Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ kháng và cơ chế kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti tại một số địa điểm ở bình định (Trang 38)

2.6.1. Các biến số trong nghiên cứu

- Các biến số về côn trùng gồm số muỗi, mật độ muỗi, nhà có muỗi, nhà có bọ gậy, chỉ số Breteau, số DCCN, số DCCN có bọ gậy.

- Các biến số về thử nghiệm sinh học và đánh giá hiệu lực diệt.

- Biến số về sinh cảnh (địa danh): Gồm thành thị (thành phố Quy Nhơn), đồng bằng (thị xã An Nhơn) và miền núi (huyện Vân Canh).

2.6.2. Các chỉ số trong nghiên cứu

Các công thức tính chỉ số đƣợc thực hiện theo từng loài + Chỉ số mật độ muỗi (CSMĐ): + Chỉ số nhà có muỗi (CSNCM): + Chỉ số nhà có bọ gậy (CSNBG): + Chỉ số dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy (CSDCBG):

+ Chỉ số Breteau (BI):

+ % muỗi thu thập trong nhà (TLMTN)

+ % muỗi thu thập ngoài nhà (TLMNN):

+ Tỷ lệ muỗi Ae. aegypti trú đậu theo từng giá thể tại hộ gia đình.

+ Tỷ lệ muỗi Ae. aegypti đậu trong và ngoài nhà tại các điểm nghiên cứu + Tỷ lệ muỗi chết ở từng lô thử nghiệm và lô đối chứng khi thử độ nhạy của Ae. aegypti.

+ Tỷ lệ muỗi Ae. aegypti xuất hiện đột biến ở các điểm nghiên cứu

2.7. Phƣơng pháp xử lý các số liệu

Phân tích, xử lý và trình bày số liệu kết quả nghiên cứu bằng Excel và SPSS 16: So sánh sự khác nhau giữa các điểm nghiên cứu và sử dụng các test thống kê nhƣ χ2, t test để phân tích với p < 0,01 và p < 0,05.

CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Thử bioassay xác định mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi

Ae. aegypti

Các nhóm hóa chất đƣợc sử dụng để tiến hành thử bioassay xác định mức độ kháng hóa chất diệt của muỗi Ae. aegypti bao gồm nhóm hóa chất phốt pho hữu cơ (malathion 5%) và nhóm hóa chất pyrethroid (permethrin 0,75%, deltamethrin 0,05%, lambda-cyhalothrin 0,05% , alphacypermethrin 30mg/m2).

3.1.1. Thử với nhóm hóa chất phốt pho hữu cơ

* Thử với hóa chất malathion 5% (C10H19O6PS2)

Bảng 3.1. Độ nhạy của muỗi Ae. aegypti với malathion 5%

Sinh cảnh (địa điểm)

Tỉ lệ muỗi Ae. aegypti

chết sau 24 giờ (%)

Lô đối chứng Lô thử nghiệm

Thành thị (Quy Nhơn) 0 100

Đồng bằng (An Nhơn) 0 100

Miền núi (Vân Canh) 0 100

Theo kết quả của bảng 3.1, muỗi Ae. aegypti rất nhạy với malathion 5% với tỉ lệ muỗi chết 100% sau 24 giờ tại cả 3 sinh cảnh.

Kết quả này tƣơng tự với nghiên cứu tại quần đảo Andaman và Nicobar (Ấn Độ) năm 2015, cho thấy Ae. aegypti vẫn còn nhạy với malathion 5% hay nghiên cứu năm 2016 tại phía Đông Punjab (Pakistan) cho biết Ae. aegypti vẫn nhạy với malathion ở quận Lahore [37]. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu đã đƣa ra những bằng chứng về tình trạng Ae. aegypti đã kháng với malathion nhƣ tại miền Trung, miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan, nghiên cứu từ 2000 -2011 cho thấy Ae. aegypti đã kháng cao với malathion [45].

Tại Việt Nam, Vũ Đức Hƣơng đã đƣa ra các kết quả đánh giá độ nhạy của

Ae. aegypti với malathion từ năm 1998 – 2002 và hầu hết đều nhạy tại các điểm nghiên cứu hay theo Nguyễn Thị Mỹ Tiên (2010) đã tiến hành thử nghiệm với 7 loại hoá chất tại 19 tỉnh phía Nam, kết quả chỉ còn nhạy cảm với malathion 5% [12],[18]. Năm 2013, Trần Thanh Dƣơng nghiên cứu tại 32 điểm thuộc một số tỉnh trọng điểm khu vực miền Bắc, kết quả cho thấy muỗi Ae. aegypti tại Hà Nội đã kháng với tất cả các hóa chất, nhƣng còn nhạy với malathion [7]. Năm 2016, Nguyễn Thị Mai Anh cho biết tại Hà Nội, muỗi Ae. aegypti chỉ còn nhạy với malathion [1].

