Giai đoạn phát triển phụ thuộc (1950-1970)

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Các nghiên cứu của trường phái sự phụ thuộc mới pdf (Trang 34 - 39)

V. Gold: Sự phụ thuộc năng động ở Đài Loan

2.Giai đoạn phát triển phụ thuộc (1950-1970)

a)1950s: Tưởng Giới Thạch tị nạn sang Đài Loan và xây dựng độc lập với TQ dưới sự bảo trợ của Mỹ - Nhà nước BA:

Năm 1950, Đài Loan chứng tỏ bước ngoặt trong lịch sử của mình. Sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc đánh thắng Tưởng Giới Thạch trong lục địa, Quân đội đã ẩn náu tại Đài Loan. Năm 1945 Đài Loan có khoảng sáu triệu người sau đó, chiến tranh Đại Hàn bắt đầu, tổng thống Truman đảo ngược chính sách đi theo hướng của Tưởng Giới Thạch và phái hạm đợi thứ bảy vào eo biển Đài Loan bảo vệ cho Tưởng Giới Thạch. Sự kiện này đánh dấu sự bắt đầu của chiến tranh lạnh. Đài Loan trở thành đất nước “Trung Quốc tự do” và là một thành viên của hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Với quân đội và sự giúp đỡ của Mỹ, Tưởng Giới Thạch nhanh chóng thay đổi một chiến lược mới và cải cách kinh tế chính trị. O’Donell gọi là trạng thái độc đoán quan liêu trong năm 1960. Phe đảng này mở rộng vào các tổ chức dân sự như trường học, doanh nghiệp. Tưởng Giới Thạch thiết lập sự an toàn quân đội và công khai thanh toán người bất đồng ý kiến. Sau đó nhanh chóng cải cách ruộng đất, đất được giao cho những người trồng trọt nhỏ. Người chủ đất được 70% và cổ phần trong xí nghiệp quốc doanh. Chương trình cải cách tiếp theo là đẩy mạnh công nghiệp hóa. Tưởng Giới Thạch

thống trị đa số các ngành công nghiệp, sắp đặt những biện pháp như quỹ cho vay công nghiệp nhỏ, đẩy mạnh đầu tư của tư nhân trong những ngành then chốt và hướng nền kinh tế Đài Loan về phía tư bản.

b)1960s: Tự do hoá và quốc tế hoá nền kinh tế (ELI)

Tuy nhiên, năm 1960 nền kinh tế Đài Loan chuyển theo một hướng khác vì thị trường trong nước quá nhỏ và Mỹ có dự định chấm dứt sự giúp đỡ. Trong giai đoạn này kinh tế Đài Loan vẫn còn dễ sụp đổ. Giống như tình trạng của các nước Mỹ la tinh, Đài Loan thiếu tư bản, thiếu ngoại tệ, hội nhập toàn cầu, thị trường quốc tế, thiếu hụt lao động cho việc sản xuất hàng hóa.

Dưa trên sự phân tích sẵn có, Tưởng Giới Thạch mở rộng tự do và quốc tế hóa kinh tế. Nới lỏng quản lý thương mại và công nghiệp, xuất khẩu và đánh thuế các sản phảm nhập khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Trong thời ngắn, chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ yếu đã được chấp nhận.

Năm 1986 ngành công nghiệp hàng đầu, dệt may, sản xuất hàng dưới hợp đồng của người mua nước ngoài. Động lực học, điện tử bắt chước công nghệ nước ngoài và tạo ra hàng hóa tiêu dùng trong nước. Như vậy cơ hội đầu tư và việc làm cùng với sự lưu thông nhanh đã tạo sự phát triển vững vàng của Đài Loan.

3. Giai đoạn phụ thuộc năng động (Sau 1970)

Đầu năm 1971 Đài Loan chống lại sự tiệp cận của Nhật trên hòn đảo Sensaku dẫn tới sự bùng nổ các hoạt động chính trị trên khu vực trường đại học, cao đẳng. Trung Quốc được mời vào liên hiệp quốc trong khi

Đài Loan xin rút ra. Tất cả Đài Loan bị chấn động bởi tổng thống Nicson tới thăm Trung Quốc và dấu hiệu của thông cáo Thượng Hải năm 1972. Những tri thức ở Đài Loan phê bình gay gắt sự cai trị độc đoán của Tưởng Giới Thạch và đòi hỏi những cải cách để kết thúc quân luật, bảo vệ nhân quyền,…

