Các thông số đặc trưng của pinmặt trời

Một phần của tài liệu Mô hình hóa và tối ưu hóa pin mặt trời màng mỏng cấu trúc đảo ito nano zno cds czts me (Trang 26 - 29)

5- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

2.3.1. Các thông số đặc trưng của pinmặt trời

Khi chiếu các bức xạ điện từ vào các chất bán dẫn , nếu năng lượng của photon đủ lớn ( lớn hơn độ rộng vùng cấm của chất , năng lượng này sẽ giúp cho điện tử dịch chuyển từ vùng hóa trị lên vùng dẫn , do đó làm thay đổi tính chất điện của chất bán dẫn ( độ dẫn điện của chất bán dẫn tăng lên do chiếu sáng).

Hoặc sự chiếu sáng cũng tạo ra các cặp điện tử – lỗ trống cũng làm thay đổi cơ bản tính chất điện của bán dẫn . Hiệu ứng này được sử dụng trong các photodiode , phototransitor , pin mặt trời…Các thông số kỹ thuật của pin mặt trời ghi trên nhãn được lấy ra trong điều kiện tiêu chuẩn ứng với nhiệt độ là 25ºC .

Hình trên so sánh thông số đầu ra của tấm pin trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau

2.3.1.1. Điện áp hở mạch – Open Circuit Voltage ( Voc )

Điện áp hở mạch là hiệu điện thế V cực đại khi được chiếu sáng với thông lượng Φ ; Khi đó R = ∝ ; I = 0

Đây là thông số quan trọng , bởi vì nó là điện áp tối đa mà tấm pin có thể sản xuất trong điều kiện tiêu chuẩn , từ đó bạn có thể xác định được tối đa tấm pin trong 1 dãy bạn có thể kết nối vào kích điện hay điều khiển sạc .

2.3.1.2. Dòng điện ngắn mạch – Short Circuit Current ( Isc )

Isc là điện áp ngắn mạch sinh ra khi kết nối đầu âm và dương của tấm pin vào nhau . Sử dụng ampe kìm có thể đo được dòng này , đây là dòng điện lớn nhất mà tấm pin có thể sản sinh trong điều kiện tiêu chuẩn .

Để xác định dòng điện mà thiết bị kết nối như inverter hay điều khiển sạc cần có , dòng Isc được sử dụng . Thông thường hệ số của nó được tính gấp 1,25 lần so với Isc

2.3.1.3. Maximum Power Point ( Pmax ) – Điểm công suất cực đại

Pmax là điểm mà công suất của hệ thống sinh ra cao nhất , tại điểm cong lớn nhất của đồ thị bên trên . Khi sử dụng điều khiển sạc hay inverter có MPPT , đây chính là điểm mà MPPT cố gắng giữ để có được công suất tối đa :

Pmax = Impp x Vmpp

2.3.1.4. Hệ số lấp đầy – Fill factor

Hệ số lấp đầy là tỷ số giữa công suất cực đại với Pmax với tích số Voc.Ioc ( ) . . . ln 0, 72 1 Max MP MP SC OC SC OC OC OC OC P J V FF J V J V V V FF  = = − +  + (2.1) Trong đó: OC OC B e V nk T  =

n là hệ số lý tưởng của diode

2.3.1.5. Điện áp làm việc tại công suất cực đại –Maximum Power Point Voltage ( Vmpp )

Vmpp là điện áp mà tại đó công suất đầu ra là tốt nhất , điện áp này thông thường có thể nhìn thấy được khi hệ thống pin được kết nối vào MPPT ( như điều khiển sạc MPPT hoặc kích hòa lưới ) trong điều kiện tiêu chuẩn .

2.3.1.6. Dòng điện tại công suất cực đại – Maximum Power Point Current ( Impp )

Impp là dòng điện khi công suất đầu ra đạt tốt nhất , nó là cường độ dòng điện thực tế bạn có thể đo khi nó được kết nối vào thiết bị MPPT trong điều kiện chiếu sáng tiêu chuẩn .

2.3.1.7. Hiệu suất của tấm pin mặt trời – Module efficiency

Hiệu suất của tấm pin là khả năng chuyển đổi từ bức xạ mặt trời thành điện . Được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa năng lượng điện tối đa được tạo ra so với năng lượng ánh sáng chiếu tới .

2.3.1.8. Điện áp tối đa khi kết nối hệ thống – Maximum System Voltage

Dựa vào thông số này đê biết được có thể nối tiếp bao nhiêu tấm pin thành một dãy , đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống .

2.3.1.9. Lớp ứng dụng A – Application class A

Đây là điều kiện kiểm tra độ an toàn cách điện

2.3.1.10. Dòng tối đa cầu chì – Max series Fuse

Dựa vào thông số này để xác định khi nào cần lắp thêm cầu chì trong một dãy pin , thông thường thì từ 3 dãy pin song song trở lên thì cần có cầu thì tại cuối dãy pin để đảm bảo an toàn , tránh trường hợp 1 dãy bị ngắn mạch , hay chạm đất làm hỏng toàn bộ các dãy khác .

Một phần của tài liệu Mô hình hóa và tối ưu hóa pin mặt trời màng mỏng cấu trúc đảo ito nano zno cds czts me (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)