Nhƣ vậy, so với một số khu vực tại các nƣớc Nam Á và Đông Nam Á, muỗi Ae. aegypti tại Việt Nam nhìn chung còn nhạy với malathion. Đặc biệt, tại một số điểm thực hiện thử nghiệm bioassay thuộc tỉnh Bình Định, Ae. aegypti

rất nhạy với malathion. Điều đó chứng tỏ công tác quản lý hoạt động phòng chống SXHD ở Bình Định đạt hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của WHO đây là hóa chất không đƣợc phép sử dụng rộng rãi. Tại Việt Nam, việc sử dụng hóa chất này phải ở mức độ hạn chế theo khuyến cáo của Bộ Y tế (theo Quyết định số 3424/QĐ-BYT, ngày 05/8/2019 của Bộ Y tế) nhằm bảo đảm vừa loại trừ đƣợc muỗi truyền bệnh SXHD, vừa bảo vệ sức khỏe con ngƣời và góp phần bảo vệ môi trƣờng.

3.1.2. Thử với nhóm hóa chất pyrethroid

3.1.2.1. Thử với hóa chất permethrin 0,75% (C21H20Cl2O3)

Permethrin là hóa chất gây độc hệ thần kinh do làm tăng độ thấm của natri qua màng tế bào thần kinh gây ra sự lặp đi lặp lại và kéo dài xung động thần kinh trong cơ quan cảm giác, làm đình trệ xung động trong sợi thần kinh.

Hóa chất permethrin có thể tận diệt hầu nhƣ tất cả các loại côn trùng, kể cả côn trùng có lợi và ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. Tác dụng diệt mạnh

nhƣng mặt tiêu cực của hóa chất permethrin cũng lớn. Vì vậy, việc sử dụng rộng rãi hóa chất này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Bảng 3.2. Độ nhạy của muỗi Ae. aegypti với permethrin 0,75%

Sinh cảnh (địa điểm)

Tỉ lệ muỗi Ae. aegypti

chết sau 24 giờ (%)

Lô đối chứng Lô thử nghiệm Thành thị (Quy Nhơn) 0 0

Đồng bằng (An Nhơn) 0 0

Miền núi (Vân Canh) 0 0

Dựa vào kết quả bảng 3.2, muỗi Ae. aegypti tại các điểm nghiên cứu đã kháng hoàn toàn với hóa chất permethrin 0,75%. Sau 24 giờ, tỉ lệ muỗi chết là 0% tại cả 3 sinh cảnh. Điều này chứng tỏ việc sử dụng permethrin 0,75% lặp lại nhiều lần với thời gian đủ dài để muỗi Ae. aegypti kháng ở mức cao.

Kết quả trên khá đồng nhất với nghiên cứu của Bùi Ngọc Lân và cộng sự giai đoạn 2007-2016, tỉ lệ chết của muỗi Ae. aegypti ở Hoài Nhơn là 16%, Phù Cát là 0% và Quy Nhơn là 1% [14]. Nhƣ vậy, có thể cho rằng mức độ kháng với hóa chất permethrin của muỗi Ae. aegypti đã tăng thêm.

3.1.2.2. Thử với hóa chất deltamethrin 0,05% (C22H19Br2NO3)

Deltamethrin là hóa chất phá vỡ chức năng của hệ thống thần kinh khi côn trùng tiếp xúc hoặc hấp thụ nhƣng ít độc hơn với động vật có vú.

Bảng 3.3. Độ nhạy của muỗi Ae. aegypti với deltamethrine 0,05%

Sinh cảnh (địa điểm)

Tỉ lệ muỗi Ae. aegypti

chết sau 24 giờ (%)

Lô đối chứng Lô thử nghiệm

Thành thị (Quy Nhơn) 0 1

Đồng bằng (An Nhơn) 0 0

Miền núi (Vân Canh) 0 0

Bảng 3.3 cho thấy muỗi Ae. aegypti đã kháng với deltamethrine 0,05% với tỉ lệ chết 0 – 1%, chứng tỏ việc sử dụng hóa chất này lặp lại nhiều lần với thời gian đủ lớn để muỗi Ae. aegypti kháng ở mức cao.

