Giải pháp đối với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 39)

III. Cơ hội, thách thức và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang

3. Giải pháp

3.2. Giải pháp đối với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu

III.2.1. Đẩy mạnh phát triển công nghệ, quy mô hoạt động chế biến của các doanh nghiệp chế biến

Các doanh nghiệp chế biến phải đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, quy mô công xưởng cho hoạt động chế biến phù hợp với chủng loại gạo cũng như quy mô của khu vực trồng lúa. Các nguồn lực về nhân công, cơ sở máy móc cần đầy đủ, luôn sẵn sàng để thực hiện bảo quản, chế biến cho những đơn hàng lớn.

Các doanh nghiệp chế biến phải đảm bảo các loại máy móc, công nghệ chế biến, nguyên phụ liệu chế biến, bảo quản đáp ứng được tiêu chuẩn của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng về yêu cầu kỹ thuật đối với máy móc, công nghệ, độ an toàn của gạo sau khi chế biến, bảo quản. Bộ NN & PTNT, Bộ Công nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch cơ sở chế biến trên phạm vi cả nước theo hướng cơ sở chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu và từng bước hình thành cụm, khu công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

III.2.2. Phát triển hệ thống thu mua và phân phối gạo

Hệ thống thu mua và xuất khẩu gạo của nước ta cần có sự linh hoạt, chủ động hơn. Hoạt động thu mua cần giảm thiểu các đối tượng trung gian, mở rộng các hình thức mua thay vì chỉ mua theo hình thức nhỏ lẻ, không đảm bảo về sản lượng. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể ký hợp đồng trực tiếp với các hộ nông dân sản xuất với quy mô lớn hoặc ký hợp đồng với đại diện của bên sản xuất (hợp tác xã, tổ chức dịch vụ…), từ đó tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động hơn trong nguồn hàng, hạ giá thành gạo do loại bỏ được các trung gian mua bán gạo, đảm bảo được chất lượng, sản lượng gạo do không phải vận chuyển nhiều.

Kênh phân phối sang Trung Quốc cần mở rộng hơn, xây dựng thêm các đại lý ủy quyền tại Trung Quốc và trực tiếp xây dựng, mở rộng mua bán với các nhà bán buôn, bán lẻ của Trung Quốc để đẩy mạnh sản lượng gạo được xuất khẩu, đạt được các thỏa thuận cao về giá và cung cấp đúng nhu cầu của người dân để giữ vững mức gạo xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể liên kết với Cục Xúc tiến Thương mại để thu thập các thông tin nghiên cứu thị trường, thông tin về các đối tác nhập khẩu nhiều gạo của Việt Nam và tận dụng uy tín của Cục Xúc tiến Thương mại nhằm đẩy mạnh quy mô đơn hàng nhập khẩu.

Cơ sở hạ tầng trong hoạt động xuất khẩu gạo cũng cần cải thiện, tăng cường như phương tiện vận chuyển, kho lạnh… Hiện nay, vào mùa thu hoạch, gạo của Việt Nam rất nhiều lên đến cả trăm nghìn tấn nên nhu cầu về kho bãi rất cần thiết. Doanh nghiệp xuất khẩu cần đầu tư vào phương tiện vận tải, có đầy đủ hệ thống làm mát, giữ ẩm, vào trang thiết bị đóng gói để xuất khẩu, phải có bao bì đạt tiêu chuẩn về sự rõ ràng nhãn mác, đảm bảo chất lượng và độ an toàn của gạo.

III.2.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam

Thương hiệu gạo chưa mạnh là một hạn chế của gạo xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. Trên thế giới, gạo Việt Nam chỉ được biết đến gồm 2 loại là gạo Trắng và gạo Thơm chứ chưa có một thương hiệu riêng nào. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam. Do vậy, hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam hiện tại cần được thực hiện dựa trên cơ sở xây dựng hình ảnh hưởng về chất

lượng và dần hướng đến cạnh tranh về giá cả. Chúng ta cần tiếp tục có những nước đi thận trọng và giải pháp tốt hơn để đẩy mạnh xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Thứ nhất, việc tổ chức sản xuất cần phải có liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân.

Thứ hai, doanh nghiệp phải chia sẻ với nông dân về mặt lợi nhuận của toàn chuỗi giá trị, coi nông dân như là một cổ đông chứ không “cưa đứt, đục suốt” như hiện nay.

Thứ ba, nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu.

Thứ tư, nhà khoa học nghiên cứu tạo ra giống lúa theo đặt hàng của DN, cùng tham gia sản xuất với nông dân.

