Bình Định là tỉnh Duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hƣớng Bắc - Nam, diện tích tự nhiên: 6.025 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10 Bắc, 108°54'00 Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu thuộc thành phố Quy Nhơn, có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông. Bình Định có vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia.
Bình Định có thành phố loại I trực thuộc tỉnh (Quy Nhơn), 2 thị xã (An Nhơn, Hoài Nhơn), 3 huyện miền núi (An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh), 2 huyện trung du (Hoài Ân, Tây Sơn), 3 huyện đồng bằng (Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phƣớc). Toàn tỉnh có 159 xã, phƣờng và thị trấn. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Quy Nhơn. Tỉnh Bình Định có vị trí địa lý kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc giao lƣu với các quốc gia ở khu vực và quốc tế; nằm ở trung điểm của trục giao thông đƣờng sắt và đƣờng bộ Bắc - Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của Tây
Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Bình Định có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ, đƣờng hàng không và đƣờng biển khá thuận lợi. Quốc lộ 1A đoạn qua Bình Định dài 118 km, Quốc lộ 1D đoạn qua Bình Định dài 20,7 km, Quốc lộ 19 qua Bình Định dài 69,5 km, với tổng chiều dài 208 km; lƣu lƣợng xe trung bình ngày đêm khoảng 2.500-2.700 xe. Sân bay Phù Cát cách Quy Nhơn 30 km về phía Tây Bắc. Bình Định có cảng biển quốc tế Quy Nhơn và cảng nội địa Thị Nại. Ngoài lợi thế này, Bình Định còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào.
Là một trong những tỉnh duyên hải Nam Trung bộ có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển, trong những năm qua, tỉnh Bình Định đã không ngừng khắc phục mọi khó khăn, vƣơn lên xây dựng các chƣơng trình, phát triển kinh tế chuyên sâu, các khu công nghiệp tập trung tại các huyện, thị, có cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tƣ trong và ngoài tỉnh, ngoài nƣớc. Tranh thủ các lợi thế của từng huyện phát triển toàn diện nông, lâm nghiệp, chế biến nông sản, hình thành các vùng tập trung chuyên canh với cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, tận dụng tốt các chƣơng trình, dự án chuyển giao khoa học công nghệ về cơ sở, để ứng dụng vào phát triển nông nghiệp và nông thôn mới; giữ gìn và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống, phát huy tốt sức mạnh của các thành phần kinh tế trên địa bàn các huyện, mở rộng quy mô kinh tế.
Những nhân tố nói trên có tác động lớn đến phƣơng thức hoạt động của tổ chức đoàn và chất lƣợng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp của tỉnh trong việc cụ thể hóa, tổ chức các phong trào hành động cho đoàn viên, thanh niên. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ đoàn phải chủ động tham mƣu gắn với các chủ trƣơng đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài của tỉnh, để xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn ngày càng chuyên nghiệp, trở thành một trong những động lực thúc đẩy
kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển.
Sống trong một tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ nhanh và năng động, đoàn viên, thanh niên tỉnh Bình Định hiện nay có trình độ học vấn ngày càng cao, đại đa số đoàn viên, thanh niên có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tin tƣởng vào đƣờng lối lãnh đạo của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, đồng tình và ủng hộ sự nghiệp đổi mới của Đảng, ham học, ham làm, sẵn sàng tình nguyện thực hiện những nhiệm vụ khó khăn vì lợi ích của xã hội. Tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chịu thƣơng, chịu khó đã giúp họ vƣơn lên lập thân, lập nghiệp và khẳng định mình trƣớc sự phát triển của xã hội. Nhiều đoàn viên, thanh niên đã nhanh chóng nhập cuộc và đã tìm thấy chỗ đứng của mình ở những hoạt động học tập, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, lao động sản xuất, phát huy tốt khả năng và sức lực của mình vì sự phát triển của quê hƣơng, đất nƣớc. Có nhiều ngƣời đã vƣợt qua đƣợc những khó khăn và thử thách để trở thành những ngƣời có học vấn cao, những ngƣời trí thức giỏi, những nhà quản lý đầy tài năng.
