từ năm 1991 đến đầu thế kỷ XI
Là những bộ phận hợp thành của PTCS – CNQT, Đảng Cộng sản Việt Nam và các ĐCS truong PTCS – CNQT nói chung có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, được thử thách và kiểm nghiệm trong thực tế đấu tranh cách mạng sôi động của mỗi đảng cũng như trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới qua các thời kỳ khác nhau. Tùy hoàn cảnh lịch sử ra đời và con đường đấu tranh cách mạng của từng đảng không hoàn toàn giống nhau, nhưng với tư cách đội tiên phong của GCCN mỗi nước, các đảng của PTCS – CNQT ở các nước trên thế giới và Việt Nam, về cơ bản, thể hiện sự thống nhất trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin, kiên trì đấu tranh vì những mục tiêu mang tính thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; cùng hướng tới mục tiêu lý tưởng: giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội; xây dựng CNXH, CNCS. Chính tính thống nhất về nền tảng tư tưởng và mục tiêu chiến lược đã trở thành cơ sở khách quan kết nên những mối quan hệ hữu nghị giàu truyền thống, sự gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai bên.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi thâm nhập và hoạt động trong PTCN Tây Âu, đã tiếp thu chân lý của chủ nghĩa Mác Lênin, kinh nghiệm cách mạng châu Âu và từ thực tiễn Việt Nam, Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Bền bỉ và sáng tạo, Nguyễn Ái Quốc cùng với các nhà cách mạng tiền bối đã truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào PTCN, phong trào yêu nước, đưa đến sự ra đời ĐCS Việt Nam – người lãnh đạo, bộ tham mưu chiến đấu của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình vận động thành
lập chính đảng độc lập của GCCN Việt Nam và sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhiều ĐCS trên thế giới bằng hoạt động quốc tế của mình đã lên tiếng bày tỏ tình đoàn kết, đồng thời từng bước phát triển mối liên hệ ngày càng mật thiết thông qua sự phối hợp hành động của Quốc tế Cộng sản.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam cùng với sự trưởng thành vượt bậc của ĐCS Việt Nam trong cuộc đối đầu với các thế lực đế quốc, thực dân sừng sỏ, cũng như trong sự nghiệp đổi mới, được đón chào và đánh giá cao như những góp mang ý nghĩa lịch sử, khẳng định tính đúng đắn của sự lựa chọn con đường đi lên CNXH ở một nước có trình độ xuất phát điểm thấp. Hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc xâm lược Mỹ đi đến thắng lợi đã nêu ra một mẫu mực sống động của sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, trong đó tình đoàn kết của bầu bạn quốc tế, sự ủng hộ to lớn của các Đảng Cộng sản, công nhân trên khắp thế giới. Các phong trào phản kháng mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhiều nghĩa cử cao đẹp xả thân đấu tranh vì Việt Nam, những tấm lòng vàng của nhân dân yêu chuộng hòa bình sẻ chia với Việt Nam bằng sự giúp đỡ vật chất và tinh thần… được ghi tạc trong tâm khảm các thế hệ người Việt Nam với sự biết ơn, trân trọng. Đây là thời kỳ mà mối quan hệ giữa các đảng trong PTCS - CNQT trên thế giới với Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra đặc biệt hữu nghị, thể hiện trên đỉnh cao tình đoàn kết keo sơn giữa những đồng chí anh em trên trận tuyến chống đế quốc. Ngoài các mối quan hệ song phương, tình đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau được thể hiện nổi bật trên các diễn đàn đa phương của PTCS – CNQT, vai trò và vị trí của cách mạng Việt Nam đối với tiến trình cách mạng thế giới luôn được đánh giá cao, ủng hộ nhiệt tình việc thông qua nghị quyết của các hội nghị lên án mạnh mẽ sự leo thang nguy hiểm cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ hiếu chiến.
Chiến công của Việt Nam chống thực dân, đế quốc không chỉ là nguồn động viên, cổ vũ PTCS – CNQT ở trên thế giới đấu tranh vì hòa bình, dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội. Chủ đề “chống chiến tranh xâm lược Việt Nam” đã từng trở thành một nội dung quan trọng, chất xúc tác đặc biệt có khả năng củng cố khối đoàn kết, tập hợp lực lượng của các Đảng Cộng sản.
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới cũng chính là thời điểm CNXH hiện thực đang từng bước trượt vào tình trạng khủng hoảng gay gắt nhất. Sự thay đổi tương quan của cục diện thế giới đặc PTCS – CNQT đứng trước những bế tắc nan giải trong việc xác định đường lối chiến lược, sách lược cùng như tổ chức. Những bước đi ban đầu của đổi mới ở Việt Nam theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và đổi mới hệ thống chính trị với hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản.
Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu, Liên Xô cùng với bước thoái trào tạm thời của CNXH thế giới đã tác động không nhỏ đến các mối quan hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng trong PTCS – CNQT trên thế giới. Dưới ảnh hưởng của sự kiện này, xu hướng phân hóa nội bộ nhiều ĐCS diễn biến vô cùng phức tạp, dẫn đến sự phân liệt về tổ chức, đặt các đảng đối diện trực tiếp trước nguy cơ đe dọa sự tồn vong của mỗi đảng. Hệ thống XHCN không còn đã làm cho PTCS – CNQT mất đi chỗ dựa để có thể tổ chức các hình thức liên hệ chặt chẽ thường xuyên như trước đây giữa các đảng phong trào. Đây là nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với đảng ở PTCS – CNQT có phần lung lay cho dù các bên quan hệ vẫn trung thành với chủ nghĩa quốc tế của GCCN.
Vượt qua giai đoạn phân hóa và phân liệt nghiêm trọng về tổ chức, khủng hoảng về đường lối chính trị, nửa cuối thập niên 90, nhiều đảng trong PTCS – CNQT có nhiều bước hồi phục, duy trì bản sắc cộng sản, củng cố cơ
sở giai cấp – xã hội, đổi mới phương thức hoạt động, dần dần tạo dựng lại ảnh hưởng trong đời sống xã hội đất nước. Bằng những thành tựu quan trọng giành được trong đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ trụ vững mà còn tăng cường được vị trí trên trường quốc tế.
Quan hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng trong PTCS – CNQT không chỉ các nước XHCN mà cả những nước TBCN có thêm nhiều bước tiến tích cực. Sự hiện diện đông đảo của các đoàn đại biểu ĐCS trên diễn đàn đại hội VII, VIII, IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự tham dự của đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam tại hầu hết các đại hội thường kỳ của các đảng bạn cùng với các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ trong khuôn khổ song phương và đa phương trong các năm cho thấy rõ sự khởi sắc của những mối quan hệ này,