7. Kết cấu đề tài
1.2.3. Chức năng và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối vớ
với làng nghề
1.2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với làng nghề ở cấp huyện
Ở cấp huyện, UBND chịu trách nhiệm chung về những vấn đề liên quan đến phát triển LN, Phòng NN&PTNT (Phòng Kinh tế) là cơ quan tham mƣu, giúp việc cho UBND thực hiện QLNN về LN. Chức năng, nhiệm vụ của
UBND cấp huyện đối với LN nhƣ sau:
Thống nhất giao nhiệm vụ chủ trì, QLNN đối với LN ở cấp huyện cho Phòng NN&PTNT. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phƣơng hƣớng dẫn các LN tổ chức thực hiện bảo vệ môi trƣờng LN theo quy định của pháp luật hiện hành. Thực hiện kiểm tra, rà soát các LN sau khi đƣợc công nhận chƣa đáp ứng các điều kiện về BVMT thì xây dựng kế hoạch thực hiện việc khắc phục.
Đẩy mạnh thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển LN, LNTT đã đƣợc ban hành; triển khai quy hoạch, chƣơng trình, kế hoạch phát triểnLN; Chƣơng trình Bảo tồn và Phát triển LN, phƣơng án, dự án bảo vệ môi trƣờng LN. Phối hợp với các sở, ngành, tổ chức liên quan tạo điều kiện để các LN đƣợc thụ hƣởng các chính sách của nhà nƣớc về khuyến khích phát triểnLN. Bố trí ngân sách hàng năm để hỗ trợ phát triển LN. Tăng cƣờng công tác phổ biến, tuyên truyền phát triển LN, NNNT, nhất là việc thực hiện BVMT, tránh tác hại của ô nhiễm môi trƣờng với sức khỏe con ngƣời. Tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng trong việc phát triển kinh tế LN gắn với du lịch.
Hàng năm, xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển LN trên địa bàn gửi Sở NN&PTNT để tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt trong kế hoạch phát triển NN, NT của tỉnh nhằm khai thác, phát huy ngành nghề lợi thế của địa phƣơng gắn với xây dựng NTM và BVMT. Xây dựng, tổng hợp dự toán kinh phí phát triển LN vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phƣơng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với UBND các xã, phƣờng, thị trấn rà soát các NTT, LN, LNTT trên địa bàn đủ tiêu chí công nhận và tổ chức đánh giá cụ thể mức độ đạt các tiêu chí, lập hồ sơ đề nghị công nhận trình UBND tỉnh (thông qua Sở NN&PTNT) xem xét, quyết định. Tổ chức công bố NTT, LN, LNTT sau khi đƣợc công nhận.
Hàng năm, phối hợp với Sở NN&PTNT rà soát, kiểm tra thực tế, đánh giá tình hình hoạt động của NTT, LN, LNTT đã đƣợc công nhận. Lập danh sách các
NTT, LN, LNTT sau khi đƣợc công nhận không đạt tiêu chí quy định gửi Sở NN&PTNT tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, thu hồi bằng công nhận.
Chỉ đạo phòng NN&PTNT (Phòng Kinh tế) theo dõi tình hình hoạt động và phát triển của các LN trên địa bàn, thu thập và tổng hợp số liệu báo cáo về Sở NN&PTNT theo định kỳ 06 tháng (trƣớc ngày 10 tháng 6 hàng năm) và báo cáo năm (trƣớc ngày 10 tháng 12 hàng năm) hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
1.2.3.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với làng nghề
* Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề
Thứ nhất, Tác động của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế
Tác động hội nhập kinh tế quốc tế dẫn tới sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi mức thuế suất trung bình dành cho hàng nhập khẩu chỉ còn duy trì ở mức trung bình 0-5%. Điều này đặt các LN trƣớc nhiều thách thức, trong đó việc cạnh tranh bằng giá nhƣ trƣớc đây không còn là lợi thế của các doanh nghiệp. Đồng thời, cũng đặt các cơ quan QLNN đối với LN trƣớc nhiều thách thức, đặc biệt phải hoàn thiện hệ thống pháp luật theo đúng các cam kết về thƣơng mại, đầu tƣ, hợp tác quốc tế,… mà Việt Nam đã ký với các quốc gia khác.