Kết quả tƣơng đồng với nghiên cứu của Bùi Ngọc Lân và cộng sự giai đoạn 2007-2016, tỉ lệ chết của muỗi Ae. aegypti chết ở Hoài Nhơn là 41%, Phù Cát là 0% và Quy Nhơn là 1% [14]. Nhƣ vậy, có thể cho rằng mức độ kháng với hóa deltamethrin của muỗi Ae. aegypti đã tăng thêm nhất là khi so với địa bàn thị xã Hoài Nhơn.

3.1.2.3. Thử với hóa chất Lambda-Cyhalothrin 0,05% (C23H19CIF3NO3)

Hóa chất Lambda-Cyhalothrin diệt côn trùng bằng cách ức chế và làm tắc nghẽn sự dẫn truyền thần kinh trên nguyên lý phá vỡ hoạt động của hệ thống thần kinh của côn trùng làm côn trùng bị tê liệt và chết sau đó.

Lambda-Cyhalothrin ảnh hƣởng với cả với côn trùng có lợi (ong mật, thiên địch) và côn trùng có hại. Khi dùng với tỷ lệ thấp, hoạt chất này còn có khả năng xua đuổi côn trùng.

Bảng 3.4. Độ nhạy của muỗi Ae. aegypti với Lambda-Cyhalothrin 0,05%

Sinh cảnh (địa điểm)

Tỉ lệ % muỗi Ae. aegypti

chết sau 24 giờ (%)

Lô đối chứng Lô thử nghiệm

Thành thị (Quy Nhơn) 0 0

Đồng bằng (An Nhơn) 0 1

Miền núi (Vân Canh) 0 0

Kết quả bảng 3.4 cho thấy muỗi Ae. aegypti đã kháng với lambda- cyhalothrin 0,05% với tỉ lệ chết từ 0 – 1% tại 3 sinh cảnh. Điều này chứng tỏ chúng ta đã sử dụng lambda-cyhalothrin 0,05% lặp lại nhiều lần với thời gian đủ lớn để muỗi Ae. aegypti kháng ở mức cao.

Theo nghiên cứu của Bùi Ngọc Lân và cộng sự giai đoạn 2007-2016, tỉ lệ chết của muỗi Ae. aegypti ở Hoài Nhơn là 40%, Phù Cát là 1% và Quy Nhơn là 0% [14]. Nhƣ vậy, có thể cho rằng mức độ kháng với hóa chất lambda- cyhalothrin của muỗi Ae. aegypti đã tăng thêm nhất là khi so với địa bàn thị xã Hoài Nhơn.

3.1.2.4. Thử với hóa chất alphacypermethrin 30mg/m2(C22H19Cl2NO3)

Hóa chất alphacypermethrin tác động lên hệ thần kinh trung ƣơng của côn trùng làm ức chế hệ thần kinh truyền dẫn thông tin khiến côn trùng tê liệt và tử vong. Hóa chất này có thể diệt cả trứng và ấu trùng của côn trùng.

Alphacypermethrin nồng độ thấp không ảnh hƣởng nhiều đối với con ngƣời và động vật máu nóng nói chung.

Bảng 3.5. Độ nhạy của muỗi Ae. aegypti với alphacypermethrin 30mg/m2

Sinh cảnh (địa điểm)

Tỉ lệ % muỗi Ae. aegypti chết sau 24 giờ (%)

Lô đối chứng Lô thử nghiệm

Thành thị (Quy Nhơn) 0 29

Đồng bằng (An Nhơn) 0 30

Miền núi (Vân Canh) 0 4

Dựa vào bảng 3.5, muỗi Ae. aegypti ở cả 3 sinh cảnh đã kháng với alphacypermethrin với tỉ lệ chết là 30% ở nông thôn, tỉ lệ chết là 29% ở thành thị. Vấn đề đáng nói là sinh cảnh miền núi chỉ có tỉ lệ chết 4%. Kết quả nghiên cứu này có thể chƣa phù hợp thực tế cần đƣợc thử nghiệm đánh giá thêm để có kết luận đầy đủ. Bởi vì, địa bàn huyện Vân Canh có mật độ dân cƣ (31,8 ngƣời/km2

) thấp nhất, mức độ đô thị hóa chƣa cao,…nên mức độ sử dụng hóa chất thấp hơn so với 3 sinh cảnh nghiên cứu. Hoặc cũng có thể giải thích điều này tại sinh cảnh miền núi các hoạt động phòng chống sốt rét mạnh nên quần thể muỗi nói chung đã kháng với hóa chất.