III.2.4. Chủ động nắm bắt tình hình thị trường Trung Quốc

Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra thuận lợi và tiếp tục tăng trưởng kim ngạch, mở rộng cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu, việc nắm bắt tình hình về sự thay đổi chính sách, quy định về tiêu chuẩn đối với gạo nhập khẩu từ các nước và từ Việt Nam của Trung Quốc, các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội của thị trường này cũng như xu hướng thay đổi nguồn cung gạo, nhu cầu và thị hiếu của Trung Quốc phải luôn được thực hiện thường xuyên.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cần phối hợp với Hiệp hội gạo Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn nhập khẩu như quy định nồng độ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trên gạo nhập khẩu, quy định về bao bì, điều kiện bảo quản gạo hay các biến động về tốc độ tăng trưởng kinh tế, chính trị, xã hội, khí hậu của Trung Quốc và phổ biến đến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thông qua trang web của Hiệp hội gạo Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại và các Bộ ngành liên quan. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cần yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phổ biến lại cho nông dân các vùng chuyên canh, Hội nông dân, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng giống để đảm bảo hoạt động trồng trọt ngay từ việc lựa chọn giống đến việc ứng

dụng các kỹ thuật canh tác và thu hoạch vào cuối vụ. Bộ NN & PTNT cần dựa trên thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu gạo của Trung Quốc đề sửa đổi, bổ sung các quyết định, chính sách, tiêu chuẩn… trong nông nghiệp, đồng thời đưa ra các kiến nghị với Chính phủ để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Mục tiêu cần đạt được là thông tin thị trường Trung Quốc được tuyên truyền đến tất cả các nhà nông, cơ sở chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu, giúp tạo định hướng về sản lượng, chủng loại gạo xuất khẩu trong từng giai đoạn.

3.3. Giải pháp về tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệa) Xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu lúa gạo quốc gia giai đoạn a) Xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu lúa gạo quốc gia giai đoạn 2021-2030 với các trọng tâm sau:

 Chọn tạo, phát triển giống lúa

 Nghiên cứu và phát triển hệ thống các quy trình thực hành sản xuất tốt, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu

 Nghiên cứu cơ giới hóa và nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo  Nghiên cứu sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên tự nhiên

 Nghiên cứu về thể chế và chính sách, thị trường và thương mại lúa gạo b) Ứng dụng khoa học công nghệ

Đổi mới hoạt động khuyến nông và chuyển giao công nghệ theo chuỗi giá tri lúa gạo. Phát triển các dịch vụ tư vấn khuyến nông ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp thông tin về kỹ thuật, thị trường, dự báo khí hậu, thời tiết cho nông dân.

c) Huy động nguồn lực cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ

 Phát triển liên kết trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lúa gạo giữa các tổ chức trong nước. Khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động khuyến nông phát triển lúa gạo.

 Phát triển hợp tác với Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO)…  Khuyến khích phát triển liên kết công tư

d) Tăng đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ

 Tăng kinh phí cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khuyến nông từ ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp từ doanh nghiệp và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lúa gạo.

 Đầu tư nâng cấp Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long đạt trình độ quốc tế, nâng cấp Trung tâm Tài nguyên thực vật và các Viện có thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lúa cho các vùng sinh thái. Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức khuyến nông nhà nước từ trung ương đến địa phương và trong doanh nghiệp.  Hỗ trợ nguồn lực cho doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu và và phát

triển công nghệ trong lĩnh vực lúa gạo; hỗ trợ nguồn lực cho nông dân phát huy các sáng kiến của mình trong sản xuất lúa để hoàn thiện, phát triển công nghệ, phát huy kinh nghiệm bản địa trong sản xuất lúa bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học.

 Đầu tư đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lúa gạo trong nước và ở nước ngoài.

3.4. Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng

 Phát triển hệ thống thủy lợi, kết nối hệ thống giao thông ở các vùng sản xuất lúa

 Hỗ trợ xây dựng hệ thống điện phục vụ sản xuất cho các vùng sản xuất lúa tập trung

 Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kho lúa khô

 Đầu tư hạ tầng cho các vùng sản xuất lúa mang tính di sản văn hóa, đặc thù kết hợp phục vụ du lịch…

