- Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật
18. Viện kiểm sát Nhân dân tối cao
Viện trưởng ông Lê Minh Trí
18.1. Chức năng41
Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân là hoạt động của42
Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
- Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;
- Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân là hoạt động43
của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
18.2. Quyền hạn44
Theo quy định tại Điều 13 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, khi thực
hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 45
41 “Ch c năng, nhi m v Vi n Ki m sát nhấn dấn”, Vi n ki m sát nhấn dấn t nh Th a ứ ệ ụ ệ ể ệ ể ỉ ừ
Thiến Huếố.
42 Điếều 3 Chương I Lu t t ch c Vi n ki m sát nhấn dấn 2014.ậ ổ ứ ệ ể
43 Điếều 4 Chương I Lu t t ch c Vi n ki m sát nhấn dấn 2014.ậ ổ ứ ệ ể
44 “Ch c năng, nhi m v , quyếền h n c a Vi n ki m sát nhấn dấn”, Trứ ệ ụ ạ ủ ệ ể ường Đ i h c Ki m ạ ọ ể
sát Hà N i.ộ
1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; Yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;
2. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;
3. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;
4. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác, phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật;
5. Huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra;
6. Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Điều 17 Luật
tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định Viện kiểm sát nhân dân có những
nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;
2. Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm;
3. Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm.
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện
kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm sát cụ thể như sau:
Thứ nhất, công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, bao gồm các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Thứ hai, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, bao gồm các hoạt động: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; kiểm sát các bản án và quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật; yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
Thứ ba, kiểm sát việc giải quyết của Tòa án đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, các vụ án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, kiểm sát thi hành án, bao gồm các hoạt động: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định về hình sự, dân sự đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật
Thứ năm kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, bao gồm các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
19.Viện kiểm sát nhân dân cấp cao46
19.1. Chức năng
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là một cấp kiểm sát trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là cấp dưới trực tiếp của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và là cấp trên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Viện kiểm sát cấp tỉnh) và Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi tắt là Viện kiểm sát cấp huyện) về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hiện chức năng được quy định tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Nghị quyết số 82/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội và Nghị quyết số 953/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
46 “Khái quát vếề v trí, vai trò, ch c năng, t ch c, ho t đ ng c a Vi n ki m sát nhấn dấnị ứ ổ ứ ạ ộ ủ ệ ể
19.2. Quyền hạn và nhiệm vụ
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hiện chức năng được quy định tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Nghị quyết số 82/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội và Nghị quyết số 953/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao; thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Tòa án cấp tỉnh) có kháng cáo, kháng nghị; thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi tắt là Tòa án cấp huyện) có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị.
Kiểm sát bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp tỉnh, phát hiện những bản án và quyết định có vi phạm để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh khi xét thấy không có căn cứ.
Tiếp nhận, thụ lý và giải quyết kiến nghị, đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện theo quy định của pháp luật.
Phát hiện những bản án và quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm của Toà án cùng cấp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới, báo cáo đề xuất việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm với Viện trường Viện kiểm sát Nhân dân tối cao.
Thông qua công tác kiểm sát xét xử phát hiện, tổng hợp tình hình vi phạm, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để kiến nghị, yêu cầu khắc phục; hoặc xây dựng các đề tài, đề án, chuyên đề nghiệp vụ; thông báo rút kinh nghiệm, đế xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao có biện pháp giải quyết.
Thông qua công tác kiểm sát xét xử phát hiện, kiến nghị với các cơ quan hữu quan khắc phục vi phạm, sơ hở trong công tác quản lý là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm.
Chỉ đạo, hướng dẫn. kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát cấp huyện trong giai đoạn xét xử theo quy chế nghiệp vụ của Ngành.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao.