Những ngày lễ lớn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đặc điểm tâm lý khách du lịch việt nam (Trang 34 - 41)

Việt Nam là đất nước có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chính sự đa dạng và phong phú cùng ý nghĩa của những ngày lễ lớn nhỏ đã góp phần tạo nên điều đó. Mỗi ngày lễ đều có một ý nghĩa riêng: sự khởi đầu, ngày hướng về cội nguồn, một ngày kỷ niệm, ngày sum họp gia đình, một lời nhắc

nhở về việc bảo vệ trŒ nhỏ, một lời cổ vz,… Những ngày Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết thiếu nhi, ngày Quốc khánh, Trung thu,… đều là những ngày lễ lớn, mang ý nghĩa quan trọng đối với người dân Việt Nam. Và việc dành ra những lời chúc mừng và tặng quà cho du khách vào dịp lễ lớn ở Việt Nam thật sự rất là ý nghĩa sẽ làm tâm trạng của du khách sẽ trở nên vui vŒ, tăng sự thiện cảm của khách đối cá nhân và cơ quan tổ chức hoạt động du lịch.

Tuy thời điểm khác nhau nhưng Tzt Dương lịchTzt Nguyên Đán đều

mang ý nghĩa là một sự khởi đầu mới, là những ngày gia đình được sum họp, đoàn tụ, là sự nghỉ ngơi sau một năm làm việc chăm chỉ, vất vả,… Đây là hai trong những ngày lễ rất quan trọng của Việt Nam. Với tôi, đây là hai ngày lễ thể hiện sâu sắc nhất những giá trị tâm linh của người Việt Nam. Mỗi nhà đều sẽ có mâm cỗ cúng tổ tiên, thể hiện sự hiếu thuận, kính trọng tổ tiên. Từ đây những giá trị tốt đẹp của phong tục thờ cúng gia tiên sẽ được phát huy, nhằm góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày lễ này mọi người czng thường đến nhà nhau chơi, những người con xa quê làm ăn, kiếm sống sẽ về thăm nhà. Họ thường thăm biếu nhau cái bánh chưng, khoang giò, con gà,…thể hiện sự thân thiết, ngụ ý chúc nhau năm mới đầy đủ, ấm no. Ngày nay, người ta còn tặng nhau bánh kẹo hay chai rượu để làm quà. Thời điểm này thường mọi người sẽ chỉ ở quê hương của mình hay nơi ở hiện tại của mình để đón Tết. Tuy nhiên những năm gần đây, nhiều gia đình czng có xu hướng sẽ đi du lịch để khám phá, trải nghiệm sau khi đã thờ cúng tổ tiên, làm những nghi lễ đặc biệt.

Khách du lịch vào mùa lễ này, người dẫn đoàn có thể tặng họ hộp bánh kẹo Tết, tặng họ những câu chúc chân thành. Và những du khách chọn các khu resort nghỉ dưỡng, khách sạn thì có thể tặng họ bữa ăn đậm chất truyền thống ngày Tết.

Ngày Quốc tz Thizu nhi (01/06 hàng năm) là ngày dành cho trŒ nhỏ. Ngày

nay ra đời để nhắc nhở trŒ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Ngày này bố mẹ thường sẽ đưa các bé đi chơi, hoặc mua tặng bé những món đồ mà bé yêu thích. Hơn hết, các em sẽ được nhận những lời chúc tốt đẹp từ mọi người xung quanh. Đây là món quà tinh thần không thể thiếu trong quá trình bố mẹ nuôi lớn em, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của ông bà, bố mẹ, người thân đối với các em nhỏ trong gia đình.

Dù mang tên gọi là ngày của trŒ em trên toàn thế giới, thế nhưng ngày Quốc tế Thiếu nhi lại xuất phát từ một sự kiện thảm khốc.

“ Rạng sáng ngày 1/6/1942, bọn phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trŒ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người.

Hai năm sau, ngày 10/6/1944, bọn phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra- đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trŒ em, phóng hỏa đốt cháy tất cả.

Năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng.