Từ thành quả của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, đô thị hóa tỉnh nhà mang lại, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh trong đoàn viên, thanh niên tiếp tục đƣợc củng cố. Đại bộ phận đoàn viên, thanh niên của tỉnh luôn có ý thức xây dựng quê hƣơng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền lợi dân tộc và vị thế đất nƣớc, có hoài bão đƣợc cống hiến nhiều hơn trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, tinh thần xung phong tình nguyện, tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của đoàn viên, thanh niên tiếp tục đƣợc khơi dậy và phát huy. Trình độ học vấn, năng lực hội nhập quốc tế của đoàn viên, thanh niên của tỉnh đƣợc nâng cao và chủ động hơn, dân chủ trong đời sống xã hội đƣợc mở rộng, nhiều đòi hỏi mới chính đáng của đoàn viên, thanh niên trong đời sống văn hóa tinh
thần, sức khỏe thể chất, tham gia quản lý xã hội cũng nhƣ nhu cầu tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật và quản lý hiện đại không ngừng tăng lên. Đó là những thuận lợi rất lớn cho việc phát hiện, tuyển chọn và xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp của tỉnh đủ năng lực, trình độ và phẩm chất để đáp ứng sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển sẽ là cơ sở, tiền đề quan trọng cho sự quan tâm, đầu tƣ phát triển các lĩnh vực khác, trong đó có công tác cán bộ nói chung và xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ đoàn các cấp nói riêng. Và ngƣợc lại, để kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển bền vững cần quan tâm đến công tác cán bộ, việc xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp thật sự chuyên nghiệp và tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, thích ứng nhanh với thời đại công nghiệp. Vì sự lớn mạnh và phát triển lâu dài ở mỗi lĩnh vực, ngành nghề, mỗi địa phƣơng nhất thiết phải tiến hành đồng thời giữa phát triển kinh tế với phát triển nguồn lực con ngƣời, lực lƣợng cốt cán đảm đƣơng những trọng trách quan trọng trong sự phát triển đó. Cho nên, việc chăm lo, phát hiện, tuyển chọn và phát triển đội ngũ cán bộ đoàn có đủ năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lƣợc trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp với quy luật phát triển chung của đất nƣớc.
2.1.2. Môi trường văn hóa - xã hội
Con ngƣời và môi trƣờng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, con ngƣời không thể tồn tại nếu tách khỏi môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ không thể trở thành ngƣời nếu tách khỏi môi trƣờng văn hoá. Môi trƣờng tự nhiên là nơi con ngƣời sinh sống còn môi trƣờng văn hóa chính là “cái nôi” hình thành và nuôi dƣỡng bản lĩnh, đạo đức và nhân cách con ngƣời. Không thể có một tâm hồn trong sáng, một nhân cách lớn khi đƣợc nuôi dƣỡng trong môi trƣờng văn hóa độc hại và cũng không thể có sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc
khi môi trƣờng văn hóa bị xem nhẹ, không đƣợc bảo vệ và xây dựng.
Văn hóa, con ngƣời là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng phục vụ cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Trong thời đại ngày nay, nguồn gốc của sự giàu có không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật mà yếu tố ngày càng quan trọng và quyết định là nguồn lực con ngƣời, là tiềm năng sáng tạo của con ngƣời, nhất là đội ngũ cán bộ. Tiềm năng này nằm trong văn hóa, trong trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, nhân cách, lý tƣởng, lối sống, ý chí, nghị lực, tài năng và sự thành thạo công việc của mỗi cá nhân, của thế hệ trẻ. Xét đến cùng, tài nguyên quý nhất, cái vốn quý nhất, sức mạnh nội sinh của tỉnh chính là văn hóa, là con ngƣời, là nguồn lao động chất lƣợng cao, là nhân tài trong kinh tế tri thức, trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong những năm qua, quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế của tỉnh đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phƣơng thức tƣ duy, lối sống của đoàn viên, thanh niên theo hƣớng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Đoàn viên, thanh niên của tỉnh biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con ngƣời của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, tri thức mới.
Tuy nhiên, cũng có những hạn chế cần đƣợc nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, nhƣ: Một bộ phận đoàn viên, thanh niên của tỉnh xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc; Không ít ngƣời có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, tiếp thu những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ ảnh hƣởng sâu rộng đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội, không loại trừ lĩnh vực văn hóa, cũng nhƣ con ngƣời - vốn là đối tƣợng chủ thể của các quan hệ xã hội, là hiện thân của văn hóa, là “bộ nhận diện” văn hóa của từng dân tộc. Làm thay đổi
hệ giá trị văn hóa chuẩn mực, tạo ra sự xung đột giữa các giá trị văn hóa, lối sống truyền thống với các giá trị văn hóa, lối sống hiện đại
Dƣới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ, một số xu hƣớng, phong cách văn hóa, lối sống mới hình thành đã và đang gây tranh cãi. Một bộ phận đoàn viên, thanh niên của tỉnh là những biểu hiện phi văn hóa, phi đạo đức vẫn tồn tại khá phổ biến, trong khi đó, không ít hành vi đẹp, nghĩa cử đẹp ngày càng ít xuất hiện hơn, thậm chí trong một số trƣờng hợp lại trở thành điều lạ lùng trong cuộc sống. Điều này phần nào phản ánh cấu trúc nhân cách trong bản thân mỗi đoàn viên, thanh niên nói chung và đội ngũ cán bộ đoàn nói riêng đã có sự biến đổi, dẫn đến những xu hƣớng khác nhau trong nhận thức về hệ giá trị văn hóa chuẩn mực trong đời sống xã hội.
