- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
ĐỀ 34: Đọc truyện sau:
Bó hoa đẹp nhất
Ly biết từ khi sinh em My, mẹ đã quên hẳn việc tô chức sinh nhật cho mẹ. Nhưng sinh nhật của hai chị em thì bao giờ mẹ cũng nhớ. Hôm nay là sinh nhật mẹ, Ly băn khoăn không biết nên tặng quà gì cho mẹ. Trong khi mẹ lúi húi nấu cơm dưới bếp, Ly bế em My ra ngõ chơi. Em My tụt xuống đất, chạy loăng quăng thích thú. Nó chỉ bông hoa râm bụt đỏ chói đỏi chị hái. Ả phải rồi, mẹ rất yêu hoa mà! Ly hái những bông hoa cúc dại mọc đầy bên đường xếp thành một bó. Bên cạnh nhừng bông cúc trắng xinh xinh, Ly cài thêm nhừng bông hoa râm bụt đỏ tươi rực rỡ. Hai chị em Ly vào nhà với bó hoa tặng mẹ ngày sinh nhật. Mẹ vui mừng ôm hai chị em vào lòng và nói: “Đây là bó hoa đẹp nhât mà mẹ được tặng đấy!”
Theo Hà Huy Anh (Vở bài tập Đạo đức 3, Nhà xuất bán Giáo dục Việt Nam, năm 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (1,0 điểm). Các từ: “bó hoa”, “đẹp”, “tặng” trong câu “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được
tặng đấy!”, từ nào là danh từ, động từ, tính từ?
Câu 2 (1,0 điểm). Giải thích nghĩa cua từ “băn khoăn” trong câu “Hôm nay là sinh nhật mẹ, Ly
băn khoăn không biết nên tặng quà gì cho mẹ.”
Câu 3 ( 1,0 điểm). Theo em, vì sao người mẹ lại nói: “Đây là bỏ hoa đẹp nhất mà mẹ được
tặng đấy!”?
Câu 4 ( 1,0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về tình cám cùa em đối với mẹ. GỢI Ý:
1 Danh từ: bó hoa; Động từ: tặng; Động từ: tặng; Tính từ: đẹp.
(Học sinh làm đúng 01 từ được 0,5 điểm; đúng 02 từ được 0,75 điểm
2 “Băn khoăn” có nghĩa là không yên lòng vì đang có những điều phải nghĩ ngợi.
3 Vì người mẹ rất vui mừng, xúc động trước tấm lòng hiếu thảo của hai chị em Ly.
4 Hình thức: Học sinh viết đúng thể thức đoạn văn.
Nội dung: Thể hiện tình cảm của em đối với mẹ. Có suy nghĩ riêng và vận dụng tốt các phương thức biểu đạt.
ĐỀ 35: Đọc đoạn trích sau:
Thuở ấy ở làng quê, mẹ tôi dạy những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua bắt ốc, chăn trâu cắt cỏ. Có những thằng cu nghịch ngợm và viết xấu quá, nhiều buổi tối mẹ tôi bảo cả mấy đứa đến ngồi bên. Mẹ tôi đặt bàn tay thon thả xanh xao cầm lấy bàn tay bé nhỏ nhưng đã sớm khô ráp chai sần của những thằng cu ấy. Mẹ tôi cầm tay học trò viết từng nét cong, nét thẳng. Rồi khi buông ra để học trò tự viết lấy, tôi thấy
mẹ tôi khẽ mím môi, hơi thở nhẹ hẳn đi, mái đầu như đưa theo bàn tay của các em. Đến khi xem lại những chữ học trò tròn trịa ngay ngắn, mẹ tôi khẽ gật đầu. Rồi mẹ tôi cất tiếng đọc, một giọng thanh thoát, nhẹ nhàng để trẻ con bắt chước theo. Nghe học trò đọc, không thấy ngọng nữa, mẹ tôi mỉm cười trìu mến lắm.”
(Nụ cười của mẹ - Lê Phương Liên - dẫn theo Ngữ văn 6 tập một - NXBGD, tr 122)
Câu 1 (0.5 điểm). Người mẹ dạy những đứa trẻ nào?
Câu 2 (1.0 điểm). Tìm năm tính từ miêu tả người mẹ khi dạy những đứa trẻ đó?
Câu 3 (1.0 điểm). Những việc làm của người mẹ trong văn bản cho thấy người mẹ có những phẩm chất
đáng quý nào?
Câu 4 (0.5 điểm). Em mơ ước trong tương lai sẽ làm nghề gì? Vì sao? GỢI Ý:
Câu 1: Mẹ dạy những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua bắt ốc, chăn trâu cắt cỏ.
Câu 2: Học sinh trả lời được năm từ trong các tính từ sau: thon thả, xanh xao, nhẹ, thanh thoát, nhẹ nhàng, trìu mến.
Câu 3:- Người mẹ trong văn bản là một người yêu thương học trò, tận tụy, trách nhiệm, nhẹ nhàng… Câu 4: - Học sinh nói rõ mơ ước làm nghề gì.