6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2. CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA VI NHỰA
Ngày càng có nhiều mối quan tâm toàn cầu về tác động tiêu cực của vi nhựa trong nuôi trồng thủy sản cũng như những hậu quả của chúng đối với sức khỏe con người. Cơ thể con người tiếp xúc với vi nhựa thông qua việc ăn phải thực phẩm chứa nó hay hít phải vi nhựa trong không khí hoăc có thể tiếp xúc qua da với các hạt này có trong các sản phẩm, hàng dệt hoặc trong bụi. Nuốt phải được coi là con đường tiếp xúc chính của con người với vi nhựa. Các hạt có thể đi đến hệ tiêu hóa thông qua thực phẩm bị ô nhiễm, dẫn đến phản ứng viêm, tăng tính thấm, thay đổi thành phần và chuyển hóa của vi khuẩn đường ruột. Một nghiên cứu về tác động của vi nhựa đối với tế bào não và biểu mô của con người cho thấy stress oxy hóa là một trong những cơ chế gây độc tế bào ở cấp độ tế bào. Các gốc tự do hình thành do sự phân ly của các liên kết C - H
trong quá trình biến đổi của chất dẻo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, những ảnh hưởng xấu của vi nhựa đến sức khỏe con người vẫn còn nhiều tranh cãi và đang tiếp tục được quan tâm.
BPA và phthalate có thể tích tụ trong các mô của động vật hai mảnh vỏ, có thể chuyển sang người và gây ra các vấn đề sức khỏe do đặc tính phá vỡ hormone của chúng. Theo nghiên cứu cho thấy,ở người lớn nếu lượng BPA hấp thụ hàng ngày vượt quá 0,05 mg/kg ảnh hưởng xấu đến sức khỏe[8].
Một số nhựa có chứa chất phụ gia hóa học độc hại, được sử dụng làm chất hóa dẻo, chất làm mềm hoặc chất chống cháy. Các hóa chất này gồm một số chất gây ô nhiễm hữu cơ dai dẳng (POP) như: parafin clo hóa chuỗi ngắn (SCCP), polychlorinated biphenyls (PCB), polybromodiphenyl ((PBDEs bao gồm tetrabromodiphenyl ether (tetraBDE), pentabromodiphenyl ether (pentaDBE), octabromodiphenyl ether (octaBDE) và decabromodiphenyl ether (decaBDE)), cũng như các chất gây rối loạn nội tiết như bisphenol A BPA) và phthalate [9]. Những hóa chất này có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như gây ung thư, bệnh tâm thần, sinh sản và sự phát triển ở con người [10].