Nguồn vốn tài chính

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1-5 Nghệ An potx (Trang 28 - 29)

Nguồn vốn tài chính là một nguồn vốn quan trọng trong việc đầu tư các hoạt động sinh kế tạo nguồn thu nhập. Nguồn vốn tài chính được hiểu là nguồn tiền mặt được sử dụng trong các hoạt động sản xuất. Như chúng ta đã biết khi không có các nguồn vốn để làm ăn sinh sống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tới việc quyết định và lựa chọn việc làm và nguồn thu nhập. Việc tiếp cận nguồn vốn tài chính của người dân thôn 1 – 5 từ nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan tác động. Nhưng hầu hết họ chỉ sử dụng sức lao động bằng chân tay để tạo nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chỉ có một số ít hộ trong thôn là công chức nhà nước, và buôn bán dịch vụ.

Thông thường, mức tiền mặt thường xuyên là từ các hoạt động sinh kế tạo ra nguồn thu nhập. Thu nhập bình quân trên đầu người của người dân thôn 1 – 5 là 15,3 triệu đồng/ năm. Hầu hết người dân có nguồn vốn tích trữ, nhưng không nhiều, mỗi tháng chỉ tiết kiệm được khoảng 400 – 500 ngàn. Bởi vậy, người dân không thể có khả năng đầu tư các hoạt động buôn bán, làm ăn lớn được mà chỉ dựa vào sức lao động của bản thân. Chính nguồn vốn tài chính không dồi dào cũng là nguyên nhân làm cho cơ hội lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân trở nên hạn chế.

Có thể nói, tình trạng thiếu vốn không chỉ gặp phải ở người dân thôn 1 – 5 mà hầu hết người dân trong bộ phận hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thiếu vốn làm ăn, con người thiếu đi một phương tiện quan trọng để thực hiện các hoạt động sinh kế. Đặc biệt khi nguồn vốn tài chính hạn hẹp đi kèm với nguồn lực con người thiếu và yếu về mặt tri thức là con đường dẫn đến nghèo đói. Tuy nhiên, với sự hỗ

nền tảng vững chắc cho người dân thôn 1 – 5 nói riêng và người dân cả nước nói chung góp phần tạo dựng một mô hình sinh kế bền vững.

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1-5 Nghệ An potx (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w