Theo nghiên cứu của Bùi Ngọc Lân và cộng sự giai đoạn 2007-2016, tỉ lệ chết của muỗi Ae. aegypti ở Hoài Nhơn là 65%, Phù Cát là 28% và Quy Nhơn là 27% [14]. Nhƣ vậy, có thể cho rằng mức độ kháng với hóa chất alphacyperthrin của muỗi Ae. aegypti đã tăng thêm, nhất là khi so sánh với địa bàn thị xã Hoài Nhơn.

Bảng 3.6.Tổng hợp độ nhạy của Ae.aegypti với một số hóa chất diệt SINH CẢNH KẾT QUẢ THỬ BIOASSAY CÁC NHÓM HÓA CHẤT Phốt pho

hữu cơ Pyrethroid

Malathion 5% Permeth rin 0,75% Deltam ethrin 0,05% Lambda- cyhalothri 0,05% Alphacyp ermethrin 30mg/m2 Thành thị % muỗi chết 100 0 1 0 29 Nhạy/kháng Nhạy Kháng Kháng Kháng Kháng Đồng bằng % muỗi chết 100 0 0 1 30 Nhạy/kháng Nhạy Kháng Kháng Kháng Kháng Miền núi % muỗi chết 100 0 0 0 4 Nhạy/kháng Nhạy Kháng Kháng Kháng Kháng Kết luận chung Số muỗi sống 0 300 299 299 247 Tỷ lệ muỗi sống 0% 100% 99,7% 99,7% 82,3% Nhạy/kháng Nhạy Kháng Kháng Kháng Kháng

(Thành thị: Quy Nhơn, đồng bằng: An Nhơn, miền núi: Vân Canh)

Dƣới đây là biểu đồ minh họa tình hình kháng của muỗi Ae. aegypti khi thử bioassay với các hóa chất thuộc nhóm phốt pho hữu cơ và permethrin:

Biểu đồ 3.1. Tổng hợp độ nhạy của Ae.aegypti với một số hóa chất diệt

0 100 99,7 99,7 82,3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ muỗi sống (%)

Ngoài ra, khi đối chiếu với các nghiên cứu trên thế giới tại những địa điểm có khí hậu tƣơng tự nhƣ Việt Nam, kết quả thực hiện này khá tƣơng đồng. Nghiên cứu của Rapeeporn Yaicharoen và cộng sự (2005) cho biết có hai quần thể Ae. aegypti ở Băng Cốc có mức độ kháng với deltamethrin cao [40] hay kết quả nghiên cứu tại quần đảo Andaman và Nicobar (Ấn Độ), Ae. aegypti nhạy với deltamethrin 0,05 %, kháng với permethrin 0,75 %, lambdacyhalothrin 0,05 % và cyfluthrin 0,15 % và mức độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti có sự khác nhau tùy theo khu vực [43]. Năm 2016, nghiên cứu tại phía Đông Punjab (Pakistan) cho biết Ae. aegypti đã kháng với 3 loại hóa chất deltamethrin, lamdacyhalothrin, permethrin ở tất cả các điểm nghiên cứu hay tại Mansehra, Khyber Pakhtunkhwa (Pakistan), Ae. aegypti kháng với cả hai loại hóa chất lambdacyhalothrin và deltamethrin [37],[38]. Tuy nhiên, vẫn có những báo cáo cho thấy Ae. aegypti còn nhạy với các loại hóa chất diệt nhƣ tại Ấn Độ năm 2017 [35].

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về mức độ kháng hóa chất của muỗi

Ae. aegypti đã đƣợc công bố. Nghiên cứu của Vũ Đức Hƣơng cho biết: Từ năm 2000-2002, khi thử nghiệm ở 22 điểm thuộc 11 tỉnh/thành phố cho thấy với các hóa chất thuộc nhóm pyrethroid nhƣ permethrin, lambdacyhalothrin, deltamethrin, alphacypermethrin, Ae. aegypti còn nhạy tại các điểm thuộc Bắc bộ và Trung bộ nhƣng lại kháng tại các điểm thuộc Nam bộ và Tây Nguyên [12]. Nghiên cứu của Vũ Sinh Nam (2010) với hóa chất thuộc nhóm pyrethroid là lambda-cyhalothrin, deltamethrin và permethrin, ghi nhận muỗi kháng tại 45% điểm, có khả năng kháng ở 33% điểm và nhạy ở 22% điểm nghiên cứu. Độ nhạy cảm của Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng không đồng đều ở các điểm nghiên cứu và với các loại hóa chất khác nhau [15]. Năm 2010, Nguyễn Thị Mỹ Tiên thử nghiệm tại 19 tỉnh phía Nam cho biết muỗi Ae. Aegypti kháng với permethrin 0,75%, lambdacyhalothrin 0,05%, deltamethrin 0,05% hay theo