C. KẾT LUẬN

Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng về kim ngạch, tạo cơ hội đóng góp vào nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống nhân dân cũng như góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta. Hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này đã đạt được một số thành tựu về kim ngạch, chủng loại và chất lượng. Nhiều loại gạo được tiêu thụ mạnh trong những năm gần đây, nhất là gạo thơm, gạo phẩm cấp cao, gạo ST25 đã phần nào khẳng định chất lượng gạo ngày càng tăng của Việt Nam, tạo động lực cho ngành lúa gạo tiếp tục đẩy mạnh trồng trọt, chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc mà bắt nguồn là từ hoạt động trồng trọt, chế biến, xuất khẩu còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu linh hoạt, các chỉ đạo thực hiện của Chính phủ, các Bộ ngành chưa thực hiện hiệu quả. Những hạn chế này đã làm sản lượng và giá cả gạo Việt Nam chưa tương xứng với nhau, giá cả còn thấp so với mặt bằng chung của thể giới, chưa thực sự xứng đáng với vị trí quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Sau khi tìm hiểu và phân tích về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc, nhóm đã đưa ra một số giải pháp trong hoạt động trồng trọt bao gồm hoạt động nghiên cứu và chuyển đổi gạo từ giống phẩm cấp thấp sang phẩm cấp cao, phát triển các vùng chuyên canh gạo chất lượng cao; trong hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu như đẩy mạnh phát triển công nghệ, phát triển hệ thống thu mua và phân phối gạo, xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam và chủ động nắm bắt tình hình thị trường Trung Quốc, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ khoa học và đầu tư cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, nhóm xin đưa một số kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan về chính sách đất đai, khuyến nông và chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Những giải pháp, kiến nghị này hi vọng sẽ giúp khắc phục những hạn chế, tận dụng các cơ hội và thành tựu hiện tại của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, giúp hoạt động trồng trọt, chế biến, bảo quản và xuất khẩu ngày càng hiệu quả hơn, tạo điều kiện tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu gạo, giữ vững và nâng cao vị trí của gạo Việt Nam trong tập hợp các thị trường xuất khẩu gạo chính sang thị trường Trung Quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách, tạp chí

1. Giáo trình Thương mại quốc tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2018 2. Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu, Lê Ngọc Hải, 2011

3. Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, Dương Hữu Hạnh, 2008, NXB Thống Kê

4. Luật Thương mại Việt Nam 2005

Tài liệu Internet tiếng Việt

2. Một số nét chính trong xuất khẩu gạo của Việt Nam

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-net-chinh-trong-xuat-khau-gao-cua-viet- nam-82542.htm

3. Trung Quốc

https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_Qu%E1%BB%91c

4. Tìm thị trường cho hạt gạo

http://www.vinafood1.com.vn/news/tID9732_Tim-thi-truong-cho-hat-gao-.html

5. [Infographics] Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/-infographics-thi-truong-xuat-khau-gao-cua-viet- nam-1491855736

http://www.chebien.gov.vn/Pages/Xuat-khau-gao-sang-Trung-Quoc-nam-2018-sut- giam-ma-704929.aspx

7. Xuất khẩu gạo đối mặt khó khăn

https://bnews.vn/xuat-khau-gao-doi-mat-kho-khan/138912.html

8. Thêm cơ hội cho gạo Việt xuất khẩu sang Trung Quốc

https://vov.vn/kinh-te/them-co-hoi-cho-gao-viet-xuat-khau-sang-trung-quoc- 906124.vov

9. Thị trường xuất khẩu gạo năm 2019

http://www.chebien.gov.vn/Pages/thi-truong-xuat-khau-gao-nam-2019.aspx

10. Xuất khẩu gạo đón “làn sóng phục hồi”

https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/xuat-khau-gao-don-lan-song-phuc-hoi-675741/

11. Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2020 ước 6,15 triệu tấn

https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/xuat-khau-gao-cua-viet-nam-nam- 2020-uoc-6-15-trieu-tan2.html

12. Xuất khẩu gạo Việt Nam thắng lớn trong năm 2020

https://dangcongsan.vn/thoi-su/xuat-khau-gao-viet-nam-thang-lon-trong-nam-2020- 572819.html

13. Xuất khẩu gạo cán đích thành công năm 2021

https://baodautu.vn/xuat-khau-gao-can-dich-thanh-cong-d159669.html

https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2022/1/20/bao-cao-thi-truong-gao- nam-2021-1642647418015505335882.pdf

15. Sản lượng và tiêu thụ gạo thế giới năm 2021/22 dự báo cao kỷ lục

https://bnews.vn/san-luong-va-tieu-thu-gao-the-gioi-nam-2021-22-du-bao-cao-ky- luc/223816.html

16. Báo cáo thị trường gạo tháng 1/2022

https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2022/2/20/bao-cao-thi-truong-gao- thang-1-2021-16453256191281074711515.pdf

17. Củng cố thương hiệu nâng sức cạnh tranh của gạo Việt

https://dangcongsan.vn/kinh-te/cung-co-thuong-hieu-tang-suc-canh-tranh-cua-gao- viet-569337.html

Tài liệu Internet nước ngoài

18. Ehow, China’s Major agricultural products

http://www.ehow.com/facts_5215142_china_s-major-agricultural- products_.html

19. China Briefing, China’s Import and Export Licensing Framework

http://www.china-briefing.com/news/2022/03/26/chinas-import-and-export- licensing- framework.html

20. Wikipedia, Natural disaster in China

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)