3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.3. Màu sắc vi nhựa trong ống tiêu hoá của Sò Huyết và Sò Lông
3.3.3.1. Kết quả theo loài
* Màu sợi vi nhựa ở Sò Lông
Vi nhựa dạng sợi ở Sò Lông xuất hiện 8 màu (trắng, vàng, tím, cam, nâu, xanh lá, xanh nƣớc biển, đen), phân bố rất khác nhau ở 2 mùa. Mặc dù màu sợi vi nhựa chủ yếu ở 2 mùa là màu trắng nhƣng ở mùa nắng chiếm 83,73% trong khi ở mùa mƣa chỉ đạt 52,94% trong tổng số mỗi mùa. Ngƣợc lại, các sợi vi nhựa màu vàng, tím, xanh nƣớc biển có tỉ lệ tƣơng đối cao trong mùa mƣa (lần lƣợt là 13,73%; 14,71%; 9,08% trong tổng số) lại có tỉ lệ không đáng kể trong mùa nắng. Ngoài ra, có thể thấy các sợi vi nhựa mùa mƣa có màu sắc phong phú (8 màu), trong khi sợi vi nhựa mùa nắng chỉ xuất hiện 4 màu (trắng, vàng, tím, xanh lá) (Biểu đồ 3.41).
0 10 20 30 40 50 60 70 80 45000-200000 200000-400000 400000-600000 600000-800000 % trên tổng số
Biểu đồ 3.41. Màu sợi vi nhựa trong ống tiêu hoá ở Sò Lông theo tỷ lệ xuất hiện (%)
* Màu mảnh vi nhựa ở Sò Lông
Màu sắc vi nhựa dạng mảnh trong Sò Lông chỉ xuất hiện ở 5 màu (trắng, vàng, tím, nâu, xanh lá) và phân bố khác nhau ở 2 mùa. Trong khi mảnh vi nhựa màu trắng chiếm tỉ lệ cao nhất ở mùa mƣa (58,82% trong tổng số) thì ở mùa nắng các mảnh màu vàng chiếm ƣu thế (42,79% trong tổng số). Điều đáng chú ý là không có mảnh vi nhựa màu nâu xuất hiện trong mùa mƣa nhƣng có tới 16,59% mảnh màu này xuất hiện trong mùa nắng (Biểu đồ 3.42).
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
trắng vàng tím cam nâu xanh lá xanh nƣớc
biển
đen % trong tổng số
Biểu đồ 3.42. Màu mảnh vi nhựa trong ống tiêu hoá của Sò Lông theo tỷ lệ xuất hiện (%)
* Màu sợi vi nhựa ở Sò Huyết
Sợi vi nhựa trong ống tiêu hoá của Sò Huyết xuất hiện 9 màu (trắng, vàng, tím, cam, nâu, xanh lá, xanh nƣớc biển, đen, hồng). Giống nhƣ ở Sò Lông, sợi vi nhựa màu trắng trong ống tiêu hoá của Sò Huyết cũng chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả 2 mùa mặc dù với tỷ lệ khác nhau (73,89% trong tổng số ở mùa nắng và 54,88% trong tổng số ở mùa mƣa), tiếp đến là màu vàng (12,53% trong tổng số ở mùa nắng và 25,61% trong tổng số ở mùa mƣa), các màu sợi còn lại có tỉ lệ không đáng kể. Ngoài ra, có thể thấy rằng, không có sợi vi nhựa màu cam xuất hiện trong mùa nắng cũng nhƣ không có sợi vi nhựa màu xanh nƣớc biển và màu hồng xuất hiện trong mùa mƣa (Biểu đồ 3.43)
0 10 20 30 40 50 60 70 trắng vàng tím nâu xanh lá % trong tổng số
Biểu đồ 3.43. Màu sợi vi nhựa trong ống tiêu hoá của Sò Huyết theo tỷ lệ xuất hiện (%)
* Màu mảnh vi nhựa ở Sò Huyết
Màu sắc vi nhựa dạng mảnh ở Sò Huyết phân bố không đều nhau giữa hai mùa. Cụ thể, vi nhựa dạng mảnh trong mùa nắng chủ yếu tập trung ở màu nâu và vàng (lần lƣợt chiếm tỉ lệ 58,33%; 22,22% trong tổng số) trong khi ở mùa mƣa chủ yếu xuất hiện với màu xanh lá và nâu (lần lƣợt chiếm các tỉ lệ 53,13%, 34,38% trong tổng số). Ngoài ra, mảnh vi nhựa ở mùa mƣa chỉ có 5 màu (không có màu cam và vàng) trong khi mùa nắng có 7 màu (Biểu đồ 3.44). 0 10 20 30 40 50 60 70 80
trắng vàng tím cam nâu xanh lá xanh nƣớc
biển
đen hồng
mùa mƣa mùa nắng
Biểu đồ 3.44. Màu mảnh vi nhựa trong ống tiêu hoá của Sò Huyết theo tỷ lệ xuất hiện (%)
3.3.3.2. Kết quả theo mùa
* Màu sợi vi nhựa trong ống tiêu hoá của Sò Huyết và Sò Lông ở mùa nắng
Sợi vi nhựa trong ống tiêu hoá của 2 loài sò gồm có 9 màu (trắng, vàng, tím, cam, nâu, xanh lá, xanh nƣớc biển, đen, hồng) và phân bố khá giống nhau giữa hai loài. Cụ thể, sợi vi nhựa màu trắng có tỉ lệ cao vƣợt trội (chiếm 83,73% trong tổng số ở Sò Lông và 73,89% trong tổng số ở Sò Huyết); tiếp đến là tỉ lệ sợi vi nhựa màu vàng và xanh lá (dao động từ 4,7-12,52% trong tổng số). Tuy nhiên, vẫn có sự khác nhau nhất định giữa hai loài, cụ thể là sợi vi nhựa màu cam không xuất hiện ở Sò Huyết trong khi sợi vi nhựa màu hồng không xuất hiện ở Sò Lông (Biểu đồ 3.45).
