Một số tổ chức trên thế giới đã phát triển và đề xuất các tiêu chuẩn đánh giá các loại vải chống tia UV. Các tổ chức và tiêu chuẩn được tóm tắt trong bảng sau:
STT Phương pháp kiểm tra Tiêu đề
1 AATCC TM 183 Phương pháp thử cho sự truyền hoặc chặn bức xạ tia cực tím có trọng lượng điện tử xuyên qua vải
2 BS 7914
Phương pháp kiểm tra sự xâm nhập của bức xạ tia cực tím mặt trời có trọng lượng hóa học qua vải quần áo
3 CEN/TC 248/WG 14 Vải may mặc; đặc tính bảo vệ khỏi tia UV, phương pháp kiểm tra.
Tất cả các phương pháp này đều xác định sự truyền bức xạ UV qua các loại vải và tính toán giá trị SPF (Sun Protection Factor - định mức đo lường khả năng
chống lại tia UVB được dùng trong kem chống nắng) bằng cách sử dụng các biểu đồ tiêu chuẩn cho quang phổ mặt trời và hiệu ứng dịch chuyển đỏ.
UV STANDARD 801 là một trong những hệ thống kiểm tra và chứng nhận nghiêm ngặt nhất cho hàng dệt may che nắng và quần áo trên thế giới.Quá trình kiểm tra xác định UPF (chỉ số bảo vệ da khỏi các tia tử ngoại - Ultraviolet
Protection Factor) chỉ định yếu tố bảo vệ tia cực tím của hàng dệt.Trái ngược với các tiêu chuẩn UV khác chỉ kiểm tra hàng dệt ở trạng thái mới và khô, tiêu chuẩn UV 801 cũng kiểm tra hàng dệt chống nắng trong các điều kiện sử dụng thực tế. Điều này là do, với việc sử dụng hàng ngày, khả năng chống tia cực tím thường bị giảm đáng kể thông qua việc làm ướt, kéo dãn, mài mòn và giặt.
KẾT LUẬN
Tóm lại, chúng ta đã hiểu sơ lược về các loại tia uv, tác hại của nó đối với làn da của con người. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức được sự cần thiết của việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Bảo vệ da khỏi tác động của bức xạ mặt trời là một mục tiêu tương đối mới của quá trình hoàn thiện hàng dệt, vì không phải lúc nào hàng dệt cũng đảm bảo được sự bảo vệ thích hợp. Các chức năng bảo vệ cụ thể của hàng dệt chống lại những ảnh hưởng đa dạng nhất đang ngày càng thu hút nhiều sự chú ý. Bảo vệ chống nắng đòi hỏi sự kết hợp của việc tránh nắng và sử dụng quần áo và phụ kiện bảo hộ. Khi tia UV chiếu vào bề mặt xơ dệt, bức xạ có thể hoàn toàn bị phản xạ, phân tán hoặc hấp thụ. Tuy nhiên, một số lớn sản phẩm may cho tia UV di qua bằng quá trình khuếch tán, do vậy mà tia UV trực tiếp xuyên vào da người. Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chống tia UV của vải: yếu tố cấu trúc và bản chất của xơ sợi kiểu dệt: độ lỏng, chặt, trọng lượng vải, độ dày và số lớp vải cũng chi phối đặc tính ngăn ngừa tia UV của vải; ảnh hưởng của thuốc nhuộm: thuốc nhuộm được sử dụng để nhuộm màu sản phẩm dệt
thông thường cải thiện khả năng ngăn cản tia UV của vải, tùy thuộc vào vị trí và mật độ của dải hấp thụ bước song UV của thuốc nhuộm và nồng độ của thuốc nhuộm trên sản phẩm dệt; ảnh hưởng của quá trình hoàn tất.Phân loại hóa chất theo cơ chế hoạt động của chất hấp thụ UV. Cơ chế hoạt động của hóa chất hấp thụ UV được chia thành 2 loại: cơ chế hấp thụ và phản xạ. Phân loại hóa chất theo bản chất hóa học chống tia UV. Đề cập được các sản phẩm chống tia uv , các phương pháp đánh giá khả năng chống tia uv của vải cụ thể giúp mọi người được phổ cập kiến thức và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Duy Lạc (2007) - Luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu công nghệ xử lý hoàn tất vải chống tia UV: https://text.123docz.net/document/4324162-nghien- cuu-cong-nghe-xu-ly-hoan-tat-vai-chong-tia-uv.htm
2. Nguyễn Bá Nghĩa (2020) - Tác hại của tia UV với sức khỏe cơ thể, thực tế đáng báo động: https://benh.vn/tac-hai-cua-tia-uv-voi-suc-khoe-co-the-thuc-te- dang-bao-dong-78271/
3. Minh Quang (2020) - Coi chừng tia UV tàn phá làn da, gây ung thư da): https://suckhoedoisong.vn/coi-chung-tia-uv-tan-pha-lan-da-gay-ung-thu-da- 169179183.htm
4. Lưu Thị Tho (2010) – Luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất liệu sợi dệt và quá trình nhuộm tới khả năng ngăn ngừa tia uv của vải: https://text.123docz.net/document/7209258-nghien-cuu-anh-huong-cua-chat-lieu- soi-det-va-qua-trinh-nhuom-toi-kha-nang-ngan-ngua-tia-uv-cua-vai.htm
5. W. D. Schindler and P. J. Hauser (2004): Chemical finishing of textiles 6. Prasad_16481 (2020): UV PROTECTIVE FINISH ON TEXTILES Featured, Textile - Articles
7. CN Sivaramakrishnan , CN Sivaramakrishnan(2007): UV Protection Finishes
8. Áo chống nắng chống tia UV – cơ chế hoạt động: https://tokyolife.vn/blog/2021/04/08/ao-chong-nang-tia-uv/ 9. Kết quả thí nghiệm & chứng nhận chỉ số chống tia UV: https://www.sunoff.vn/pages/chungnhan
10. 7 Brand áo chống nắng được tin dùng nhất tại Việt Nam:
400k-chat-lieu-mat-me-va-chong-nang-hieu-qua-nen-rat-dang-dau-tu- 20200504160503846.chn
11. Top 8 khẩu trang chống nắng và chống tia UV hiệu quả nhất hiện nay
(2022): https://toplist.vn/top-list/khau-trang-chong-nang-va-chong-tia-uv-hieu-qua- nhat-hien-nay-42403.htm
12. Váy – áo chống nắng toàn thân: https://cardina.vn/collections/ao-choang- chong-nang-nu
13. Váy chống nắng nữ cao cấp Cardina: https://cardina.vn/collections/quay- vay-chong-nang-nu
14. NGUYỄN DUY HIỆP (2010): Nghiên cứu ảnh hưởng của chất liệu sợi dệt và quá trình nhuộm tới khả năng ngăn ngừa tia UV của vải:
https://text.123docz.net/document/7209258-nghien-cuu-anh-huong-cua-chat-lieu- soi-det-va-qua-trinh-nhuom-toi-kha-nang-ngan-ngua-tia-uv-cua-vai.htm
15. Chemical finishing of textiles - tác giả: W. D. Schindler and P. J. Hauser 16. UV PROTECTIVE FINISH ON TEXTILES - Aug 16,
2020 | Featured, Textile - Articles – tác giả: prasad_16481
17. UV Protection Finishes – Jul 2007 - tác giả: CN Sivaramakrishnan , CN Sivaramakrishnan –
18. Ngoại Tử: