CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP GIÚP SINH VIÊN SỬ DỤNG MXH HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH tế LƯỢNG sự ẢNH HƯỞNG của MẠNG xã hội đến kết QUẢ học tập của SINH VIÊN đại học NGOẠI THƯƠNG cơ sở II (Trang 44 - 52)

SINH VIÊN SỬ DỤNG MXH HIỆU QUẢ 3.1. Kết luận

Sau khi mô hình hồi quy đã đươc xây dựng, ta xác định được 8 nhân tố có ý nghĩa đến sự tác động của MXH đến sinh viên Ngoại Thương trong số 14 nhân tố được đưa vào mô hình. Tám nhân tố đó là: thời gian sử dung mạng xã hội trung bình trong một ngày (TIME), số lương bạn bè trên Facebook (FRIEND), sự gãy khúc của hàm hồi quy tại số lượng bạn bè bằng 800 (FRIENDX), thời gian chơi game trên Facebook trung bình trong một ngày (GAME), thời gian xem video trên youtube trung bình trong một ngày (VIDEO), số group học tập tham gia trên facebook (STU), sinh viên có vừa học vừa sử dụng mạng xã hội hay không ( MUL), kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên (T_MNM).

- Mô hình hồi quy cuối cùng có R bình phương là 0.859816 cho thấy 8 biến độc lập của mô hình giải thích được hơn 85,98% sự thay đổi của biến phụ thuộc. 14,02% còn lại do các yếu tố khác chưa được đưa vào mô hình giải thích. Do đó, ta thấy được tính phù hợp của mô hình và tất cả các biến đều đúng với mức ý nghĩa 10%.

- Thời gian sử dụng mạng xã hội (TIME): Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy, trung bình một sinh viên sử dụng 4,73 giờ trong một ngày để sử dụng mạng xã hội. Đây là một nhân tố có ảnh hưởng khá lớn đến kết quả học tập của sinh viên Ngoại Thương. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chúng ta về việc nắm bắt thông tin ngày càng cao hơn dẫn đến gia tăng thời gian sử dụng mạng xã hội càng nhiều. Do đó, mỗi sinh viên phải có sự phân bổ thời gian hợp lí để giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập. Theo nghiên cứu của nhóm, khi mỗi sinh viên tăng thêm một giờ cho việc sử dụng mạng xã hội thì điểm trung bình tích lũy sẽ giảm một lượng đáng kể là 0,197014 điểm. Như vậy, không khuyến khích sinh viên Ngoại Thương sử dụng mạng xã hội khi không cần thiết để tránh những rủi ro không đáng có.

- Số lượng bạn bè trên Facebook (FRIEND): Ảnh hưởng của nhân tố này đế kết quả học tập của sinh viên tương đối thấp (hệ số hồi quy bằng -0.001540), nghĩa là khi số lượng bạn bè trên Facebook tăng lên một người thì điểm trung bình tích lũy sẽ giảm 0,001540 điểm. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, số lượng bạn bè trên

Facebook của sinh viên Ngoại Thương là khoảng 400-600 người. Do đó, trong quá trình sử dụng Facebook, nên mở rộng mối quan hệ, kết bạn với nhiều bạn mới, tuy nhiên, không nên quá lạm dụng mà chỉ nên kết bạn với những người mà bạn thực sự quen biết để tránh những ảnh hƣởng tiêu cực.

- Số group học tập tham gia trên Facebook (STU): Trung bình mỗi sinh viên đại học Ngoại Thương tham gia 8-9 nhóm học tập trên Facebook. Việc tham gia vào các nhòm này tương đối có hiệu quả tích cực đến kết quả học tập, thể hiện ở việc khi số lượng tham gia nhóm học tập trên Facebook tăng lên 1 nhóm thì điểm tích lũy trung bình tăng 0,052985 điểm. Mặt khác, khi tiến hành phỏng vấn nhóm về vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau, nhưng tổng hợp lại đa phần sinh viên đều cho rằng các kiến thức đăng tải trên Facebook có độ tin cậy cao. Với những trang về nội dung tài liệu học tập, giải bài, đề thi, ... đều do một số cá nhân lập nên, không đủ độ tin cậy, nhiều sinh viên không chú ý đã bị lừa và một số đã nhận hậu quả không đáng có. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thực tế vẫn có một số trang chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm học tập, làm bài rất hiệu quả. Tổng quan lại, nếu xét về số lượng cũng như chất lượng các nhóm này cũng có thể đảm bảo để trở thành nguồn cung cấp thông tin hiệu quả cho nhu cầu ngày càng tăng của sinh viên hiện nay.

