NHỮNG NGÀY LỄ LỚN CỦA NGƯỜI SINGAPORE:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu du lịch văn hóa thái lan và singapore (Trang 48 - 51)

nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức.

Không được ngồi bắt chéo chân khi ngồi đối diện với người lớn tuổi hơn hoặc có thứ bậc cao hơn.

Lời “chúc phát tài”: Nếu như người Trung Quốc đại lục chúc nhau “chúc phát tài” là muốn chúc làm ăn, kinh doanh phát tài. Nó mang hàm nghĩa tích cực. Thì đối với người Singapore lời chúc ” chúc phát tài” lại là điều họ không thích, thậm chí còn là một điều nên tránh. Đối với người Singapore, lời chúc ” chúc phát tài” cũng đồng nghĩa với sự giễu cợt hoặc sỉ nhục vì người Singapore đồng nghĩa lời chúc này với “chúc bất nghĩa”.

Tặng quà: Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro.

Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức ăn. Khi không ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương. Nếu là nhân viên hàng hải, người làm nghề cá hoặc những người thích chèo thuyền, khi ăn cơm không được lật con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa với việc lật con tàu lật thuyền, do đó phải tách con cá đó ra, ăn từ trên xuống dưới.

Trong những ngày đầu năm mới, người dân Singapore không bao giờ quét dọn nhà cửav hoặc gội đầu, bởi vì họ cho rằng làm như vậy sẽ mất hết may mắn, không được đánh vỡ đồ đạc trong phòng, nhất là không được làm vỡ gương, vì đó là biểu hiện của chuyện xấu và không may mắn; không được mặc đồ trắng, không được dùng kim hoặc kéo, bởi vì những vật dụng này có thể đem đến vận hạn cho họ.

V. NHỮNG NGÀY LỄ LỚN CỦA NGƯỜI SINGAPORE: SINGAPORE:

Đây là ngày lễ quan trọng đối với không chỉ riêng gì đất nước Singapore. Đây là dịp lễ được diễn ra hằng năm vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch (rằm tháng Tư) tại khu di tích đền thờ The Buddha Tooth. Mục đích của lễ hội này là để tưởng nhớ và đánh dấu ngày sinh nhật của Đức Phật Gautama. Đây là dịp mà người dân Singapore theo đạo Phật đi đến chùa để cầu may, đọc kinh Phật, ăn chay, niệm Phật và phóng sinh. Tham gia lễ hội không chỉ là những “tín đồ” Phật giáo tại Singapore mà còn là đông đảo du khách quốc tế - kể cả những người chưa biết về đạo Phật. Chúng ta sẽ hiểu hơn về những nét đặc biệt độc đáo của Phật giáo tại quốc gia này khi tham gia lễ hội truyền thống của họ.

2. Tết Trung Thu truyền thống - Tháng 9:

Singapore là một nước cũng giống như Việt Nam chịu nhiều sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và được lưu giữ đến ngày nay. Vào ngày lễ hội của thiếu nhi này, các em nhỏ sẽ được tổ chức lễ hội Trung thu bằng các hoạt động vui chơi giải trí như rước đèn, múa lân, biểu diễn nhiều tiết mục hài kịch khác. Nếu như bạn muốn tham gia lễ hội truyền thống ở Singapore này với những chiếc bánh trung thu của Singapore xem liệu có khác hương vị của bánh Việt Nam không thì hãy đến đây vào tháng 9 Dương lịch ( hay 15 tháng 8 Âm lịch) tại khu China Town. Sẽ có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí mà bạn không thể bỏ qua.

3. Lễ hội thu hoạch Pongal:

Lễ hội thu hoạch Pongal bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ ( tiêu biểu nhất là ở miền Nam Ấn Độ).Lễ hội này được tổ chức vào ngày 1 tháng 10 theo lịch Tamil ( nhằm tháng 1 Dương lịch) và được diễn ra sầm uất nhất tại khu phố Campbell Lane.

Vào những ngày này, người dân Singapore sẽ tới nhà người thân, hàng xóm, bạn bè để vui chơi, thăm hỏi và chúc sức khỏe. Ngày này cũng là ngày mà nông dân Singapore tôn vinh gia súc, gia cầm, máy móc nông nghiệp để họ đem về cho mình một mùa màng bội thu

Cuộc thi nấu ăn Mass Pongal là cuộc thi được mong đợi nhất trong mùa lễ này. Những người tham gia được nấu những món ăn mình tự “sáng tạo” từ món Pongal truyền thống trong ẩm thực Ấn Độ.Hãy đến Singapore vào tháng 1 Dương lịch để được thưởng thức những món ăn của Ấn Độ và những món ăn tuyệt vời đặc trưng của lễ hội này nhé.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu du lịch văn hóa thái lan và singapore (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)