3.2.1. Lập pháp
Theo Hiến pháp, quyền lập pháp được giao cho cơ quan lập pháp bao gồm: Tổng thống và Nghị viện với 83 Nghị Sĩ.
Nghị viện được bầu bằng hình thức phổ thông bầu cử với nhiệm kỳ 5 năm và mỗi năm sẽ tổ chức 2 kỳ họp. Trong đó, kỳ họp thứ 2 sẽ xem xét thông qua ngân sách quốc gia trong năm tới
Để ban hành các đạo luật mới hoặc sửa đổi bổ sung các đạo luật hiện hành, các Dự luật được đưa ra thảo luận tại Quốc hội. Dự luật phải được thảo luận qua ba phiên họp tại Nghị viện và được sự đồng ý của Tổng thống trước khi trở thành luật và được gọi là Đạo luật, các Đạo luật phải phù hợp (không được trái) với Hiến pháp (đạo luật tối cao).
3.2.2. Hành pháp
Cơ quan Hành pháp của Singapore bao gồm: Tổng thống và Nội các. Trong đó, người đứng đầu Nội các là Thủ tướng. Thủ tướng là thành viên của Nghị viện và được bổ nhiệm do Tổng thốngchọn một người mà theo quan điểm của Tổng thống có thể nhận được đa số sự tín nhiệm của Nghị viện Singapore. Các thành viên khác của Nội các dưới quyền Thủ tướng là các Bộ trưởng, là thành viên của Nghị viện do Tổng thống chỉ định theo đề nghị của Thủ tướng.
Nội các thường chỉ đạo và kiểm soát Chính phủ và chịu trách nhiệm về việc điều hành chính sách tham mưu cho Tổng thống về việc thực thi quyền lực của mình, bổ nhiệm các công chức cao cấp và công chức ngành tư pháp cũng như chịu trách nhiệm tập thể với Nghị viện.
Bên cạnh đó, Tổng thống cũng bổ nhiệm Tổng trưởng lý với vai trò là cố vấn pháp lý cho Chính phủ. Việc bổ nhiệm này phải được thống nhất ý kiến với Thủ tướng. Cơ quan giúp việc của Tổng trưởng lý là Văn phòng Tổng trưởng lý. Các Bộ có trách nhiệm điều hành công tác lập pháp có thể tìm kiếm sự tư vấn từ Văn phòng Tổng chưởng lý để xem xét liệu việc thi hành chính sách được đề nghị có đòi hỏi sửa đổi các văn bản pháp luật đang có hiệu lực hay không hoặc có cần ban hành một văn bản mới.
3.2.3. Tư pháp
Hệ thống tư pháp của Singapore dựa trên hệ thống thông luật Anh, nhưng cũng có những điểm khác biệt nhất định. Các định chế hình thành nên luật pháp của Singapore gồm 2 loại: Luật thành văn và Luật không thành văn.
Hệ thống tòa án ở Singapore có thể chia ra như sau:
Tòa án tối cao. Bao gồm Tòa Đệ nhất cấp và Tòa Phúc thẩm
Tòa Đệ nhất cấp có thẩm quyền xét xử trực tiếp cũng như xét xử những kháng cáo từ các Tòa cấp dưới. Đây là tòa án duy nhất tại Singapore có thẩm quyền chung, là tòa sơ thẩm duy nhất có thẩm quyền xét xử tất cả các vụ án dân sự và hình sợ ở mọi mức độ Tòa Phúc thẩm có quyền năng cao nhất, có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vấn đề dân sự và hình sự, giải quyết các kháng cáo từ Tòa Đệ nhất cấp và các tòa phụ thuộc
Các tòa án trực thuộc, gồm 6 cấp:
a. Tòa án quận, hạt có thẩm quyền giải quyết các tội chỉ bị phạt tiền (không quá SGD 100.000) hoặc giam giữ tối đa 10 năm và phạt không quá 12 roi.
b. Tòa tiểu hình vi cảnh, có thẩm quyền giải quyết các tội chỉ bị phạt tiền (không quá SGD 30.000) hoặc giam giữ tối đa 3 năm và phạt không quá 6 roi.
c. Tòa xét xử các vụ án mạng, xét xử các vụ án tử vong qua xác định không phải là tử vong do yếu tố tự nhiên. Quy trình tố tụng tại tòa này được thực hiện riêng biệt d. Tòa vị thành niên, giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ vị thành niên. Mục đích nhằm dùng những biện pháp giúp cải tạo, giáo dục tội phạm vị thành niên để hòa nhập với cộng đồng.
e. Tòa xử những vụ kiện nhỏ, nhằm giảm bớt số lượng các vấn đề đưa lên Tòa tiểu hình vi cảnh.
f. Tòa gia đình, giải quyết những vấn đề trong hôn nhân và các vấn đề khác trong gia đình
Chương 4. DÂN CƯ – XÃ HỘI SINGAPORE