Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc các khu kinh tế, khu công nghiệp tạ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 36 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc các khu kinh tế, khu công nghiệp tạ

nghiệp tại một số địa phƣơng và bài học rút ra cho tỉnh Bình Định

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp tại một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

Bình Dƣơng đã và đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào các KCN. Sự xuất hiện càng nhiều các NĐT trong và ngoài nƣớc đến với tỉnh Bình Dƣơng, giúp tỉnh này trở thành điểm đến vô c ng hấp dẫn đối với các NĐT đặc biệt là các NĐT nƣớc ngoài.

Tính từ lúc KCN đầu tiên của Bình Dƣơng là S ng Thần 1 đƣợc hình thành từ năm 1995; tiếp đ là các KCN Việt Nam - Singapore (VSIP), Đồng An, Mỹ Phƣớc, Bàu Bàng… ra đời, đến nay sau 25 năm hình thành và phát triển, tỉnh Bình Dƣơng đã c 31 KCN với tổng diện tích 12.721 ha; trong đ c 29 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 11.021 ha. Theo Ban Quản lý các KCN Bình Dƣơng, đến hết tháng 10 năm 2020, các KCN của tỉnh đã thu hút 2.926 dự án, bao gồm 654 dự án đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đăng

ký 72.498 tỷ đồng và 2.272 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 24 tỷ USD, chiếm gần 69% trên tổng nguồn vốn hơn 35 tỷ USD vốn FDI đầu tƣ vào tỉnh. Nguồn lực này đã g p phần thúc đẩy SXCN tại tỉnh phát triển nhanh trong thời gian qua. Hiện, các KCN đã tạo việc làm cho 472.461 lao động trong các DN, trong đ 87% là lao động ngoài tỉnh. Hằng năm, các DN trong KCN đạt doanh thu khoảng 32,5 tỷ USD và đ ng g p vào ngân sách nhà nƣớc khoảng 719 triệu USD.

Nhìn chung các KCN đang hoạt động tại Bình Dƣơng c cơ sở hạ tầng tƣơng đối hiện đại, đồng bộ, giao thông kết nối các KCN ra bên ngoài và kết nối v ng thuận lợi, giúp cho hàng h a của DN vận chuyển thông suốt, nhanh ch ng và môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi đáp ứng đƣợc yêu cầu của DN và trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nguồn FDI.

Các KCN đã đƣa CN của tỉnh bứt phá nhanh ch ng, tạo tiền đề cho thƣơng mại, dịch vụ và đô thị phát triển theo. Các KCN thật sự là nơi thu hút nguồn vốn quan trọng cho đầu tƣ phát triển, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực; g p phần giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; đồng thời là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nhiều nƣớc trên thế giới. Thông qua KCN, nhiều công nghệ sản xuất mới đƣợc nhập vào tỉnh nhƣ sản xuất thiết bị, máy m c, phụ tùng ô tô, điện thoại, linh kiện điện tử, dƣợc phẩm… Nhờ đ , hàng nghìn sản phẩm mới với chất lƣợng đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế đã ra đời, đƣợc xuất khẩu đi nhiều nƣớc.

Kinh nghiệm từ thực tiễn của Bình Dƣơng qua 25 năm phát triển KCN đ là: - Tạo sự đồng thuận, bảo đảm hài hòa về lợi ích trong công tác đền b , GPMB

