1. Cấu trúc thị trường
1.4. Mức độ tập trung
Tính đến 12/2019, Vietjet nắm 42,2% thị phần vận tải cung ứng so với mức 41,2% trong tháng 1/2019. Đáng chú ý, trong tháng 12/2019, Bamboo Airways chiếm tới hơn 12,3% thị phần, gấp 6 lần so với mức 2% trong tháng 1/2019. Vietnam Airlines c hiếm 33,3% thị phần, so với xấp xỉ 34,5% hồi đầu năm. Tương tự, Jetstar Pacific và VASCO lần lượt 10,6% và 1,9%.
Biểu đồ 6: Thị phần của các hãng hàng không Việt Nam đầu năm 2019 (Đơn vị %)
Biểu đồ 7: Thị phần nội địa của các hãng hàng không Việt Nam từ năm 2012 đến 9/2019 (Đơn vị %)
Thị phần vận tải ngành hàng không nội địa vẫn tập trung chủ yếu ở VJC và HVN, tuy nhiên sự góp mặt của tân binh Bamboo Airway đã dần có sự ảnh hưởng tới thị phần của cả hai hãng hàng không này.
Xem xét mức độ tập trung thị trường thông qua 2 chỉ số Concentration Ratio (CR) và chỉ số Hirschman – He rfindahl Index (HHI) đo lường bằng thị phần của các hãng. Kết quả đo lường 2 chỉ số này được trình bày ở biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 8: Chỉ số HHI và CR của ngành hàng không Việt Nam2
Xét chỉ số CR, vì thị phầ n ngành hàng Không Việt Nam do chủ yếu 2 hãng lớn nắm giữ là Vietnam Airlines và Vietjet Air nên chúng ta tính toán mức độ tập trung dựa trên thị phần của 2 hãng này. Sau khi tính toán chỉ số CR2 và đối chiếu với quy định của pháp luật cạnh tranh về ngưỡng xác định vị trí thống lĩnh thị trường, ta thấy rằng mức độ tập trung thị trường ngành hàng không là tương đối cao. Do rào cản lớn nên số lượng hãng tham gia thị trường rất ít gần như bằng 0 nên chỉ số CR2 thay đổi rất nhỏ, cho đến năm 2019 khi Bamboo Airlines gia nhập thị trường.
Xét chỉ số HHI, từ năm 2012 – 2018, chỉ số HHI đều nằm trên ngưỡng 3800, đây là mốc tương đối lớn thể hiện mức độ tập trung c ủa ngà nh trong giai đoạ n này là cao. Tuy nhiên đến năm 2019, chỉ số HHI có giảm từ 4058 – 3156, vẫn là mức tập trung cao nhưng lại nói lên khả năng chiếm lĩnh thị phần tốt của Bamboo Airway dù cho doanh nghiệp này mới thành lập trong thời gian ngắn.