Trƣớc bối cảnh đó, mỗi đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ đoàn các cấp của tỉnh phải nhận thức, xác định rõ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cần bảo vệ và những điểm còn hạn chế để điều chỉnh cho phù hợp. Sự phát triển bền vững chỉ diễn ra khi chúng ta biết gìn giữ, trao truyền bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời biết làm mới mình, tiếp biến các giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới, để làm giàu có thêm nền văn hóa dân tộc; “hòa nhập” nhƣng tuyệt đối không “hòa tan”.
Trong những năm gần đây, tuy điều kiện kinh tế của tỉnh còn khó khăn, ngân sách còn hạn chế nhƣng các lĩnh vực văn hóa - xã hội vẫn đƣợc chăm lo tốt hơn, góp phần thiết thực vào việc bảo đảm an sinh xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chính những yếu tố đó đã ảnh hƣởng và tác động sâu sắc tới việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ đoàn các cấp của tỉnh trên các khía cạnh về số lƣơng, chất lƣợng cũng nhƣ cơ cấu.
2.1.3. Môi trường chính trị - xã hội
Là tỉnh Duyên hải miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông
giáp biển Đông, Bình Định có vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói chung và tạo nên sự ổn định chính trị - xã hội nói riêng.
Sự ổn định chính trị - xã hội là điều kiện quan trong để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, đồng thời củng cố và tạo dựng niềm tin của đoàn viên, thanh niên và đội ngũ cán bộ đoàn các cấp đối với đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của tỉnh cũng nhƣ đối với Đảng, Nhà nƣớc và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó không chỉ là nền tảng tinh thần vững chắc mà còn tạo dựng động cơ, ý chí và quyết tâm cho đoàn viên, thanh niên, đội ngũ cán bộ đoàn của tỉnh phát huy hết năng lực, trình độ, phẩm chất và bản lĩnh của mình để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều trƣờng Đại học và Cao đẳng, số lƣợng sinh viên, đoàn viên, thanh niên khá lớn, đây là nguồn thuận lợi cho việc phát hiện, tuyển chọn và xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp trên địa bàn của tỉnh có đủ năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ có bản lĩnh chính trị và phẩm chất để đáp ứng nhƣ cầu nhiệm vụ của tổ chức đoàn.
Tuy nhiên, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh nói riêng và cả nƣớc nói chung cũng chịu tác động tiêu cực từ những thay đổi từ bên ngoài. Nhìn chung, đoàn viên, thanh niên của tỉnh đều có tinh thần nhiệt tình cách mạng, hăng hái, tiên phong, ham học hỏi, có tinh thần đổi mới, sáng tạo, khi đƣợc dìu dắt, tập hợp, đoàn viên, thanh niên dễ liên kết thành một khối thống nhất, đoàn kết. Nhƣng cũng có những hạn chế nhất định về trình độ, kinh nghiệm sống nên đoàn viên, thanh niên cũng dễ bị lôi kéo, kích động, thƣờng dễ có tâm lý chán nản, bi quan trƣớc những thất bại, vấp ngã.
không chỉ vì xuất phát từ đặc điểm tâm lý, lứa tuổi của đoàn viên, thanh niên, mà còn do đoàn viên, thanh niên là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, luôn nhận đƣợc sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nƣớc và cả xã hội. Thời gian qua, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng các phƣơng tiện truyền thông xã hội để tấn công vào thanh niên, chúng luôn coi đoàn viên, thanh niên là đối tƣợng chủ yếu để tuyên truyền, lôi kéo, kích động, mua chuộc làm tha hóa, biến chất đội ngũ cán bộ bằng những thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây hoang mang, mất ổn định trong nhân dân, lợi dụng những vụ việc nhỏ, rãi rác ở các địa phƣơng trong nƣớc để phóng đại lên thành các sự kiện mang tính chất chính trị phức tạp và nhân cơ hội đó lôi kéo những phần tử xấu chống phá Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta, trong đó chúng tập trung mũi nhọn vào lực lƣợng trẻ, thế hệ trụ cột, tƣơng lai của đất nƣớc.