Hàm lượng đạm amoniun (NH4+_N)

Một phần của tài liệu 235733 (Trang 25 - 27)

So sánh về khả năng khoáng hóa đạm NH4+_N trong điều kiện ủ thoáng khí giữa ba mô hình canh tác Lúa-Lúa, Lúa-Phân hữu cơ- Lúa và Đậu- Lúa, sau 28 ngày ủ hàm lượng đạm amonium tích lũy đạt cao nhất ở nghiệm thức bón phân hữu cơ (52.4 mg/kg đất), kế đến là nghiệm thức chuyên lúa (44.8 mg/kg đất) và nghiệm thức Đậu- Lúa (24.1mg/kg đất) (bảng 6).

Sự khác biệt giữa nghiệm thức bón phân hữu cơ với hai nghiệm thức còn lại có ý nghĩa trong phân tích thống kê ở phần lớn các thời điểm khảo sát. Giữa nghiệm thức Đậu- Lúa và chuyên lúa tuy có khác biệt nhưng không có ý nghĩa trong phân tích thống kê.

Lượng amonium tích lũy ở cả ba nghiệm thức tăng dần đến ngày thứ 14 thì có xu hướng giảm đi. Kết quả này một phần có thể do hàm lượng CHC đả giảm mạnh do quá trình khoáng hóa, một phần là do trong điều kiện thoáng khí một lượng lớn amonium đã chuyển thành nitrate.

Bảng 6: Hàm lượng NH4+_N (mg/kg đất) tích lũy theo thời gian trên đất Mộc Hóa, cuối vụ Hè-Thu 2007.

Ghi chú : Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ± Độ lệch chuẩn giữa bốn lần lập lại.

1 Hệ thống thâm canh Lúa-Lúa. 2 Hệ thống Lúa-Phân hữu cơ- Lúa. 3 Hệ thống Đậu nành- lúa

Hình 6: Hàm lượng NH4+_N (mg/kg) tích lũy theo thời gian trên đất Mộc Hóa, cuối vụ hè thu 2007.

Ghi chú: Nghiệm thức 1 Hệ thống thâm canh Lúa-Lúa. 2 Hệ thống Lúa-Phân hữu cơ- Lúa. 3 Hệ thống Đậu nành- lúa.

Một phần của tài liệu 235733 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w