Cà Mau có hệ thống sông ngòi dày đặc, vì vậy văn hóa tỉnh Cà Mau cũng gắn liền với hệ thống sông ngòi. Chính vì thế mà dòng sông, con nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống và hình thành nên các giá trị văn hóa sông nước đặc sắc của người dân Cà Mau.
- Họp chợ trên các ngã sông: Ngã sông là nơi giao nhau giữa các dòng nước, tàu ghe xuôi ngược thường phải đi qua. Thế nên, người ta thường họp chợ tại các ngã sông để tiện bề mua bán, trao đổi hàng hóa. Thông thường là các tiểu thương tại đây bày bán các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống bên cạnh việc mọc lên các hàng quán phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách đường xa.
- Tín ngưỡng sông nước của người dân Cà Mau: Cà Mau có nhiều tín ngưỡng văn hóa sông nước, mỗi tín ngưỡng đều thể hiện rõ niềm tin về một cuộc sống an lành, sung túc và hạnh phúc. Một số tín ngưỡng nổi bật như: tín ngưỡng thờ Cá Ông, tín ngưỡng thờ Bà Cậu và Cậu Tài, Cậu Quý (con trai của bà), tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu… Bên cạnh đó, người dân Cà Mau còn có một số tập tục như: cúng, rửa tàu trước khi ra khơi; vẽ mắt cho tàu, ghe; tránh nói những điều không may; ăn cá không được lật con cá lại; dao bị rớt xuống sông phải mò lên nếu không sẽ gặp điều không may mắn…
- Đời sống sinh hoạt của người dân vùng sông nước Cà Mau: Trước kia, trong đời sống sinh hoạt của người dân Cà Mau, mọi yếu tố đều gắn liền với con nước. Lúc dựng nhà, họ thường chọn đối diện với dòng sông để tiện bề mua bán, săn bắt cá tôm, trồng trọt... Sau đó, sản sinh ra nhiều hình thức lao động trên sông như đáy, cào, chày, vó, câu, đăng… Thông thường, người Cà Mau sử dụng các phương tiện đi lại như xuồng ba lá để lưu thông theo những con kênh, rạch nhỏ; võ lãi ra sông lớn để tránh sóng xô; buôn bán thì chủ yếu là ghe. Các phương tiện đều là một
phần quan trọng không thể thiếu của người dân Cà Mau trước sự mênh mông của sông nước.
Ngoài ra, những chiếc cầu khỉ cũng là phương tiện đi lại để nối liền hai bờ sông hoặc con kênh. Tuy không thực sự kiên cố nhưng đã trở thành điểm tựa cho khách bộ hành khi đi qua một khoảng sông vắng đò.
Tất cả những nét sinh hoạt, nếp ăn, nếp ở của người dân vùng sông nước đã hình thành nên những giá trị văn hóa đặc sắc cần được khai thác trong hoạt động du lịch hiện nay ở Cà Mau.
2.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực
Là một vùng đất tồn tại song song hai hệ sinh thái mặn và ngọt đã hình thành nên những sản phẩm du lịch đặc trưng cho cả hai hệ sinh thái. Đến với hệ sinh thái ngập ngọt ở vùng Vườn quốc gia U Minh Hạ, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn được chế biến từ nguồn lợi sinh vật như cá lóc nướng trui, lươn um rau ngổ, lẩu mắm cá đồng, chuột đồng chiên sả, ếch đồng xào sả ớt, cá rô chiên xù, gỏi nhộng ong… Hệ sinh thái ngập mặn sẽ đưa du khách đến với vùng Đất Mũi quanh năm nắng gió và thưởng thức các món ăn đặc trưng được chế biến từ hải sản như cua gạch luộc (được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xếp vào top 50 món ngon tiêu biểu của Việt Nam), tôm tít nướng, tôm hấp nước dừa, cá nâu kho trái giác, cá thòi lòi nướng muối ớt, ốc len xào dừa, bồn bồn xào tép, mắm ba khía, chả trứng mực, hàu sữa nướng mỡ hành, cá dứa kho tộ, cá ngát nấu lá vang, sò huyết rang me…
Các thức ăn thời kỳ khẩn hoang mang cái hồn quê mộc mạc của người nông dân. Trong ẩm thực hàng ngày, người Cà Mau thường có một câu nói cửa miệng “Nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc”. Chúng ta dễ dàng nghe nhắc đến câu nói này ở khắp vùng sông nước Cà Mau, bởi lẽ trong bữa ăn hàng ngày của người Cà Mau thông thường chỉ là các món: canh, kho, luộc, xào, chiên, nướng. Sau khi ăn và cảm nhận
hương vị, nhiều người có cùng ý kiến và cho rằng những món “nướng, chiên, xào, luộc” là những món ngon được xếp hàng đầu.
