do các bất ổn chính trị, Vinamilk đã chủ động thay đổi, tập trung vào việc phát triển thị phần trong nước cũng như mở rộng hệ thống xuất khẩu sang các nước trong khu vực và Châu Phi.

Trong đó, hoạt động kinh doanh quốc tế tiếp tục thâm nhập các thị trường quốc tế với chiến lược chuyển đổi mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang

58

58

các hình thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường truyền thống.

Kết thúc năm 2018, Vinamilk đã xuất hàng đến 40 quốc gia khác nhau thông

qua 70 khách hàng. Ba thị trường mới mở trong năm 2018 thuộc khu vực Asean,

châu Phi và sự phục hồi của thị trường Trung Đông giúp mảng xuất khẩu của

Vinamilk tăng trưởng tốt trong năm 2019.

Bng 2.1: Doanh thu từ thị trường nước ngoài của Vinamilk (Nguồn: Vinamilk)

Các công ty con của Vinamilk ở nước ngoài đều tăng trưởng doanh số tích

cực trong năm 2018. Cụ thể, doanh thu Driftwood đạt hơn 116,2 triệu USD, tương đương 2.674 tỷ đồng bất chấp các biến động tiêu cực của thị trường Mỹ. Vinamilk Europe đã thu mua và xuất khẩu 21.000 tấn nguyên vật liệu cho VNM và các công

ty con khác. Mức doanh thu ghi nhận trong 2018 của Vinamilk Europe gần 30,9 triệu USD, tương đương 711 tỷ đồng. Angkormilk ghi nhận tốc độ tăng trưởng tốt với tổng doanh thu đạt 39,8 triệu USD trong năm 2018, tương đương 915 tỷ đồng (tăng 98,4%). Trong năm 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu của Angkor Milk tăng trưởng 35% so với cùng kỳ.

59

59

Bng 2 : C.2 ơ cấu doanh u chi th nhánh nước ngoài của Vinamilk (Nguồn: Vinamilk)

Như vậy, dù đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường sữa Việt Nam, nhưng Vinamilk chưa thỏa mãn mà đang có chiến lược đưa thương hiệu vươn xa ra khỏi tầm quốc gia, với tầm nhìn trở thành một biểu tượng thế giới trong ngành Thực phẩm. Mục tiêu của Công ty là đạt lợi nhuận 3 tỷ đô la tương đương với 66 nghìn tỷ Việt Nam đồng trong khoảng từ năm 2012 đến 2017 và trở thành một trong 50 tập đoàn các sản phẩm về sữa lớn nhất thế giới. Việc tham gia kinh doanh quốc tế sẽ giúp Vinamilk nhanh chóng thực hiện mục tiêu của mình.

Bng 2. : 3 Tóm tắt kết quả tài chính hợp nhất quý II và lũy kế 6 tháng

đầu năm 2020 (tỷ đồng).

60

60

Theo đó, trong quý II/2020, doanh thu thuần hợp nhất của Vinamilk đạt 15.495 tỷ đồng, tăng 9,5% so với quý I/2020 và tăng 6,1% so với cùng kỳ 2019. Trong đó,

hoạt động kinh doanh nội địa ghi nhận doanh thu thuần 13.364 tỷ đồng, tăng 10,5%

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược KINH DOANH QUỐC tế của CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM (VINAMILK) (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)