Đến tháng 4/1952, tại Viên (thủ đô nước Áo) đã có cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Hội nghị này đã yêu cầu tất cả chính phủ các nước đặt ra pháp luật cho nước mình nhằm đảm bảo hạnh phúc cho các bà mẹ và trŒ em, đòi cấm dùng những phát minh khoa học vào mục đích chiến tranh. Từ đó, thế giới lấy ngày 1/6 hằng năm là biểu tượng bảo vệ quyền lợi cho trŒ em trên toàn cầu. Tháng 8 năm 1925, Hội nghị Thế giới vì Hạnh phúc TrŒ em tại Geneva, Thụy Sĩ đã tuyên bố ngày 1/6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi. Ngày lễ được cử hành vào ngày

1/6 hằng năm như lời nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc trŒ em tốt hơn.”

Vì vậy mà ngày 1/6 hằng năm như lời nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc trŒ em tốt hơn.

Những năm gần đây, vào dịp này, các bậc phụ huynh czng cố gắng thu xếp việc làm để nghỉ một buổi đi chơi với bé nhà mình. Họ có thể đưa bé đi chơi ở sở thú, bảo tàng,… để cho bé cơ hội vui chơi, tìm hiểu. Nhân dịp này thì czng có thể tặng các em nhỏ trong đoàn du lịch đồ chơi, những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh, hay những quyển sách về thế giới tự nhiên có hình vẽ sinh động,… phù hợp với sở thích, khả năng cảm thụ của bé.

Ngày Quốc Khánh Việt Nam là dịp để bất cứ người dân Việt Nam nào,

đồng bào cả nước czng như bào kiều ở nước ngoài cùng hướng về tổ quốc. Cùng nhau tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh bất khuất, cùng tưởng nhớ và biết ơn vĩ nhân Hồ Chí Minh – người anh hùng dân tộc. Là dịp để các thế hệ sau cùng nhau nhìn lại chặng đường gian khổ và hào hùng của dân tộc, trau dồi lòng yêu nước, cống hiến cho dân tộc.

Người dẫn đoàn có thể thay mặt cho công ty tặng khách áo cờ đỏ sao vàng hoặc voucher giảm giá cho lần du lịch tiếp theo vào ngày lễ này. Và thời điểm nghỉ lễ Quốc Khánh, trong các đoàn khách du lịch sẽ có trŒ em nên có thể tặng các bé cờ Việt Nam để thể hiện sự mến khách đồng thời thể hiện lòng yêu nước, yêu đồng bào, yêu dân tộc.

Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Czng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và

Tzt trung thu czng được gọi là Tzt đoàn viên. Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chy xanh, ăn bánh, ngắm trăng và

bày hoa quả, bánh kẹo cho trŒ em vui chơi, rước đyn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ,… Ngày này mọi người hay tặng nhau chiếc bánh Trung thu. Những chiếc bánh Trung thu tròn đầy, ngập các loại nhân, bánh trung thu thể hiện sự viên mãn, sung túc. Bên cạnh đó, nó còn có ý nghĩa đoàn viên. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình.

Ngày này, hướng dẫn viên có thể tặng cho khách du lịch những chiếc bánh Trung thu. Đây là một món quà vừa ý nghĩa, vừa thiết thực. Những nhà có em nhỏ có thể tặng thêm lồng đyn cầm tay.

*Những lễ hội tại Việt Nam thu hút khách du lịch chúng ta có thể kể đến

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương là ngày để người trŒ học cách ghi nhớ về lịch sử

czng như cội nguồn của mình. Trong dân gian Việt Nam có câu lục bát lưu truyền từ xa xưa:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Đây là dịp giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, là ngày những người con Việt Nam hướng về cội nguồn với lòng biết ơn, thành kính sâu sắc đối với các vị Vua Hùng có công dựng nước và giữ nước. Đây là một trong những ngày lễ thu hút nhiều du khách nhất ở Việt Nam. Trước khi xuất hiện dịch Covid, năm 2019, tính riêng 3 ngày kể từ ngày khai hội, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đón tới 4,5 triệu lượt khách.

Lễ hội chùa Hương (Hà Nội)

Lễ hội Chùa Hương ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội), cách Trung tâm thành phố không xa. Lễ hội bắt đầu từ ngày mòng 6 tháng Giêng cho đến hết tháng 3. Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội kéo dài nhất cả nước. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được

đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh.

Hiện, du khách trẩy hội Chùa Hương khá đông dẫn tới quá tải về thuyền đi trên Suối Yến. Có những đoàn khách phải chờ hàng tiếng đồng hồ mới có thuyền. Năm nay, sau 10 ngày mở cửa trở lại đón du khách, khu di tích thắng cảnh Hương Sơn đã đón hơn 10 vạn khách về tham quan, lễ Phật.

Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)

Năm nay lễ hội Yên Tử (thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, Quảng Ninh) chính thức khai mạc vào ngày 11.1 âm lịch. Ngoài những nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, biểu diễn các tiết mục nghệ thuật truyền thống, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử… sẽ có thêm nhiều hoạt động mới hấp dẫn.Đặc biệt nhất là sự tham gia của đồng bào dân tộc ít người quanh vùng núi Yên Tử và các vùng lân cận vào các hoạt động của lễ hội vừa làm phong phú cho các chương trình vừa gắn chặt tình đoàn kết của các dân tộc anh em.

Yên Tử là danh thắng tâm linh nổi tiếng của cả nước, với nhiều quần thể chùa, đài, am tháp đã liên tục được bảo tồn, tôn tạo và xây dựng mới nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng của các Phật tử, du khách mọi phương về hành hương nơi đất Phật trong mỗi dịp xuân về. Là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Yên Tử mỗi năm vào mùa lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hành hương.

Lễ hội Bà chúa Kho (Bắc Ninh)

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút được nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán như Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam. Đền bà chúa Kho nằm tại

làng Cổ Mễ, phường Vz Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày khai hội vào 14.1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc".

Trong dịp lễ hội, xung quanh đền có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế, đông đúc người vào ra. Mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, khi đơn giản là thŒ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ thì con gà đĩa xôi, hay một mâm ngz quả đủ đầy... chủ yếu là thành tâm cầu khấn.

Hằng năm, mặc dù ngày 14 tháng Giêng mới là ngày chính của Lễ hội, nhưng từ nhiều năm nay ngay từ những ngày đầu xuân và kéo dài trong cả tháng Giêng, dòng người đã đổ về đền Bà Chúa Kho rất đông.

Lễ hội cầu Ngư (Huz)

Đây là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, được xem là lễ hội cầu ngư lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hằng năm, để tưởng nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hóa có công dạy cho dân nghyo đánh cá và buôn bán ghe mành.

Lễ hội núi Bà Đen, Tây Ninh

Đây còn được gọi là lễ hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu, được xây trên lưng chừng núi cao độ 380m. Đến nay, đền được trùng tu nhiều lần, và từ chân núi đi lên đã làm một con đường bậc thang cho người đi bộ. Lễ hội được tổ chức vào đầu mùa xuân, sau Tết nguyên đán, từ ngày 10 đến rằm tháng Giêng. Hằng năm, đến ngày lễ hội Đền Bà Đen, dân chúng các tỉnh đến rất đông để đến xin phước lành bà Linh Sơn Thánh Mẫu có đến cả trăm ngàn người.

Hội xuân núi Bà Đen năm nay khai mạc đúng mùng 4 Tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng Giêng. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các

tỉnh Đông Nam Bộ.Du khách có thể lên chùa Bà trên núi bằng cách đi bộ hoặc hệ thống máng trượt, cáp treo.

Kzt luận:

Qua đặc điểm về tâm lí khách du lịch nội địa được phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy những lợi ích trong việc khai thác du lịch nội địa

- Các đặc điểm trên giúp những người phục vụ trong ngành du lịch có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với những đặc điểm tâm lí và hành vi của du khách, từ đó có thể mang lại cho du khách sự hài lòng cao nhất.

- Không những thế còn giúp cho những nhà kinh doanh du lịch sáng tạo, phát triển thêm những sản phẩm du lịch có thể đáp ứng những nhu cầu, thị hiếu đa dạng của du khách.

- Ngoài ra, hiểu biết về tâm lí du khách giúp cho nhà kinh doanh du lịch, nhân viên phục vụ du lịch...

Hiểu biết được phần nào tâm lí chung của những người phục vụ để từ đó có những biện pháp thích hợp, khắc phục, hoàn thiện năng lực chuyên môn, năng lực giao tiếp và ryn luyện các phẩm chất cần thiết để tự điều chỉnh tâm lí và hành vi của mình trong quá trình phục vụ du khách.

Như vậy, có thể thấy các hiện tượng tâm lí nói chung và hiện tượng tâm lí xã hội của du khách nói riêng có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động du lịch. Do đó, các hiện tượng tâm lí này phải được nghiên cứu, xem xét và vận dụng vào thực tế kinh doanh để tối đa hoá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng cho du khách.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tâm lý khách du lịch việt nam (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)