Biến áp lực thành động lực

Một phần của tài liệu Hiện tượng áp lực đồng trang lứa của sinh viên Đại học Ngoại Thương (Trang 26 - 27)

PEER PRESSURE – đặc sản của FTU là một con dao hai lưỡi. Có một câu nói rất phổ biến: “Người thành công luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Người thất bại nhìn thấy khó khăn trong mọi cơ hội.” Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải biến áp lực thành động lực. Chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch. Nhưng bạn đối phó với khó khăn và thử thách như thế nào thì hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Bạn sẽ chọn chôn vùi những cảm xúc tiêu cực của mình hay biến chúng thành năng lượng tích cực dẫn đến thành công? Áp lực có thể khiến chúng ta thất vọng, nhưng thực chất nó là con dao hai lưỡi. Có thể bạn chưa biết rằng mỗi khi căng thẳng chính là lúc thần kinh của chúng ta trở nên nhạy cảm nhất. Mỗi khi chúng ta lo lắng về thất bại, nó sẽ kích thích cơ thể chúng ta hành động, đó là một phản ứng tự nhiên. Nhiều người chỉ thực sự bắt tay

vào công việc khi họ có áp lực trên vai. Một số người cảm thấy rằng họ sẽ hoạt động hiệu quả hơn dưới áp lực. Vì vậy, căng thẳng đôi khi ảnh hưởng đến công việc của chúng ta một cách tích cực. Để “chế ngự” áp lực, để tạo động lực cho bản thân không phải là điều dễ dàng, điều đó phụ thuộc phần lớn vào sự quyết tâm của bạn. Áp lực c>ng thường đến từ sự không chắc chắn về kết quả trong tương lai, vì vậy bí quyết quan trọng để biến áp lực thành động lực là chuẩn bị cho tương lai. Bạn cần có một kế hoạch chi tiết để hiểu rõ từng bước từ đầu đến cuối.

Có kế hoạch, bạn sẽ quyết tâm hơn trong công việc và lường trước những rủi ro có thể xảy ra. Mỗi khi thất bại, đừng để bản thân buồn bã, ủ r> quá lâu. Cố gắng lấy lại tinh thần, bình tĩnh phân tích vấn đề, rút kinh nghiệm. Hãy dùng những vấp ngã đó làm hành trang và tạo động lực cho bản thân để lần sau làm tốt hơn.

Cuộc sống vốn dĩ là phải có những lúc khó khăn. Thử tưởng tượng từ khi sinh ra đến lúc lớn lên, mỗi lần gặp khó khăn đều được “giải cứu” hoặc được bố mẹ lựa chọn toàn những con đường “không có chông gai”, đến một ngày gặp một sự cố mà bạn phải đối mặt một mình, liệu bạn có thể vượt qua hay không? Và áp lực từ bạn bè sẽ vô tình biến thành “động lực” để bạn vượt qua giới hạn của bản thân, vượt qua vỏ bọc an toàn của bố mẹ.

Một phần của tài liệu Hiện tượng áp lực đồng trang lứa của sinh viên Đại học Ngoại Thương (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)