Tôm nướng muối ớt
Hình 2.8.1 Tôm nướng muối ớt
Ngày xưa, các món ăn hàng ngày của người Cà Mau, nhất là vùng nông thôn được chế biến rất đơn giản, không cầu kỳ, tỷ mỷ, công phu trong cách trang trí nhưng lại rất hấp dẫn bởi nguyên liệu tươi sống, hương vị quyến rũ, cách chế biến theo kiểu truyền thống qua bàn tay khéo léo, giỏi giang của các bà nội trợ. Cùng với thời gian, nếp sống sinh hoạt ăn uống của người Cà Mau cũng dần dần thay đổi. Tuy các sản vật trong đời sống hàng ngày vẫn vậy nhưng cách chế biến đã khác, ngày càng cầu kỳ hơn, phong phú hơn, hấp dẫn, lạ lẫm hơn. Trong các món ăn, người ta còn chú trọng đến gia vị, màu sắc và sự cân bằng giữa mát – lạnh, ấm – nóng, chưa nói là trong ăn uống còn có tính chất cộng cảm, trọng tình, trọng thị.
Những món ăn tiêu biểu trong những dịp lễ, Tết, ma chay, cưới xin và khi nhà có khách thể hiện nét bình dị, cởi mở, khoáng đạt. Lễ nghi, cơ cấu bữa ăn, kỹ thuật nấu nướng, sắp đặt, bày trí mâm cơm cho thẩm mỹ cũng được người dân coi trọng và nâng dần lên thành chuẩn mực trong nghệ thuật ẩm thực Cà Mau.
Văn hóa ẩm thực đường phố Cà Mau cũng là một nét đặc biệt lôi cuốn do Cà Mau là vùng đất cộng cư của ba dân tộc anh em Kinh – Hoa - Khmer. Sự dung hợp và tiếp biến văn hóa đã hình thành nên một số món ăn mang sự pha trộn hết sức thú vị như bún nước lèo, bánh tằm cay, lẩu mắm, hủ tiếu, bún riêu cua, bánh canh ghẹ… bên cạnh các món ăn vặt truyền thống như bánh cam bánh cồng, chuối chiên, chuối nướng, bánh bò sữa, bánh khéo, vai vạc, cốm dẹp, bánh ống lá dứa…
Lẩu mắm U Minh
Hình 2.8.2 Lẩu mắm U Minh
Với sự phong phú về sản vật, người dân Cà Mau đã khéo léo trong việc chế biến các loài thủy hải sản cũng như một số sản vật khác của địa phương thành những món quà tặng đặc sản trứ danh của vùng đất biển như tôm khô Cà Mau (được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xếp vào top 10 đặc sản tiêu biểu của Việt Nam năm 2017), các loại khô (cá dứa, mực, cá sặc bổi U Minh, cá khoai, cá rúng…), dưa bồn bồn, mắm ba khía… Ngoài ra, mật ong U Minh Hạ cũng là một sản phẩm mà khách du lịch ưa thích bởi nguồn mật tinh khiết từ hoa tràm có giá trị cao trong làm đẹp và chữa bệnh.
Đối với khách du lịch trên mọi miền đất nước, văn hóa ẩm thực Cà Mau đã trở thành thương hiệu chiếm được lòng tin bởi sự uy tín và chất lượng. Bởi vậy, những nét tinh hoa của nghệ thuật ẩm thực cũng góp phần tôn vinh, quảng bá Du lịch Cà Mau đến với du khách trong và ngoài nước.
