Đường lối, chính sách cải cách kinh tế

Một phần của tài liệu Đề tài (10) từ quan hệ chính trị và kinh tế phân tích bài học kinh nghiệm từ công cuộc cải tổ ở liên xô cũ, trung quốc và đổi mới của việt nam (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu của tiểu luận

2.2.1. Đường lối, chính sách cải cách kinh tế

Công cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc chính thức được phát động từ Hội nghị Trung Quốc 3 khóa XI tháng 12/1978. Với quan điểm “giải phóng tư tưởng, thực sự caafi thị, đoàn kết nhất trí, hướng về phía trước”, Hội nghị đã đánh giá lại điểm xuất phát của nền kinh tế Trung Quốc, phê phán sai lầm của giai đoạn trước, đưa ra nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội.

Trong các kỳ Đại hội Đảng tiếp theo, những lý luận về cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã được khẳng định và tổng kết thành những quan điểm lớn sau đây:

- Thực hiện “giải phóng tư tưởng” nhằm thay đổi nhận thức về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.

- Chủ trương đa dạng hóa sở hữa, khôi phục và phát triển nền kinh tế hàng hóa đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng tập trung phát triển nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành công nghiệp đáp ứng nhu cầu cấp bách cyra đất nước. Đối với các ngành công nghiệp nặng, Trung Quốc chủ trương giảm bớt quy mô và tốc độ phát triển, ưu tiên đầu tư cho công nghiệp nhẹ và các ngành khác.

- Mở cửa, thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

- Cải cách thể chế chính trị gắn liền với cải cách kinh tế.

2.2.2. Các giai đoạn thực hiện cải cách – mở cửa kinh tế của Trung Quốc.

2.2.2.1. Giai đoạn bắt đầu cải cách (12/1978 – 10/1984)

Nhằm xây dựng một kỷ nguyên mới bắt đầu với một hội nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 18/12/1978, đánh dấu bằng việc cộng nhận trang trại tư nhân quy mô nhỏ, bước đầu tiên từ bỏ chính sách công xã trong nông nghiệp và công nghiệp thời Mao Trạch Đông, dựng một nền kinh tế bắt đầu từ nông nghiệp.

Cải cách kinh tế Trung Quốc mở đầu bằng việc thực hiện “chế độ trách nhiệm trong sản xuất nông nghiệp” mà sau này được người ta gọi tắt là “khoán sản lượng tới hộ” vốn đã diễn ra thực tế trước đó tại hai tỉnh An Huy và Tứ Xuyên. Với việc để cho người nông dân được tự chủ làm ăn và được hưởng toàn bộ sản phẩm làm ra trên mảnh đất được phân phối sau khi nộp cho nhà nước một số phần trăm thu hoạch, tính tích cực sản xuất hay là nói sức sản xuất trong nông nghiệp Trung Quốc đã được giải phóng mạnh mẽ. Thuế nông nghiệp đã được xóa bỏ, con em nông dân một số vùng sâu vùng xa được phát sách giáo khoa, được miễn học phí, chính sách hộ khẩu với những nông dâ vào thành phố làm thuê đã được nới lỏng… Chỉ trong một gian ngắn, với diệc tích canh tác chỉ chiếm 7% thế giới, nhưng Trung Quốc đã nuôi được 22% dân số thế giới. Cho đến nay có thể nói đây là bước cải cách mang tính đột phá, là thành tựu lớn nhất trong cải cách nông nghiệp ở Trung Quốc.

Năm 1979, Trung Quốc quyết định xây dựng các đặc khu kinh tế, gồm ba dặc khu kinh tế là Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu tại tỉnh Quảng Đông và đặc khu kinh tế Hạ Môn tại tỉnh Phúc Kiến. Việc quyết định xây dựng đặc khu nhằm mở rộng hợp tác kỹ thuật và giao lưu kinh tế với nước ngoài, tận dụng FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào Trung Quốc. Từ năm 1978 – 2007, FDI tích lũy vượt 760 tỉ USD, đứng đầ thu hút FDI tại các nước đang phát triển và đông thứ hai trên thế giới.

Năm 1982, Trung Quốc thực hiện khoán sản lượng hoặc khoán toàn bộ đến hộ nông dân. Việc giải phóng năng lực sản xuất cho hàng trăm triệu hộ nông

dân đã mang lại bước nhảy vọt trong kinh tế nông thôn. Gía trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng bình quân 11,5% / năm trong giai đoạn 1980 -1985, gấp 3,5 lần giai đoạn 1953 – 1980.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện khoán sản phẩm đã nảy sinh những hạn chế, tiêu cực: tư tưởng bình quân chủ nghĩa trong khoán ruộng đất, tâm lý “sợ thay đổi” trở nên khá phổ biến, công tác quản lý ruộng đất trở nên hỗn loạn, cơ sở hạ tầng trong nông thôn yếu kém lại bị phân tán… Để khắc phục tình trạng này, từ năm 1984 Trung Quốc đã thực hiện những biện pháp hoàn thiện chế độ khoán sản phẩm, trong đó có hai nội dung quan trọng: quy định thời gian khoán ruộng đất tư 15 năm trở lên và áp dụng chính sách “hộ chuyên”. Những biện pháp này đã đưa công cuộc cải sách kinh tế ở nông thôn Trung Quốc đã đạt được những kết quả ban đầu khá căn bản.

Trên đà những thắng lợi đạt được ở khu vực nông thôn, Trung Quốc bước đầu cải cách ở thành thị. Trong giai đoạn này, cải cách ở tahfnh thị chỉ dừng lại ở mức thăm dò, thí điểm.

Một phần của tài liệu Đề tài (10) từ quan hệ chính trị và kinh tế phân tích bài học kinh nghiệm từ công cuộc cải tổ ở liên xô cũ, trung quốc và đổi mới của việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)