hiệu quả KT, kết hợp hài hòa với các yếu tố xã hội, bảo đảm đƣợc đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân v ng bị giải tỏa phải tốt hơn so với trƣớc khi làm KCN. Thông qua việc xây dựng các khu tái định cƣ hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trƣớc, chuyển đổi ngành nghề cho nhân dân địa phƣơng bằng hình thức hỗ trợ trực tiếp, đào tạo nghề cụ thể cho con em ngƣời dân v ng giải tỏa; đồng thời nhờ việc làm mà KCN tạo ra, giúp ngƣời dân chuyển đổi ngành nghề, phát triển lĩnh vực dịch vụ nhƣ cho thuê nhà trọ, buôn bán… Nhiều KCN bảo đảm về quyền lợi, đời sống ổn định và việc làm lâu dài cho ngƣời dân sau giải tỏa đƣợc xây dựng, định hƣớng, công bố và triển khai mạch lạc, r ràng với sự đ ng g p tích cực của ngƣời dân. Ngƣời dân nhận thấy việc phát triển CN càng nhanh thì đời sống ngày càng đƣợc nâng cấp, quan niệm “bị quy hoạch” dần chuyển sang “đƣợc quy hoạch”, nguyện vọng đ ng g p và tham gia thực hiện phát triển CN ngày càng cao. Nhờ vậy, công tác giải tỏa, đền b diễn ra thuận lợi và nhanh ch ng giúp các KCN sớm hoàn thiện.

- Bên cạnh việc đền b , GPMB, chuẩn mực hạ tầng cơ sở của các KCN tại Bình Dƣơng luôn bảo đảm chất lƣợng để hấp dẫn NĐT.

C ng với quy tắc “một cửa”, những tiện ích phục vụ cho nhu cầu của DN luôn đƣợc chú trọng và đáp ứng tối đa nhƣ hải quan, viễn thông - đƣờng truyền internet tốc độ cao, trung tâm kho vận, trung tâm y tế, ngân hàng… Điều này đã gây dựng thành công thƣơng hiệu KCN của Bình Dƣơng, g p phần lớn trong việc chuyển đổi Bình Dƣơng từ một tỉnh c tỷ trọng nông nghiệp lớn trƣớc đây trở thành tỉnh c tốc độ phát triển CN cao nhất cả nƣớc. Các KCN đã thu hút hiệu quả vốn FDI đầu tƣ vào tỉnh, nhất là các dự án đầu tƣ trong KCN đa số là các dự án đƣợc chọn lựa từ những tập đoàn lớn, những DN c trình độ khoa học công nghệ cao, những DN tạo ra sản phẩm c giá trị gia tăng tốt, thân thiện với môi trƣờng, ít thâm dụng lao động, điều này rất ph hợp với định hƣớng phát triển bền vững của tỉnh.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

KKT, KCN tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở v ng duyên hải miền Trung. Tính đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế c 06 KCN với diện tích 2.393 ha và 02 KKT (KKT Chân Mây - Lăng Cô diện tích 27.108ha; KKT cửa khẩu A Đớt diện tích 10.184ha). Với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cơ bản đƣợc đầu tƣ đồng bộ: C tuyến Quốc lộ 1A và đƣờng sắt Bắc - Nam đi qua; cảng nƣớc sâu Chân Mây là cửa ng ra biển Đông gần nhất của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối các nƣớc Lào, Thái Lan, Mianma và các nƣớc trên thế giới; sân bay Quốc tế Phú Bài, gần sân bay quốc tế Đà Nẵng, thuận lợi trong việc kết nối với nội địa và quốc tế.

Về chính sách ƣu đãi đầu tƣ, KKT Chân Mây - Lăng Cô đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ nhƣ đối với địa bàn c điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt kh khăn, cụ thể nhƣ: Đƣợc hƣởng thuế suất thuế thu nhập DN 10% trong thời hạn 15 năm, đƣợc miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo; đƣợc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tƣ theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; đƣợc miễn tiền thuê đất trong suốt thời hạn thuê đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ, miễn 17 năm đối với dự án thuộc lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ, 13 năm đối với các dự án khác. Đồng thời các KCN cũng đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ nhƣ đối với địa bàn c điều kiện kinh tế-xã hội kh khăn, cụ thể: Đƣợc hƣởng thuế suất thuế thu nhập DN 17% trong thời hạn 10 năm, đƣợc miễn thuế 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo; đƣợc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tƣ theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Bên cạnh đ , các dự án đầu tƣ vào địa bàn KKT Chân Mây- Lăng Cô và các KCN còn đƣợc hƣởng các chính sách

ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ riêng của tỉnh Thừa Thiên Huế nhƣ: Hỗ trợ đầu tƣ các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào dự án (nhƣ giao thông, cấp điện, cấp nƣớc, công trình đầu mối xử lý nƣớc thải), hỗ trợ GPMB và rà phá bom mìn, hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến đầu tƣ,...

Với những lợi thế về vị trí địa lý c ng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ thông thoáng, hấp dẫn của tỉnh Thừa Thiên Huế n i riêng và của Chính phủ nói chung, những năm gần đây, số lƣợng NĐT trong và ngoài nƣớc đến tìm hiểu đầu tƣ vào địa bàn các KKT và KCN ngày càng tăng, chủ yếu từ các nƣớc nhƣ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hồng Kông (Trung Quốc) ....

Đến nay, trên địa bàn KKT, KCN tỉnh Thừa Thiên Huế c 150 dự án đầu tƣ còn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 106.005 tỷ đồng (trong đ 49 dự án đầu tƣ tại KKT Chân Mây - Lăng Cô với vốn đăng ký 81.769 tỷ đồng, 101 dự án đầu tƣ tại các KCN với vốn đăng ký 24.236 tỷ đồng); trong đ c 34 dự án vốn FDI với vốn đầu tƣ đăng ký là 67.750 tỷ đồng.

Ban Quản lý Khu kinh tế - Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế với vai trò là cơ quan QLNN về KKT, KCN trên địa bàn đã không ngừng nâng cao trách nhiệm đƣợc giao trong việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả hoạt động QLNN trong các lĩnh vực đầu tƣ, DN, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, môi trƣờng...

Với phƣơng châm “Đồng hành c ng doanh nghiệp”, Ban Quản lý Khu kinh tế - Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế luôn cố gắng nỗ lực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho DN khi đến đầu tƣ tại địa bàn KKT, KCN của tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể:

Đơn giản, tối đa hoá các thủ tục hành chính về đầu tƣ, xây dựng, đất đai, môi trƣờng,... khi xây dựng, ban hành bộ thủ tục hƣớng dẫn về đầu tƣ, công bố, công khai thủ tục hành chính. Rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính xuống mức thấp nhất để tạo điều kiện cho các NĐT. Nâng cao vai trò phục vụ NĐT của Trung tâm phục vụ hành chính công.

Nâng cao chất lƣợng xây dựng kết cấu hạ tầng KKT, KCN theo hƣớng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với các tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KKT, KCN; gắn kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KKT, KCN. Bên cạnh đ , đa dạng các nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, hỗ trợ tối đa việc thu hút các NĐT đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch KKT, KCN; lập quy hoạch chi tiết các khu vực; đảm bảo cung cấp các thông tin cần thiết cho NĐT trong quá trình nghiên cứu đầu tƣ dự án, cũng nhƣ thuận lợi trong công tác thẩm định, cấp phép đầu tƣ dự án.

Chính sách bàn giao mặt bằng sạch cho các dự án mang tính ƣu tiên, trọng điểm, khuyến khích kêu gọi đầu tƣ. Chính sách hỗ trợ kinh phí cho các nhà đầu tƣ hạ tầng trong một số lĩnh vực nhƣ: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng; rà, phá bom, mìn; kinh phí đền b GPMB, hỗ trợ chi phí đào tạo lao động,...

Tăng cƣờng phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề, các trƣờng cao đẳng công nghiệp, trung học dạy nghề trong và ngoài nƣớc để kêu gọi thành lập chi nhánh tại Huế nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho sự phát triển của tỉnh. Hỗ trợ NĐT trong công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn lao động phục vụ dự án; tổ chức chƣơng trình Ngày hội việc làm hỗ trợ DN tiếp cận với nguồn nhân lực c chất lƣợng của các Trƣờng Đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề.

Tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các NĐT đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục đầu tƣ; bên cạnh đ , tăng cƣờng kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện; tiến hành thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng đất của các dự án, đặc biệt là các dự án chậm tiến độ, chậm đƣa đất vào sử dụng làm cơ sở thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đầu tƣ, đất đai theo quy định.

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với khu kinh tế, khu công nghiệp thành phố Hải Phòng

Là một trung tâm kinh tế quan trọng của miền Bắc và của Việt Nam, thành phố Hải Phòng là một thành phố cảng với rất nhiều KCN quan trọng thu hút các NĐT lớn trong nƣớc và quốc tế. Đến hết năm 2020, Hải Phòng hiện đã c 12 KCN (trong đ c 08 KCN nằm trong KKT Đình Vũ - Cát Hải) với tổng diện tích hơn 4.400 ha đã triển khai hoạt động đầu tƣ, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, đến năm 2020, khu vực KCN, KKT đã chiếm gần 80% giá trị SXCN, trên 70% kim ngạch xuất khẩu của thành phố, góp phần tăng thu ngân sách, nâng cao sức cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế của nền kinh tế thành phố. Trong 5 năm, từ năm 2016 - 2020, các KCN, KKT trên địa bàn thành phố đã đ ng góp vào tổng thu ngân sách nhà nƣớc (thu Hải quan và thu nội địa) 31.769 tỷ đồng. Trong đ năm 2020, nộp ngân sách đạt 8.803 tỷ đồng, bằng 88% so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt 107% kế hoạch. Lũy kế đến ngày 31/12/2020, các KCN, KKT thu hút 400 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ đạt 16.248,858 triệu USD; thu hút 167 đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đầu tƣ đạt 145.885,183 tỷ đồng. Các dự án trong các KCN, KKT đ ng g p quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế của thành phố, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm, thị trƣờng mới.

Một số kinh nghiệm phát triển KKT, KCN thành phố Hải Phòng nhƣ sau: Xác định hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tƣ là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần ƣu tiên hàng đầu; Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tƣ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhƣ: Thông qua các hoạt động hỗ trợ DN, hƣớng dẫn NĐT tìm hiểu về chính sách ƣu đãi đầu tƣ vào KCN, KKT; cập nhật và công khai h a các thông tin kinh tế - xã hội của thành phố, cơ chế chính sách, thủ tục

đầu tƣ, chính sách hỗ trợ, ƣu đãi DN trên Cổng thông tin điện tử của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng...; chủ trì tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tƣ; tham gia tiếp và giới thiệu về môi trƣờng đầu tƣ tại các KCN, KKT; tham gia các hội nghị xúc tiến đầu tƣ của các cơ quan Trung ƣơng, tiếp và làm việc với nhiều tập đoàn, các hiệp hội trong nƣớc và quốc Tế, Đại sứ quán các nƣớc tại Việt Nam…; đồng thời tích cực hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời kh khăn, vƣớng mắc cho các NĐT trong các KCN, KKT; các dự án lớn đƣợc tập trung hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ, thực hiện...

Công tác cải cách hành chính đƣợc chú trọng đẩy mạnh, đặc biệt là cải cách các thủ tục hành chính. Ban Quản lý KKT Hải Phòng đã thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính trong thời gian quy định, các phòng chuyên môn giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tạo điều tối đa cho DN.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng phát huy đƣợc hiệu quả trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính; phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chuyên môn, đảm bảo các thủ tục hành chính đƣợc giải quyết nhanh gọn, thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho NĐT, DN; sẵn sàng giải đáp mọi kh khăn, vƣớng mắc liên quan đến thủ tục hành chính. Qua đ , các tổ chức, cá nhân đều đánh giá cao sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo và chuyên nghiệp của các cán bộ công chức trong việc tiếp nhận

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)