Thứ hai, Nhân tố khoa học công nghệ
Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho sản xuất đƣợc coi là khâu đột phá quan trọng để thúc đẩy LN phát triển. Vì vậy, nhà nƣớc cần khuyến khích các CSSX trong LN đầu tƣ chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa công nghệ truyền thống theo phƣơng trâm kết hợp hài hòa giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống. Lựa chọn công nghệ phù hợp ở một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm.
Thứ ba, Thực trạng phát triển làng nghề
Để khắc phục những mặt hạn chế của LN, nhà nƣớc phải ban hành các chính sáchđể phát triển bền vững LN. Nếu có các cơ chế chính sách mới, đúng đắn, sát thực sẽ góp phần phát triển kinh tế LN bền vững, nâng cao thu nhập và
chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Chính sách phát triển các LN phù hợp sao cho tận dụng đƣợc những lợi thế của địa phƣơng trong quá trình phát triển và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, hiệu quả.
Thứ tư, Năng lực và nhận thức của người dân và doanh nghiệp ở làng nghề
Tính khả thi của các chính sách phát triển LN tùy thuộc rất lớn vào việc thực hiện của các đối tƣợng thậm chí đây còn là yếu tố mang tính quyết định. Đối tƣợng thực thi chính sách là ngƣời dân và doanh nghiệp ở LN. Năng lực và nhận thức của ngƣời dân và doanh nghiệp về LN cao, quy hoạch LN, chính sách đối với LN, hoạt động kiểm tra giám sát đối với hoạt động LN sẽ đƣợc thực hiện tốt và ngƣợc lại.
* Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng quản lý nhà nước đối với làng nghề
Thứ nhất, Năng lực hoạch định chính sách của nhà nước đối với làng nghề
Năng lực hoạch định chính sách của nhà nƣớc về phát triển LN thể hiện trên các mặt nhƣ năng lực phân tích và dự báo phát triển; năng lực phát hiện các vấn đề chính sách; năng lực lựa chọn vấn đề phải giải quyết của LN; năng lực phân tích hoạch định chính sách LN... Nếu đội ngũ cán bộ thƣờng xuyên nâng cao năng lực chuyên môn hoạch định chính sách sẽ làm cho hiệu lực của chính sách phát triển LN đƣợc tăng cƣờng.
Thứ hai, Năng lực tổ chức thực thi chính sách, điều hành của chính quyền địa phương đối với làng nghề
Năng lực thực thi, tổ chức và điều hành của CB, CC là thƣớc đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó đƣợc với những tình huống phát sinh trong tƣơng lai... Đội ngũ CB, CC của chính quyền địa phƣơng khi đƣợc giao nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách, tổ chức, điều hành phát triển LN cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả cao. Tinh thần trách nhiệm và
ý thức kỷ luật đƣợc thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế.
Thứ ba, Điều kiện vật chất cần cho quá trình tổ chức, điều hành của chính quyền địa phương đối với làng nghề
Nếu các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng đƣợc yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức, điều hành của chính quyền địa phƣơng đối với LN luôn đƣợc tăng cƣờng. Trong thực tế, chỉ cần thiếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển LN thì các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng khó có thể chuyển tải những nội dung chính sách đến đối tƣợng một cách thƣờng xuyên.
Thứ tư, Sự đồng tình ủng hộ của người dân và các tổ chức sản xuất kinh doanh ở các làng nghề
Việc thực hiện các mục tiêu mà nhà nƣớc đề ra không chỉ do các cơ quan QLNN, mà phải có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trên thực tế, các cơ quan nhà nƣớc chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác QLNN đối với LN, còn nhân dân là đối tƣợng thực hiện các chính sách của nhà nƣớc về LN. Nếu một chính sách đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của LN thì nó sẽ đƣợc ngƣời dân ủng hộ thực hiện. Còn một chính sách không thiết thực với đời sống nhân dân, không phù hợp với điều kiện và trình độ hiện có của dân ở các LN thì sẽ bị tẩy chay hoặc bỏ rơi không thực hiện.
