6. Kết cấu của đề tài
3.3 Tổ chức thực hiện
Các cấp ủy đảng tổ chức quán triệt Nghị quyết này cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ở các bộ, ngành và địa phương vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phải nắm chắc, hiểu rõ nội dung nghị quyết để tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện tốt nghị quyết.
Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ thể chế hóa nội dung nghị quyết; kết hợp với các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi đã và đang thực hiện, để xây dựng chương trình hành động của Chính phủ đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cụ thể hóa nghị quyết bằng chương trình hành động, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm và công tác thường xuyên của các cấp.
Các cấp ủy vùng dân tộc và miền núi nghiên cứu vận dụng nội dung nghị quyết vào tình hình cụ thể ở địa phương, kết hợp với việc triển khai các Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX): "Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn"; "Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010" để xây dựng chương trình hành động cụ thể thực hiện nghị quyết.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân cần tổ chức quán triệt nghị quyết, xây dựng các chương trình hành động cụ thể; làm tốt công tác giáo dục, vận động quần chúng thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng.
Ban cán sự đảng ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc ở các nơi cần thiết; khẩn trương xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số ở các vùng dân tộc và miền núi; đề xuất chính sách đặc thù, thống nhất trong cả nước nhằm sử dụng có hiệu quả số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số đã được đào tạo.
Ban cán sự đảng ủy ban Dân tộc cùng Ban Dân vận Trung ương thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện nghị quyết; trong quá trình triển khai, cần bám sát thực tế, kịp thời phát hiện, đề xuất, kiến nghị để điều chỉnh, bổ sung cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết.
KẾT LUẬN
Nhận thức được sức mạnh to lớn của đoàn kết dân tộc ở nước ta, chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chính sách dân tộc ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước đề ra phù hợp với thực tiễn xã hội và xu thế phát triển chung của đất nước. Chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta mang tính toàn diện, tổng hợp, quán xuyến tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt chính sách dân tộc tạo ra bình đằng xã hội, đặt nền móng cho đại đoàn kết toàn dân, góp phần xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền và bảo đảm quyền con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Dân tộc (2001), Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bromley (1973), Tộc người và dân tộc học, Maxcova, (Bản dịch tiếng Việt, TLTV Viện Dân tộc học.
4. C.Mác – Ph.Angghen (2008), Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Phan Hữu Dật (chủ biên) (2001), Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn cấp bách
liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxh Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
6. Ủy ban Dân tộc – Viện Dân tộc (2005), Một số vấn đề về dân tộc và phát
triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình chủ
nghĩa xã hội khoa học, Nxh Chính trị Quốc gia, Hà Nội
8. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác dân tộc.
9. Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
10. Viện Nghiên cứu Chính sách dân tộc và Miền núi (2002), Vấn đề dân tộc
và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11.Viện sử học (1961), Chủ nghĩa Mác – Lenin bàn về lịch sử, Nxh Sử học, Hà Nội.