Ngoài ra, Cà Mau cũng chủ động trong việc duy trì và phát huy nét văn hóa ẩm thực truyền thống của địa phương thông qua việc tổ chức các hội thi về ẩm thực hàng năm và thu hút nhiều đơn vị kinh doanh du lịch, ẩm thực trong tỉnh đến tham dự. Từ các hội thi, người dân địa phương và khách du lịch có dịp tìm hiểu sâu sắc hơn những nét đặc trưng cũng như sự phong phú và đa dạng của ẩm thực Cà Mau. Đây được coi là một trong những kênh thông tin hữu hiệu quảng bá trực quan sinh động nhất về hình ảnh Du lịch Cà Mau thông qua những món ngon quê nhà.
Bên cạnh đó, Cà Mau cũng chú trọng công tác quảng bá thông tin về ẩm thực thông qua các kênh thông tin, truyền thông, báo chí… Qua đó, du khách dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và tìm hiểu những thông tin về món ngon cũng như địa chỉ ẩm thực khi đến Cà Mau.
Trên hành trình khám phá vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc, du khách sẽ choáng ngợp trước không gian bao la bát ngát của rừng tràm, rừng đước; sẽ cảm thấy thoải mái với lối sống dân dã của người dân xứ biển; hòa nhịp với những âm điệu dân gian qua truyện kể Bác Ba Phi, đờn ca tài tử; trải nghiệm mua sắm ở những khu chợ ven sông, ven biển; trở về những ký ức hào hùng thông qua những giai thoại lịch sử của địa phương… Nhưng tất cả sẽ không bao giờ đủ nếu thiếu đi không gian văn hóa ẩm thực trong mỗi sản phẩm du lịch mà du khách trải nghiệm. Thế nên, văn hóa ẩm thực đã sớm chiếm một vị trí quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc thiết kế, xây dựng và hình thành thương hiệu điểm đến của Cà Mau.
2.1 Nhận xét chung
2.1.1 Mặt tích cực
Nền ẩm thực đa dạng, phong phú với các loài hải sản chiếm chủ đạo;
Ẩm thực Cà Mau có phong cách chế biến không quá cầu kỳ, thường quay quanh 4 cách chế biến chính là nướng, chiên, xào và luộc;
Nền ẩm thực Cà Mau ảnh hưởng từ thời kỳ khai phá miền Nam nên không quá tập trung vào phần trình bày sản phẩm, mà quan trọng vào chất lượng sản phẩm;
Có nhiều loại mắm nêm ăn kèm món ăn chính độc đáo;
Có loại hình trải nghiệm ăn uống trên tàu, bè trên sông rất độc đáo;
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã có những hành động hỗ trợ để lưu giữ, phát triển các nét đặc sắc trong ẩm thực của tỉnh cũng như quảng bá rộng ra khắp đất nước và trên Thế giới thông qua các cuộc thi, lễ hội ẩm thực.
2.1.2 Mặt tiêu cực và nguyên nhân
Cà Mau có diện tích đất ngập mặn lớn, các loại rau xanh kém phát triển nên ẩm thực nhìn chung thiếu màu sắc của rau xanh. Nguyên nhân là do tỉnh Cà Mau là một tỉnh giáp biển, có đường bờ biển rộng và hoạt động triều cường mạnh mẽ;
Đôi khi trong cách chế biến có phần hơi bị xuề xòa, mất vệ sinh. Nguyên nhân là do người dân Cà Mau đa phần vẫn quen với phong cách dân dã, gần gũi với thiên nhiên. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đa phần tàu bè còn thô sơ nên hoạt động ẩm thực trên tàu bè không thật sự đáp ứng được nhu cầu của tất cả khách du lịch, thăm quan. Nguyên nhân ở đây do chưa có sự quan tâm, đầu tư từ phía chính quyền cũng như người dân.
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM QUẢNG BÁ VĂN HÓA ẨM THỰC TỈNH CÀ MAU
3.1 Du lịch ẩm thực hướng tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
của Cà Mau
Du lịch ẩm thực phát triển dựa trên nền ẩm thực mâng đẩm bản sắc của tỉnh, cái mà du khách tìm đến chính là bản sắc riêng của nền văn hóa đó. Không để sự lai tập của các nền ẩm thực khác ảnh hưởng đến ẩm thực riêng của nơi đây.
3.2 Xây dựng một nền ẩm thực phong phú và du lịch trải nghiệm tự làm:
Ẩm thực cũng được coi là một phần yếu tố ảnh hưởng đến việc quết định chọn địa điểm du lịch của du khách. Nền văn hóa ẩm thực càng phong phú, độc đáo thì càng hấp dẫn khách du lịch. Cần xây dựng một khu ẩm thực thu nhỏ bao gồm tất cả những đặc sản, món ăn truyền thống của Cà Mau từ xa đến gần quy về một nơi, như vậy du khách dễ dàng có những trải nghiệm về nhiều món ăn.
Ngoài những món ăn cần có một khâu chế biến phức tạm thì chúng ta có thể bổ sung thêm về du lịch trải nghiệm, cụ thể hở đây có thể để cho du khách tự tay làm những món ăn cơm bản đơn giản như món cua gạch luộc cà Mau: du khách sẽ được hướng dẫn chọn cua và được hướng dẫn cách sơ chế và chế biến cua một cách ngon nhất, …
Hình 3.2 Du khách được trải nghiệm tự mình bắt cua
3.3 Mang gian hàng ẩm thực Cà Mau đến với sự kiện Ngày hội du lịch
Tổ chức kết hợp với liên hoan ẩm thực món ngon các nước nhằm quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp vùng đất, con người và nét văn hóa ẩm thực đặc sắc tỉnh Cà Mau.
Hình 3.3 Ảnh về một loại bánh ở Cà Mau
3.4 Liên kết với các địa phương khác
Kết hợp với các các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh mở và xây dựng các tua về miền Tây Nam Bộ nhằm tăng lượng khách đến du lịch địa phương.
Giới thiệu về mô hình du lịch nổi bật của địa phương nhằm nhấn mạnh yếu tố tạo nên sự khác biệt không trùng lắp với các địa phương khác ở đồng bằng sông Cửu Long.
Phát huy những sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh như: du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng với các hoạt động trên đất vuông, đất rừng, đất biển, … để tạo nét khác biệt so với các tỉnh, thành khác ở đồng bằng sông Cửu Long, làm cơ sở cho hoạt động liên kết tua tuyến, tạo những trải nghiệm đa dạng cho du khách.
du lịch cả nước, cùng với những đặc thù du lịch của tỉnh, ngành du lịch cần nghiên cứu và đề ra các giải pháp, chiến lược phát triển du lịch bền vững một cách đồng bộ, để đưa du lịch Cà Mau ngày càng tiến xa hơn nữa.
KẾT LUẬN
Qua việc tiềm hiểu về ẩm thực tỉnh Cà Mau ta thấy được nguồn gốc, xuất xứ, khẩu vị của ẩm thực rất riêng tại nơi đây. Chính những điều kiện thiên nhiên, phong cách sống đã tạo nên khẩu vị khác biệt của vùng đất tận cùng của Tổ quốc. Những trải nghiệm trong ẩm thực cũng chính là những trải nghiệm văn hóa bởi trong mỗi món ăn, nhất là những món ăn lạ có nét tính cách, nét văn hóa, có bóng hình của những con người, những vùng đất nơi đây.
Đến với Càu Mau, du khách có thể tự mình khám phá con người, thiên nhiên và vô số món ngon hấp dẫn khác chỉ riêng nơi đây có. Đối với khách du lịch trên mọi miền đất nước, văn hóa ẩm thực Cà Mau đã trở thành thương hiệu chiếm được lòng tin bởi sự uy tín và chất lượng. Đi du lịch Cà Mau thưởng thức các món ăn ngon cũng là một trong những loại hình du lịch văn hóa độc đáo, trải nghiệm thú vị.