nghiên cứu của Trần Thanh Dƣơng (2013) tại 32 điểm thuộc một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, kết quả cho thấy muỗi Ae. aegypti tại Hà Nội đã kháng với tất cả các hóa chất (chỉ còn nhạy với malathion) [7],[27]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Anh (2016) tại Hà Nội cho biết muỗi Ae. aegypti đã kháng với permethrin 0,75%, tăng sức chịu đựng với deltamethrin 0,05% [1].

Hội nghị khoa học đánh giá việc sử dụng hóa chất diệt côn trùng phòng chống SXHD ở Việt Nam giai đoạn 2013-2015 do Bộ Y tế tổ chức năm 2016, các báo cáo cho thấy: đã xuất hiện hình trạng kháng và tăng sức chịu đựng với hóa chất theo chiều hƣớng tăng dần khi thử với giấy thử deltamethrin 0,05% và permethrin 0,75% ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, các chế phẩm vẫn có hiệu lực tốt trừ một vài điểm tại Hà Nội [23]. Ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, muỗi Ae. aegypti đã tăng sức chịu đựng và kháng với các hóa chất nhóm pyrethoid ở một số địa phƣơng và còn nhạy với malathion [21]. Ở hầu hết các tỉnh miền Nam, muỗi Ae. aegypti đã kháng với các hóa chất pyrethroid và còn nhạy cảm với Malathion [15].

Năm 2010, Viện SR-KST-CT Quy Nhơn đã thử nghiệm tính nhạy của muỗi Ae. aegypti tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Gia Lai, muỗi Ae. aegypti

đều đã kháng với các giấy thử permethrine 0,75% và deltamethrine 0,05%. [21]. Năm 2012, Trần Thanh Dƣơng và Nguyễn Văn Dũng thử nghiệm tính nhạy của Ae. aegyptiAe. albopitus tại 32 điểm thuộc một số tỉnh trọng điểm khu vực miền Bắc, muỗi Ae. aegypti tại Hà Nội đã kháng với tất cả các hóa chất diệt côn trùng thử nghiệm, nhƣng còn nhạy cảm với malathion [7]. Từ năm 2013 – 2016, Viện SR-KST-CT Quy Nhơn đã thử nghiệm ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, cho thấy muỗi Ae. aegypti đã kháng với các loại hóa chất alphacypermethrin 30mg/m2, lambdacyhalothrin 0,05%, deltamethrine 0,05% và permethrin 0,75%. Tuy nhiên, mức độ kháng có sự khác nhau tại mỗi địa phƣơng đối với mỗi loại hóa chất và còn nhạy với

Malathion 5%. Riêng ở huyện Tuy Phƣớc, Bình Định muỗi Ae. aegypti tăng sức chịu đựng với malathion 5% [22].

Nhƣ vậy, các kết quả thu đƣợc tƣơng đồng với các nghiên cứu trong nƣớc cũng nhƣ tại Bình Định, xu hƣớng chung là Ae. aegypti kháng với các loại hóa chất thuộc nhóm pyrethroid nhƣng còn nhạy với malathion thuộc nhóm phốt pho hữu cơ. Sự khác nhau có xuất hiện nhƣng mức độ không nhiều do bối cảnh có sự khác nhau về không gian, thời gian và cƣờng độ sử dụng hóa chất.

Bình Định là một tỉnh trọng điểm SXHD ở miền Trung-Tây Nguyên nhƣng các nghiên cứu về kháng hóa chất của Ae. aegypti còn khiêm tốn nên hiện còn thiếu nhiều dữ liệu khoa học về mức độ kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh SXHD tại các sinh cảnh khác nhau. Chính điều này gây ra nhiều khó khăn trong công tác phòng chống dịch SXHD tại Bình Định. Do vậy, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp với số mắc tăng cao và dịch SXHD mở rộng ra nhiều vùng sinh cảnh khác nhau nhƣ hiện nay thì việc nghiên cứu muỗi truyền bệnh SXHD là rất cần thiết và khẩn trƣơng để có thêm những dữ liệu khoa học, từ đó đƣa ra các biện pháp phòng chống véc tơ thích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ kháng và cơ chế kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi aedes aegypti tại một số địa điểm ở bình định (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)