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề ở một số địa phƣơng
1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề ở tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam hiện có 44 LN và LNTT, trong đó có 28 LN, LNTT đƣợc UBND tỉnh công nhận. Tổng số CSSX tham gia hoạt động ngành nghề tại các
LN là 3.005 cơ sở. Kinh nghiệm QLNN đối với LN ở tỉnh Quảng Nam là phát triển LN gắn với du lịch đây là một trong hƣớng phát triển bền vững LN. Năm 2015, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 1222/QĐ-UBND phê duyệt đề án phát triển LNTT gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020. Với đề án đó, hiện nay tỉnh tập trung ƣu tiên đầu tƣ hỗ trợ tại 16 LN, LNTT có tiềm năng phát triển gắn với các điểm, tuyến du lịch tại các huyện, thành phố [27].
Tỉnh Quảng Nam chú trọng công tác quy hoạch LN gắn với các điểm, tuyến du lịch, phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH, theo hƣớng phát triển bền vững. Thực hiện tốt các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng LN tại Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07/9/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ. Bổ sung, điều chỉnh một số cơ chế chính sách hiện có, đồng thời nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách mới để thúc đẩy phát triển LN gắn với phát triển du lịch; trong đó chú trọng ƣu đãi về đất đai, thuế, vốn vay ƣu đãi, đào tạo, vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng, KHCN,... [32].
Tỉnh Quảng Nam chú trọng đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ nguồn lực của các tổ chức quốc tế nhƣ JICA, ILO, UNESCO, FIDR,... để hỗ trợ LN các hoạt động về tƣ vấn kỹ thuật, xây dựng cơ chế quản lý thƣơng hiệu, xây dựng các bộ sản phẩm thủ công dấu ấn, xây dựng thƣơng hiệu và phân phối sản phẩm tại các trạm dừng nghỉ đƣờng bộ... Tăng cƣờng tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho các chủ thể liên quan đến phát triển LN, LNTT gắn phát triển du lịch; Phát triển các LN, LNTT gắn với các hình thức TCSX nhƣ HTX, tổ hợp tác tại các địa phƣơng, nhằm tạo ra sự liên kết sản xuất giữa LN với các doanh nghiệp, các tổ chức góp phần giải quyết tốt đầu ra sản phẩm cho các LN.
Đẩy mạnh quảng bá LN, sản phẩm LN trên các phƣơng tiện truyền thông, tại các sự kiện du lịch trong và ngoài nƣớc; tổ chức các sự kiện, chƣơng trình văn hóa gắn với du lịch LN; tổ chức các hoạt động famtrip về du lịch LN;
biên tập và giới thiệu bản đồ du lịch, sản phẩm LN bằng nhiều ngôn ngữ nhƣ Anh, Pháp, Nhật... thực hiện việc kết nối giữa LN và lữ hành, giới thiệu sản phẩm mới cho việc xây dựng các tour tham quan du lịch LN.
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là vùng đất giàu truyền thống văn hóa dân tộc, mang đậm nét dân gian của vùng đất trăm nghề nhƣ: Nghề gốm, đồ gỗ mỹ nghệ, gò đúc đồng, chế biến sắt thép, sản xuất giấy, tranh dân gian,... Trên địa bàn tỉnh có hơn 70 LN, trong đó có 31 LNTT. Toàn tỉnh hiện có hơn 14.500 hộ làm nghề, chiếm khoảng 5% số hộ của tỉnh; gần 77.000 lao động làm nghề, chiếm gần 12% số lao động trong độ tuổi; giá trị sản xuất của LN đạt hơn 8% GDP của tỉnh; thu nhập bình quân của lao động ở các LN đạt 4-4,5 triệu đồng/tháng [33].
