Hạn chế trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay theo quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng Cầm quyền

Một phần của tài liệu Quan điểm hồ chí minh về đảng cầm quyền và sự vận dụng vào việc xây dựng, chỉnh đốn đảng hiện nay (Trang 30 - 34)

Chương 2: Vận dụng vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay

2.2. Hạn chế trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay theo quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng Cầm quyền

theo quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng Cầm quyền

 Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nói chung vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị: Việc tổ chức thực hiện một số nghị quyết của Đảng vẫn là khâu yếu. Công tác tư tưởng còn có mặt hạn chế, thiếu kịp thời, tính thuyết phục chưa cao. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tiên phong, thiếu gương mẫu. Tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi còn hình thức. Thực hiện trách nhiệm nêu gương, nhất là của người đứng đầu chưa tạo được sự lan tỏa sâu rộng. Việc hoàn thiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị cho phù hợp với tình hình thực tiễn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động ở một số nơi thực hiện thiếu quyết liệt, chưa đạt mục tiêu đề ra; cá biệt có nơi còn nóng vội, chưa có bước đi vững chắc. Tinh giản biên chế mới tập trung giảm số lượng, chưa thực sự gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng vị trí việc làm còn nhiều lúng túng, tiến độ triển khai còn chậm so với mục tiêu đề

ra. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn thấp, chưa được củng cố kịp thời. Chính sách cán bộ chưa thực sự tạo động lực để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc; chưa có cơ chế bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung.

 Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung còn nhiều bất cập, chậm được đổi mới.

Phương thức lãnh đạo của Đảng là tổng thể các hình thức, phương pháp, cách thức, quy chế, quy định, quy trình, phong cách, lề lối… mà Đảng sử dụng để tác động vào đối tượng lãnh đạo nhằm thực hiện thắng lợi cương lĩnh chính trị, đường lối, các nghị quyết của Đảng, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã thẳng thắn nhìn nhận: “Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị còn chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số chủ trương, nghị quyết của Đảng thành pháp luật của Nhà nước chưa đầy đủ, kịp thởi. Việc ban hành nghị quyết của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa sát thực tiễn, thiếu tính khả thi; việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nghị quyết chưa nghiêm, hiệu quả thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra. Tình trạng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng còn xảy ra ở một số nơi”

Có thể thấy, việc phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước chưa

thực sự rõ ràng. Chưa có sự phân định thật rõ quyền hạn, trách nhiệm giữa Bộ Chính trị, Ban Bí thư với Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ, cũng như giữa ban thường vụ, thường trực cấp ủy với ban cán sự đảng ủy ban nhân dân, đảng đoàn hội đồng nhân dân ở địa phương. Các quy chế phối hợp đã có, nhưng vẫn còn tình trạng chung chung, khó triển khai trong thực tiễn. Cùng với đó, việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng với người đứng đầu cơ quan nhà nước còn chưa thật rạch ròi và còn thiếu thống nhất, gây nên những chồng chéo, lúng túng nhất định trong chỉ đạo, điều hành ở các địa phương, cơ quan, đơn vị.

 Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn chưa thực sự được đẩy lùi, còn có những hiểu hiện, diễn biến phức tạp

Đảng ta là đảng cầm quyền, đội ngũ đảng viên nắm giữ hầu hết các vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước, có quyền lực rất lớn và đi liền với đó là nguy cơ tha hóa quyền lực, quan liêu, tham nhũng, biến chất, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm” cũng rất cao. Trên thực tế, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả ở cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao còn nhiều diễn biến tinh vi, phức tạp, khó lường.

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay đã “làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng”, nếu không bị ngăn chặn, đẩy lùi, thì đây sẽ “là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội XII, Đại hội XIII của Đảng đã xác định đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong nội bộ là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng.

Nguyên nhân sâu xa, chủ yếu của tình trạng suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả người đứng đầu, trước hết là do bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá nhân, không đủ bản lĩnh để vượt qua những cám dỗ. Do vậy, muốn ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì phải bắt đầu từ việc cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa”. “Tự soi, tự sửa” là việc mỗi người phải nghiêm túc tự kiểm điểm, tự nhìn lại mình; cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa chữa.

 Bốn là, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng còn những hạn chế.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, kết quả đã đạt được, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng hiện vẫn còn những hạn chế. Không ít địa phương, cơ quan, đơn vị tiến hành kiểm tra, giám sát còn chiếu lệ, hình thức, chưa quyết liệt, nên hiệu quả chưa cao, chưa đủ sức răn đe; đấu tranh với vi phạm vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, đùn đẩy, không nghiêm túc. Một số tổ chức đảng còn tỏ ra bị động trong phát hiện tiêu cực; công tác kiểm tra, giám sát chỉ được thực hiện khi có đơn tố cáo, thiếu kiểm tra chấp hành và giám sát thường xuyên, đã làm cho vai trò, uy tín của cấp ủy và tổ chức chính quyền bị giảm sút; nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, vi phạm kỷ luật, nhưng chỉ được phát hiện bởi báo chí, truyền thông, chứ không phải do tổ chức đảng hay cơ quan kiểm tra, giám sát... Một số cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp ủy chưa coi trọng đúng mức công tác kiểm tra, giám sát; chưa kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo; việc xác định nội dung kiểm tra, giám sát còn dàn trải, chưa đi vào những lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực.

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là “thanh bảo kiếm” giữ nghiêm kỷ luật đảng. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần được nhận diện và nhanh chóng khắc phục.

Một phần của tài liệu Quan điểm hồ chí minh về đảng cầm quyền và sự vận dụng vào việc xây dựng, chỉnh đốn đảng hiện nay (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)