Các giải pháp chính

Một phần của tài liệu ĐỀ tài ĐỊNH HƯỚNG đưa sản PHẨM TRÀ túi TAM GIÁC PHÚC LONG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG ANH (Trang 55)

4. Các giải pháp thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường cho sản phẩm trà của

4.1. Các giải pháp chính

4.1.1. Giải pháp về sản xuất

Để có thể nâng cao chất lượng trà cho các doanh nghiệp xuất khẩu trà, vấn đề cải tạo giống trà là rất cần thiết. Do đó việc tuyển chọn và nhân giống là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng trà và là biện pháp quan trọng giúp giữ vững thương hiệu trà Phúc Long thuần Việt 100%. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước để đầu tư vườn trà với giống mới, giống tốt cùng thiết bị công nghệ mới. Nhân nhanh các giống có năng suất và chất lượng tốt như: 777, LDP1, LDP2.

Hạn chế tối đa việc sử d_ng thuốc trừ sâu, hóa học trên trà. Đẩy mạnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), áp d_ng các chế phẩm thảo mộc. Thu hái trà cần đảm bảo đúng cấp, đúng trật tự, đúng số lá chứa, sửa bằng mặt tán để vừa tăng năng suất trà 10- 15%, vừa có chất lượng nguyên liệu đúng. Đây cũng là cơ sở cho chế biến công nghệ tiết kiệm hiệu quả. Nguyên liệu trà hái được đựng vào sọt thưa, bao túi thoáng, vận chuyển bằng xe chuyên dùng và được bảo quản đúng quy cách, không để bị ôi, dập nát.

4.1.2. Giải pháp về chế biến

Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, Phúc Long đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch (bảo quản và chế biến). Bên cạnh việc đầu tư xây dựng mới và mở rộng các nhà máy hiện có, cần áp d_ng tiến bộ kỹ thuật vào thu hoạch, xử lý, bảo quản, chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế theo hướng:

- Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, mở rộng quy mô tương xứng với nhu cầu chế biến.

- Tương tự như nhà máy ở Thái Nguyên, việc xây dựng một số nhà máy chế biến đặt tại vùng nguyên liệu đã được quy hoạch rất dễ đồng điệu trong quá trnh cung ứng và sản xuất trà. Giúp hỗ trợ theo dõi chất lượng của cả hai quá trnh.

- Lắp đặt các dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm và đảm bảo chế biến hết sản lượng búp tươi của những diện tích trồng mới.

- Xây dựng và mở rộng áp d_ng các hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng (ISO), về phân tích rủi ro bằng phân tích tới hạn (HACCP), về ISO 22000 cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm và về quản lý môi trường (ISO 14001) để xuất khẩu trà có xuất xứ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Thực hiện tốt công tác bảo quản trà sau thu hoạch và sau chế biến. Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, trà tươi sau thu hoạch rất dễ bị khô héo hoặc thối rữa, trà sau chế biến dễ bị ẩm mốc. Do vậy, việc đầu tư cho công nghệ bảo quản là rất quan trọng nhằm không làm giảm phẩm cấp sản phẩm, giữ được hương vị của trà. Do đó cần kết hợp xử lý bảo quản tại vùng nguyên liệu, tại cơ sở chế biến gần vùng nguyên liệu, chế biến xuất khẩu, tại các kho cảng bến bãi để vừa giữ được chất lượng trà tươi, trà đã chế biến, vừa giảm tỷ lệ hư hao, hạ giá thành sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm trong khi thời gian cung cấp trà cho thị trường xuất khẩu phải kéo dài.

4.1.3. Giải pháp về nâng cao năng lực hoạch định, triển khai thực hiện chiến lược lược

Công ty TNHH Thương mại Phúc Long là một doanh nghiệp về các sản phẩm trà vừa và nhỏ nhưng lại chiếm thị phần và uy tín về chất lượng tại thị trường Việt Nam. Hướng đến việc hoạt động kinh doanh có chiến lược, quan tâm đến sự phát triển lâu dài nên doanh nghiệp đã quyết định tiến hành kinh doanh xuất khẩu dựa vào kinh nghiệm đúc kết được trên thương trường trong suốt 50 năm qua. Để có thể thâm nhập vào thị trường thế giới một cách bền vững, xây dựng và triển khai chiến lược hiệu quả là điều cần thiết. Trước hết, hơn ai hết, doanh nghiệp là người hiểu rõ hơn điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển xuất khẩu của mnh. Đánh giá đúng năng lực, phát huy điểm mạnh, khắc ph_c điểm yếu, nắm lấy cơ hội, đề phòng rủi ro và xây dựng được các chiến lược c_ thể, phù hợp với doanh nghiệp là một bước đi khôn ngoan. Để có thể xây dựng chiến lược phù hợp cần có bộ phận chuyên trách về thông tin thị trường. Nhiệm v_ của bộ phận này là phải thường xuyên thu thập

thông tin về thị trường như: nhu cầu, giá cả qua các kênh thông tin khác nhau, qua các thông tin của các tổ chức sản xuất, kinh doanh trà thế giới. Sau khi thông tin được xử lý, sẽ cung cấp cho lãnh đạo đơn vị, cho các bộ phận có liên quan để sử d_ng vào việc hoạch định chiến lược và điều hành sản xuất kinh doanh.