- Vừa học vừa sử dụng mạng xã hội (MUL): Theo kết quả thống kê, có 81/101 (Chiếm hơn 80%) sinh viên vừa học vừa sử dụng mạng xã hội. Khi làm hai việc đồng thời thì điểm tích lũy trung bình sẽ giảm 0,289819 điểm vì sinh viên bị chi phối bởi nhiều tác động: những thông tin không chính xác gây bối rối, sao nhãng không tập trung vào việc học hay là sự tò mò về những nhu cầu cá nhân khiến họ quên rằng mình đang trong tiết học, …

- Thời gian chơi game trên Facebook (GAME): Để tránh những áp lực sau những giờ học, sinh viên thường tìm cho mình mỗi cách riêng để giảm căng thẳng, và một trong số đó không thể thiếu là vấn đề chơi game trên Facebook- nơi chứa đựng hàng nghìn trò chơi thú vị và hấp dẫn. Nhưng có nhiều trường hợp đã lạm dụng một cách quá đà dẫn đến sự xa sút trong học tập. Nhận thấy được vấn đề đó, theo như khảo sát, sinh viên Ngoại Thương dành rất ít thời gian cho hoạt động này, dao động trong khoảng 0,25-0,5 giờ để chơi game. Tuy nhiên, với thời gian ít ỏi như thế nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Cụ thể, chỉ cần tăng thời gian chơi game trên Facebook lên một giờ thì điểm trung bình tích lũy sẽ giảm 0,540379 điểm.

- Khả năng quản lí thời gian (T_MNM): Ngày nay, không ít bạn sinh viên tranh thủ thời gian rảnh ngoài giờ học để làm thêm, tự kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống cho mình. Tuy nhiên để có thể cân bằng giữa công việc part time và việc học tập, rèn luyện thì không phải dễ dàng. Để làm được điều này, các bạn sinh viên phải có kỹ năng quản lí thời gian hợp lí và hiệu quả.Qua khảo sát ta có thể thấy, nếu chia việc quản lí thời gian ra năm cấp độ, thì sinh viên Ngoại Thương đa số ở mức 3-4, đây được xem là mức quản lí thời gian hiệu quả.Hơn thế nữa, điều này còn được thể hiện qua số liệu sau khi chạy mô hình bằng Eview, hệ số hồi quy bằng 1,152555, hệ số này có ý nghĩa khi việc quản lí thời gian tăng lên một cấp độ thì điểm tích lũy trung bình sẽ tăng lên 1,152555 điểm.

3.2. Đề xuất

-Công cụ học tập

+ Từng bước triển khai ứng dụng mạng xã hội là công cụ học tập hiệu quả. Có hai xu hướng ứng dụng mạng xã hội cho hoạt động học tập đó là: sử dụng các trang mạng phổ biến (sử dụng các tính năng thông thường kết hợp với các hoạt động giáo dục, tạo các trang giáo dục) và sử dụng các trang mạng xã hội dành riêng cho học tập. Các trang mạng xã hội hiện tại đã chú trọng dành không gian cho học tập, chỉ dừng lại ở mức cung cấp tài nguyên học tập. Ban quản trị nhà trường từng bước triển khai và đích đến cuối cùng là sử dụng trang mạng xã hội dành riêng cho học tập.

+ Tổ chức thường xuyên các khóa tập huấn việc sử dụng mạng xã hội trong việc chia sẻ thông tin, tài liệu và phương pháp giảng dạy cho cán bộ giảng viên tại trường.

+ Nâng cấp kho dữ liệu và tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của cán bộ giảng viên và sinh viên tại trường.

+ Hỗ trợ việc cung cấp thông tin và tài liệu học tập cho sinh viên thông qua mạng xã hội (sách giáo khoa trực tuyến, tài liệu môn học trực tuyến và các thông tin khác). Cần phải có một kho dữ liệu lưu trữ các giáo trình, bài nghiên cứu và các tài liệu dành cho sinh viên.

-Tìm kiếm thông tin

+ Khuyến khích cán bộ nhân viên và giảng viên chia sẻ những thông tin liên quan đến việc học của sinh viên, các hoạt động công tác xã hội và các chương trình hữu ích dành cho sinh viên thông qua mạng xã hội.

+ Tạo lập một trang web chính thức dành cho sinh viên để hỗ trợ và cung cấp những thông tin cần thiết cho sinh viên. Sẵn sàng giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc học tập của sinh viên nhanh chóng nhất thông qua mạng xã hội.