Có những thành tựu, QLNN đối với LN ở tỉnh Bắc Giang chú ý đến những vấn đề sau: Quản lý, khai thác hiệu quả và phát triển quyền SHTT cho các sản phẩm mang tên địa danh. Xây dựng các quy trình khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm; xây dựng quy chế sử dụng tem, nhãn, mã số, mã vạch, bao bì sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, nhằm quản lý chặt chẽ việc sử dụng, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm; xây dựng và tổ chức áp dụng mô hình quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý. Bắc Ninh đã và đang triển khai xây dựng, quản lý, quảng bá thƣơng hiệu cho 08 LN/sản phẩm nông nghiệp gắn với địa danh: Sản phẩm nông nghiệp nhƣ: Gà Hồ - Thuận Thành, Khoai tây Quế Võ, Gạo tẻ thơm Quế Võ; Sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhƣ: Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Đồng Đại Bái, Gốm Phù Lãng, Tre trúc Xuân Lai, Mây tre đan Xuân Hội [35].
Gắn kết xây dựng quy hoạch phát triển nghề, LN với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, vùng sản xuất, quy hoạch xây dựng NTM và phát triển du lịch LN. Đƣa các sản phẩm mang tên địa danh vào chƣơng trình phát
triển du lịch, tổ chức trƣng bày giới thiệu sản phẩm tại các điểm du lịch tâm linh, LN của tỉnh. Coi khuyến khích hỗ trợ xây dựng và phát triển LN là khâu đột phá trên diện rộng nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Trong đó, có việc khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp LN và đa nghề, quy hoạch lại các CSSX nằm cận trong khu vực dân cƣ và có chính sách ƣu đãi các doanh nghiệp vào cụm công nghiệp.
Tích cực thực hiện Chƣơng trình mỗi xã, phƣờng, thị trấn một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, định hƣớng đến năm 2030. Hàng năm, thực hiện các đợt khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu lao động trên địa bàn tỉnh nhằm xác định số nghề, số lao động đƣợc đào tạo cho chính xác, hợp lý và tránh lãng phí. Ngoài ra, công tác tuyên truyền cũng đƣợc tích cực thực hiện nhằm giúp ngƣời lao động khu vực nông thôn hiểu về chính sách và tham gia thụ hƣởng.
1.3.2. Các bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
Một là, Phát triển LN, LNTT gắn với phát triển du lịch nhằm tạo thêm công việc làm, tăng thu nhập, từng bƣớc hoàn thiện kết cấu hạ tầng góp phần xây dựng thành công chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; đồng thời qua các hoạt động du lịch góp phần quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa lâu đời của các LN trên địa bàn tỉnh.
Hai là, Chú trọng công tác quy hoạch LN gắn với các điểm, tuyến du lịch, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các LN một cách bền vững, trong đó chú trọng công tác BVMT; Gắn kết xây dựng quy hoạch phát triển nghề, LN các sản phẩm nông nghiệp với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, vùng sản xuất.
Ba là, Bổ sung, điều chỉnh một số cơ chế chính sách hiện có, đồng thời nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách mới để thúc đẩy phát triển LN, LNTT gắn với phát triển du lịch; trong đó tập trung các cơ chế, chính sách ƣu
đãi về đất đai, thuế, vốn vay ƣu đãi, đào tạo, vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng, KHCN...
Bốn là, Phát triển các LN, LNTT gắn với các hình thức TCSX nhƣ HTX, tổ hợp tác tại các địa phƣơng, nhằm tạo ra sự liên kết sản xuất giữa LN với các doanh nghiệp, các tổ chức góp phần giải quyết tốt đầu ra sản phẩm cho các LN. Coi khuyến khích hỗ trợ xây dựng và phát triển LN là khâu đột phá trên diện rộng nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn đào tạo chuẩn bị nguồn nhân lực cho chƣơng trình nhân cấy nghề tại các địa phƣơng.
Năm là, Đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến thƣơng mại các sản phẩm mang tên địa danh. Xây dựng các phƣơng tiện, công cụ nhằm quảng bá,