4.1.4. Giải pháp về nghiên cứu và phát triển

Trong chuỗi giá trị của sản xuất kinh doanh trà, khâu tạo sản phẩm mới, bao b, thương hiệu và hệ thống phân phối tiêu th_ trà chiếm giữ tỷ lệ lớn và quyết định đến hiệu quả, giá trị gia tăng trong sản xuất kinh doanh.

Hơn nữa trà là mặt hàng cảm quan, do đó công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tạo ra các sản phẩm đặc trưng, phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Để tạo ra các sản phẩm trà có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác tại thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu cần phải:

-Đối với việc sản xuất nguyên liệu: Tăng cường đầu tư vốn, trang bị cho các cơ sở nghiên cứu mô hnh thực nghiệm, các vườn ươm giống, các trung tâm đo lường dư lượng hóa chất trong trà. Nghiên cứu thực nghiệm phương pháp bón phân trên lá trà, nghiên cứu cơ giới hóa trong canh tác trà, các biện pháp tưới, chống hạn cho trà.

- Đối với hoạt động chế biến: Tập trung nghiên cứu và ứng d_ng công nghệ mới, sản xuất ra sản phẩm mới có giá trị cao cung cấp cho thị trường. Xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh quy trnh công nghệ sản xuất ra sản phẩm. Nghiên cứu quy trnh bảo quản để không làm giảm chất lượng trà và tăng độ ẩm trong quá trnh lưu thông. Nghiên cứu các công c_, thiết bị cho chế biến và chăm sóc trà theo hướng giảm chi phí và đảm bảo chất lượng trà nguyên liệu và trà thành phẩm. Tích cực nghiên cứu các sản phẩm mới, sản phẩm trà mang tính đặc trưng cao và nghiên cứu thị hiếu của khách hàng để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng thị trường (màu sắc, hương vị, mùi…). Tập trung cho khâu thiết kế mẫu mã, bao b đóng gói trà các loại phù hợp với yêu cầu của từng thị trường m_c tiêu

4.1.5. Giải pháp về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trà Phúc Long

Đối với những sản phẩm đồ uống như trà, có tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, do đó việc kiểm soát chất lượng được Phúc Long đặt lên hàng đầu. Phúc Long xây dựng hnh ảnh thương hiệu trà Việt Nam mang hương vị riêng hoàn toàn từ thiên nhiên. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trnh kỹ thuật, quy trnh công nghệ từ khâu sản xuất nguyên liệu đến khâu tiêu th_ sản phẩm. Song song đó Phúc Long xây dựng các biện pháp kiểm soát về chất lượng ở tất cả các khâu: từ công đoạn canh tác trà, chế biến, khâu đóng bao, khâu bảo quản, vận chuyển, tiêu th_.

Thực hiện nghiên cứu tm hiểu cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm trà trong chu kỳ 5 năm, về độ nhận biết thương hiệu, mức độ sử d_ng và trung thành đối với thương hiệu; nghiên cứu các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng; xác định hnh ảnh công ty lý tưởng trong ngành hàng; xác định sự thật ngầm hiểu hay thấu hiểu khách hàng.

Thực hiện việc đăng ký bản quyền thương hiệu Phúc Long tại các thị trường trong và ngoài nước nhằm tránh phải bị động trong các tranh chấp về quyền sở hữu thương hiệu.

Áp d_ng các hnh thức quảng bá, xúc tiến thương hiệu theo đúng các quy định của thị trường Anh nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng về những nét độc đáo của sản phẩm và thương hiệu trà Phúc Long.

4.2. Các giải pháp hỗ trợ

4.2.1. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Bởi v đội ngũ nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh trà rất đông đảo, bao gồm đội ngũ công nhân nông trường trồng trà, công nhân trong các nhà máy chế biến trà, đội ngũ chuyên viên kỹ thuật, quản lý, đội ngũ nhân viên bán hàng, các kĩ sư làm công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đội ngũ nghiên cứu thị trường,…Do đó, Phúc Long xây dựng kế hoạch đào tạo như sau:

Đối với công nhân nông nghiệp: Cán bộ khuyến nông xuống tận các vùng trà, hướng dẫn kỹ thuật c_ thể và cùng làm đất, trồng cây và thu hái trà, hướng dẫn cách bón phân và diệt trừ sâu bệnh có kết quả, để vừa sản xuất được trà sạch, vừa ổn định được năng suất và chất lượng cây trồng.

Đối với công nhân kỹ thuật: tiến hành mở các lớp học tại chỗ, trong đó vừa học lý thuyết vừa học thực hành trên dây truyền thiết bị, tạo điều kiện cho người lao động nắm được những kỹ thuật cơ bản của kỹ thuật sản xuất trà. Sau đó tiến hành tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên đề, phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp d_ng trong ngành trà.