+ Tổ chức tập huấn hướng dẫn sinh viên các khóa trong việc tìm kiếm thông tin trong học tập thông qua mạng xã hội. Lồng ghép vào trong chương trình học (Môn Kỹ năng học tập hiệu quả) cách tìm kiếm thông tin qua mạng xã hội một cách hiệu quả.

-Kiểm soát và cập nhật thông tin

Bộ phận quản lý những trang này cũng là yếu tố hết sức quan trọng. Xét trên tình tình thực tế, nhóm nghiên cứu đề xuất:

+Đối với những trang về chia sẻ tài liệu học tập, quản lý trang có thể là sinh viên (Khối Trưởng), cần liên lạc với giảng viên để cập nhật tài liệu và thông tin.

+Đối với những trang cập nhật thông tin, ghi nhận thông tin phản hồi từ sinh viên, cần có ban quản lý riêng, giúp kiểm soát thông tin đăng tải cũng nhƣ xác thực thông tin từ sinh viên và các nguồn khác.

+ Đối với Fanpage do sinh viên lập nên để chia sẻ thông tin nhận được sự quan tâm của đông đảo sinh viên (ví dụ: “FTU2 Confession” - do một nhóm sinh viên lập nên và quản lý – nhận được sự quan tâm của đông đảo sinh viên trong và ngoài trường, với 31.075 lượt like) thường thông tin chỉ xuất phát từ một phía, không được kiểm chứng, làm sai lệnh nên rất dễ gây hiểu lầm. Do đó, bộ phận quản lý cần có những biện pháp để kiểm soát lượng thông tin đăng tải, và kết hợp để có thể cung cấp thông tin cần thiết đến sinh viên một cách nhanh chóng.

- Sắp xếp và quản lí thời gian

+Lên một lịch trình hàng ngày:

Dù là dùng lịch để bàn, lịch trên điện thoại thông minh hay lịch trên máy tính của bạn, hãy tìm công cụ tổ chức hoạt động tốt nhất cho bạn và thêm danh sách ưu tiên của bạn vào trong đó. Có nhiều ứng dụng quản lý thời gian làm việc rất hiệu quả. Ngoài ra, hãy biết về những thời điểm bạn tỉnh táo, để lên kế hoạch học tập cho mình vào khoảng thời gian này.

Bên cạnh đó, hãy dành thời gian để giao tiếp xã hội, nhưng cũng đảm bảo rằng bạn ngủ đủ. Hầu hết mọi người cần ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm để tập trung và tỉnh táo trong thời gian học tập.

Thông thường, sinh viên dành ra khoảng 8-10 giờ một ngày để làm việc, nghiên cứu, giao tiếp và làm những điều khác.

Trở thành sinh viên cũng giống như bạn đang làm một công việc toàn thời gian, bạn phải dành 40 giờ một tuần cho thời gian lên lớp và tham dự các hội thảo. Nếu chỉ có 20 giờ một tuần cho các hoạt động trên, bạn nên sử dụng thêm 20 giờ cho việc tự học và tự nghiên cứu.

Cũng cần phải nhớ rằng mọi thứ thường mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Vì vậy, hãy dự trù thêm khoảng từ 10-25% thời gian dành cho các việc.

+Lập kế hoạch nghiên cứu và tránh lặp lại việc đã làm:

Tìm hiểu, lên kế hoạch và suy nghĩ trước về công việc là việc rất quan trọng để quản lý thời gian tốt. Hãy dành thời gian để xử lý thông tin mới và lập kế hoạch sử dụng thời gian cho những việc này, điều này giúp bạn tránh lặp lại bất kỳ công việc nào.

Một cách để lập kế hoạch hiệu quả trước khi nghiên cứu là lập một danh sách tất cả mọi thứ bạn muốn tìm hiểu, để bạn có thể đánh dấu sau khi đã thực hiện chúng.

-+Tránh trì hoãn và phân tâm

Bạn tập trung nhất khi ngồi ở đâu và trong khoảng thời gian nào? Những nơi nào và những thời điểm nào dễ khiến bạn bị xao lãng? Có điều gì bạn có thể làm để làm cho việc học tập thực sự thú vị không?

Hãy nhớ rằng, những gì hiệu quả với một người có thể không nhất thiết hiệu quả đối với bạn. Với một số người, học cùng bạn bè có thể hạn chế khả năng của họ. Nhưng với những người khác, làm việc nhóm lại giúp tăng động lực và tránh sự trì hoãn.