Sự tổn thương vốn có trong tất cả trong các chiến lược xuất khẩu dường như xuất hiện cùng một lúc. Những thành viên thương mại của Đài Loan đã chống lại việc xuất khẩu. Việc làm, nhu cầu cuộc sống đang tăng dần, tiền lương, tiền hoa hồng còn thấp. Cơ sở hạ tầng hầu hết đã lỗi thời từ thời đại của Nhật Bản, đã kéo dài khả năng tiếp thu ở xa. Mặt trước của nền kinh tế cũng có nhiều sự rắc rối. Vào năm 1986, nền kinh tế Đài Loan đã trở thành nạn nhân của sự thành công của chính nó. Các nước đang phát triển với sự nỗ lực còn thấp những nguồn tài nguyên phong phú hơn đã bắt đầu được mài dũa trong những khu chợ ở Đài Loan. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1975 đã làm tổn thương trầm trọng nền kinh tế thế giới. Đối lập lại nhà nước của chính quyền Tưởng Giới Thạch đã đáp lại vấn đề kinh tế và vấn đề liên quan đến chính trị. Năm 1986, động lực của sự phụ thuộc là sự đánh giá nền kinh tế, khả năng xã hội, sự liên kết giữa các quốc gia trên thế giới. KTM đề cử một chiến lược công nghiệp hóa sâu – nâng cấp trang thiết bị công nghiệp. Từ 1978 – 1981, nhà nước ban hành kế hoạch sáu năm, nhấn mạnh sự xây dựng và phát triển bền vững của nền công nghiệp. Những năm đầu 1980 nhà nước Đài Loan mở con đường chiến lược: khoa học, kỹ thuật hiện đại hóa nền công nghiệp như điện tử, viễn

thông, rô bốt. Nhà nước còn thiết lập nhiều loại hình công nghiệp, nền tảng khoa học khu công nghiệp ở Hsin-chu, phát triển khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin.

Trong thực tế, năm 1986 nhờ sự tranh cãi và đến năm 1980 Đài Loan đã thoát khỏi vấn đề dưới sự phát triển. Không giống như học thuyết về sự phụ thuộc cổ điển, các nước phương Tây ( châu Âu) phát triển như sáng tạo ra chủ nghĩa đế quốc. Năm 1986 phương pháp nghiên cứu phát triển là sử dụng động lực học của sự phụ thuộc.

VI. SỨC MẠNH CỦA CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỜNG PHÁI SỰ PHỤ THUỘC MỚI

Bối cảnh của sự phụ thuộc mới đã giảm bớt một số điều thừa nhận của trường phái sự phụ thuộc cổ điển. Sự phụ thuộc ấy giống như một cái nhìn đa chiều, những cái đến từ bên ngoài và nền kinh tế quốc gia được chia ra dưới sự phát triển.

1. Nghiên cứu lịch sử

Sự phụ thuộc mới đã thu hút sự chú ý tới lịch sử của sự phụ thuộc hơn là sự phụ thuộc cổ điển. Ví dụ, Cardoso đề cao những hoạt động mới của chế độ quân cảnh hiện hành Brazil năm 1964. O’Donnell thể hiện tình trạng khẩn cấp của bộ máy hành chính và nhà cầm quyền như sự lệ thuộc vào lịch sử, thành công của quân cảnh – bộ máy hành chính vào những năm đầu 1960. Evans lại phân tích sự liên minh bộc lộ ở những cái thay đổi có thể nhìn thấy được của môi trường, chối bỏ sự phát triển

của các quốc gia ảnh hưởng đến sự phát triển của Brazil trong những năm 1980.

Thể hiện sự biến đổi lịch sử của Đài Loan từ sự phụ thuộc cổ điển đến sự phụ thuộc của sự phát triển và sau đó là sự biến đổi sau cùng động lực của sự phụ thuộc.

2. Tập trung vào các hoạt động bên trong và có tính chính trị - xã hội

Sự tập trung vào bên trong và những hoạt động thuộc quản lý nhà nước: từ quan điểm của nghiên cứu sự phụ thuộc mới, các quốc gia ở thế giới thứ ba là không còn nhận thức như một quốc gia phụ thuộc các nước phát triển khác, nhưng là một cầu nối trung gian tích cực để cùng bắt tay làm việc với doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Ngoài ra, những cuộc đấu tranh chính trị giữa các quốc gia, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã hình thành sự thay đổi những tình huống của sự phụ thuộc.

Theo Cardoso và O’Donnell chỉ ra thành công quân sự ở Brazil cuối những năm 1960 trong việc thiết lập liên minh tay ba tạo nhiều phí tổn trong nhiều lĩnh vực phổ biến, trong khi Evans viết về sự giống nhau của các nước xây dựng với sự liên minh khác của nền kinh tế không đáng tin cậy. Đối chiếu với Brazil đáp lại sự quan sát là khủng hoảng của nhà nước có tổ chức ở Đài Loan và sự khủng hoảng kinh tế (khủng hoảng dầu mỏ) nên thị trường thế giới dễ bị tổn thương.

Sự phụ thuộc và phát triển: cái đặc thù riêng biệt của nghiên cứu sự phụ thuộc là tự nguyện thừa nhận sự tồn tại của hai mâu thuẫn: Sự phụ thuộc và phát triển, không chỉ với Cardoso, O’Donnell và Evans đã giải thích sự thành công của nền kinh tế Brazil vào cuối những năm 1960. Nhưng hơn cả là sự phát triển thần kỳ như một giấc mơ của Đài Loan trong sự tham vấn của lý thuyết sự phụ thuộc.

Và tất cả dường như chỉ ra rằng nghiên cứu sự phụ thuộc mới tinh tế hơn nghiên cứu sự phụ thuộc cổ điển. Do đó sự phụ thuộc mới có tính hoàn hảo hơn nên được tiếp tục phát triển trong những năm 1990 ở các nước thế giới thứ ba.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Các nghiên cứu của trường phái sự phụ thuộc mới pdf (Trang 34 - 39)