Đối với cán bộ quản lý: cần có kỹ năng chuyên môn về nghiệp v_ ngoại thương, nghiên cứu thị trường và marketing quốc tế, tổ chức thu thập và xử lý thông tin; về trnh độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và đàm phán tốt… Ngoài ra cũng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực để ph_c v_ công tác xuất khẩu trà trong thời gian tới. Hơn nữa cũng cần xây dựng các chính sách thu hút đội ngũ cán bộ, chuyên gia của các ngành có liên quan như đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành chế biến, phát triển sản phẩm mới, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, quảng bá thương hiệu, chuyên gia marketing…

4.2.2. Giải pháp về tài chính

Trong tầm nhn 10 năm tới Phúc Long muốn phát huy sức mạnh tự chủ, khai thác, tận d_ng và huy động triệt để nguồn vốn có thể có. C_ thể là:

Tận d_ng đất đai và các ưu thế của hệ sinh thái vùng đồi, nâng cao hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng, từ đó tăng lợi nhuận và bổ sung nguồn vốn đầu tư từ lợi nhuận.

Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết, thông qua đó, đưa giống, kỹ thuật mới, thiết bị công nghệ hiện đại, trnh độ quản lý tiên tiến vào sản xuất và giải quyết một phần vấn đề tài chính.

Nếu phù hợp sẽ thực hiện liên kết, sát nhập với các doanh nghiệp khác để tăng quy mô, hiệu quả sử d_ng vốn, hiệu quả đầu tư.

Tận d_ng nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư các nghiên cứu khoa học và công nghệ, khuyến khích và chuyển giao kỹ thuật mới về trà, các nguồn hỗ trợ việc đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất.

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, ngành trà của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Xuất khẩu trà của Việt Nam đứng thứ hạng cao trên thế giới. Tuy nhiên, Phúc Long mới chỉ xuất khẩu sang một vài thị trường các doanh nghiệp xuất khẩu trà của Việt Nam vẫn chỉ xuất khẩu sang một vài thị trường chính Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Indonesia… Do đó hiệu quả xuất khẩu của Phúc Long vẫn còn rất nhiều dư địa để cải thiện tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp. Có hiện trạng này chủ yếu là do Phúc Long chưa có chiến lược dài hạn và khả thi để thâm nhập thị trường quốc tế.

Với mong muốn xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường Anh cho sản phẩm trà túi lọc tam giác của Phúc Long, nghiên cứu chi tiết về môi trường kinh doanh tại nước Anh đã được triển khai. Thị trường tiềm năng này được phân tích dưới nhiều phương diện khác nhau, cả vĩ mô và vi mô. Những thông tin, dữ liệu được cung cấp đã đem đến cái nhn khá tổng quan về những điểm mạnh, điểm yếu của thị trường khó tính này, và những cơ hội và thách thức mà Phúc Long đối diện trên con đường thâm nhập, tạo chỗ đứng tại Anh.

Trên cơ sở khách quan về thị trường Anh, doanh nghiệp đã hoạch ra những chiến lược c_ thể nhằm hiện thực hóa m_c tiêu thâm nhập thị trường Anh. Những chiến lược này bao quát nhiều mặt khác nhau, từ chiến lược về sản phẩm, giá, cho đến các hoạt động về quảng bá, giới thiệu sản phẩm và marketing tại Anh. Tất cả những đề xuất được đưa ra đều dựa trên những đánh giá đã qua kiểm chứng về tnh hnh kinh doanh của Phúc Long trong giai đoạn hiện tại cũng như dự báo trong tương lai.

Bản định hướng chiến lược này hiện mới chỉ nghiên cứu các yếu tố của thị trường Anh dưới dạng tách biệt và chưa tác động cộng hưởng lẫn nhau. Chiến lược

cũng chỉ đưa ra những định hướng tương lai trong điều kiện tnh hnh dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt trên quy mô toàn cầu, và tnh hnh kinh tế thế giới sẽ hồi ph_c một cách tích cực. Trong giai đoạn tiếp theo sẽ có những diễn biến mới buộc chiến lược phải thay đổi một phần hoặc toàn bộ. Những biến số này sẽ được Phúc Long theo dõi chăm chú để thích nghi khi cần thiết.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.cbi.eu/sites/default/files/market-information/cbi_2016_-_tea_-_pfs_uk_- _final_draft_-_adjusted.pdf https://ratetea.com/topic/ethical-tea-partnership/64/ http://vietnamandglobalization.blogspot.com/2015/10/co-hoi-ma-phuc-long-nhan-uoc- trong-xu.html https://finalstepmarketing.com/wp-content/uploads/2015/07/UK_TEA_market.pdf https://www.cbi.eu/sites/default/files/market-information/cbi_2016_-_tea_-_pfs_uk_- _final_draft_-_adjusted.pdf http://tetleyfoodservice.co.uk/downloads/Tetley_Tea_Report18.pdf https://brandongaille.com/20-uk-tea-industry-statistics-and-trends/ https://www.euromonitor.com/tea-in-the-united-kingdom/report

Một phần của tài liệu ĐỀ tài ĐỊNH HƯỚNG đưa sản PHẨM TRÀ túi TAM GIÁC PHÚC LONG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG ANH (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)