-Về phía sinh viên: Mọi việc đều có hai mặt của nó và việc sử dụng mạng xã hội cũng vậy. Mạng xã hội Facebook được sinh viên Ngoại thƣơng sử dụng không chỉ được dùng để chia sẻ tâm trạng, giải trí mà còn phục vụ cho việc học tập cũng như công việc kinh doanh để kiếm thêm thu nhập phục vụ cho quá trình học tập. Về mặt tích cực, nó giúp chúng ta dễ dàng kết nối, giao lưu với bạn bè, người thân trong và người nước; cập nhập thông tin nhanh chóng, là một công cụ để giải trí, là một phương tiện giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn,… Tuy nhiên, nếu không kiểm soát việc sử dụng Facebook một cách hiệu quả, sinh viên rất dễ sa đà, tiêu tốn nhiều thời gian để cập nhật những thông tin không cần thiết, gây lơ đãng trong học tập và lãng phí rất nhiều thời gian. Do đó, sinh viên cần:

-Sắp xếp thời gian một cách hợp lí để cân bằng giữa việc học và tham gia các hoạt động ngoại khóa để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.

-Tìm kiếm thông tin từ những trang uy tín đã được những người có chuyên môn đánh giá và kiểm duyệt để tránh tình trạng tiếp thu những thông tin sai lệch gây hoang mang, bối rối, ...

-Sử dụng mạng xã hội có giới hạn để không làm ành hưởng đến việc học tập mà còn thu thập cho bản thân được nhiều kiến thức xã hội được cập nhật mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông.

-Tham gia vào những nhóm trên các trang mạng xã hội mà chúng có thể giúp ích được cho bản thân mình, tránh tham gia vào những nhóm không rõ nội dung và mục đích xác định để không bị kẻ xấu lừa đảo, lợi dụng.

-Thông qua tính năng tạo nhóm trên Facebook, sinh viên nên lập ra những nhóm có cùng sở thích để mở rộng mối quan hệ và học hỏi thêm những điều mới. Bên cạnh đó, nên tổ chức những buổi gặp mặt trực tiếp để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm làm việc, ...tạo cơ hội để giao tiếp, học hỏi, nâng cao kỹ năng cũng như khả năng giao tiếp của bản thân.

3.3. Ưu điểm, hạn chế của nghiên cứu và hướng mở rộng

3.3.1. Ưu điểm của nghiên cứu

- Hiện nay, mạng xã hội đang trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là đối với sinh viên đại học. Tuy nhiên ở Việt Nam lại có ít nghiên cứu đánh giá về tình hình này, nghiên cứu này là một trong số ít làm được việc đó. Nghiên cứu đã cho thấy sự ảnh hưởng đáng kể của việc sử dụng mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Ngoại thương. Các biến độc lập được lựa chọn đưa vào mô hình đã thật sự giải thích được phần lớn (85%) sự thay đổi của biến phụ thuộc (kết quả học tập của sinh viên). Ngoài ra, tính mở rộng của nghiên cứu so với các nghiên cứu có trước thể hiện ở việc đánh giá được thêm những yếu tố khác như đánh giá sinh viên có vừa học vừa sử dụng mạng xã hội không, hay đánh giá về kĩ năng quản lí thời gian của sinh viên.

3.3.2. Hạn chế của nghiên cứu

- Nghiên cứu với mẫu được chọn ra từ duy nhất một trường đại học ở Việt Nam, đại học Ngoại thương, dẫn đến kết quả có thể không đại diện cho sinh viên ở các trường

khác hay trên toàn quốc. Vì thế nghiên cứu chưa thể phục vụ cho mục đích điều tra ở phạm vi rộng hơn.

- Việc số liệu chỉ được lấy ở một trường đại học còn làm cho khảo sát chưa thật sự phân bố một cách ngẫu nhiên. Cụ thể như số lượng sinh viên nữ chiếm phần lớn so với sinh viên nam trong bảng khảo sát, đa số người làm khảo sát thuộc chuyên ngành kinh tế đối ngoại, sinh viên năm 1,2 nhiều hơn sinh viên năm 3,4...

- Thông tin được cung cấp từ người làm khảo sát chưa chắc chắn khi khảo sát với cỡ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH tế LƯỢNG sự ẢNH HƯỞNG của MẠNG xã hội đến kết QUẢ học tập của SINH VIÊN đại học NGOẠI THƯƠNG cơ sở II (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)