0 10 20 30 40 50 60 70
trắng vàng tím cam nâu xanh lá đen
% trong tổng số
Biểu đồ 3.45. Màu sợi vi nhựa ở mùa nắng theo tỷ lệ xuất hiện (%)
* Màu mảnh vi nhựa trong ống tiêu hoá của Sò Huyết và Sò Lông ở mùa nắng
Vi nhựa dạng mảnh trong mùa nắng ở Sò Lông và Sò Huyết có tổng cộng 7 màu (trắng, vàng, tím, cam, nâu, xanh lá, đen) và có sự phân bố khác nhau ở 2 loài. Ở Sò Lông chủ yếu là mảnh màu vàng, trắng, nâu, trong đó cao nhất là màu vàng, với tỷ lệ 42,79%. Ở Sò Huyết chủ yếu là mảnh màu nâu, vàng, xanh lá, trong đó vƣợt trội hơn hẳn là màu nâu, với tỷ lệ 58,33%. Mặt khác, không có mảnh vi nhựa nào ở Sò Lông có màu cam, trong khi ở Sò Huyết xuất hiện cả 9 màu (Biểu đồ 3.46).
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
trắng vàng tím cam nâu xanh lá xanh
nước biển
đen hồng
% trong tổng số
Biểu đồ 3.46. Màu mảnh vi nhựa ở mùa nắng theo tỷ lệ xuất hiện (%)
* Màu sợi vi nhựa trong ống tiêu hoá của Sò Huyết và Sò Lông ở mùa mƣa
Màu sắc sợi vi nhựa trong mùa mƣa ở hai loài sò chủ yếu là trắng, vàng và tím, trong đó màu trắng là màu chủ đạo của sợi vi nhựa ở cả 2 loài (với tỷ lệ tƣơng đƣơng nhau: 52,94% ở Sò Lông và 54,88% ở Sò Huyết). Tỷ lệ sợi màu vàng ở sò huyết cao hơn ở sò lông và ngƣợc lại đối với màu tím. Đáng chú ý là có tới 9,80% sợi vi nhựa có màu xanh nƣớc biển xuất hiện ở Sò Lông nhƣng không có sợi nào màu này có mặt trong ống tiêu hóa của Sò Huyết (Biểu đồ 3.47).
Biểu đồ 3.47. Màu sợi vi nhựa ở mùa mƣa theo tỷ lệ xuất hiện (%)
0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00
trắng vàng tím cam nâu xanh lá đen
% trong tổng số Sò lông Sò huyết 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00
trắng vàng tím cam nâu xanh lá xanh nƣớc biển
đen % trong tổng số
* Màu mảnh vi nhựa trong ống tiêu hoá của Sò Huyết và Sò Lông ở mùa mƣa
Màu sắc vi nhựa dạng mảnh ở mùa mƣa phân bố rất khác nhau ở hai loài sò. Mảnh vi nhựa ở Sò Lông có 4 màu (trắng, vàng, tím và xanh lá), trong đó chiếm ƣu thế vƣợt trội là màu trắng (58,82%). Không giống nhƣ vậy, mảnh vi nhựa ở Sò Huyết có 5 màu (trắng, tím, nâu, xanh lá, đen), trong đó ƣu thế thuộc về màu xanh lá (53,13%) và màu nâu (34,38%) (Biểu đồ 3.48).
Biểu đồ 3.48. Màu mảnh vi nhựa ở mùa mƣa theo tỷ lệ xuất hiện (%) 3.4. Thảo luận chung
3.4.1. Mật độ vi nhựa
Vi nhựa trong trầm tích đáy ở đầm Thị Nại khá lớn, mật độ dao động trong khoảng 4133,33-9233,33 vi nhựa/kg trầm tích khô, mặc dù có sự chênh lệch giữa mùa nắng và mùa mƣa nhƣng do có sự thay đổi lớn giữa các tháng trong cùng một mùa nên vẫn chƣa tạo ra khác biệt về mặt thống kê. Có khá nhiều nghiên cứu cũng đƣợc thực hiện để đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong trầm tích ở những khu vực khác nhau trên thế giới, tuy nhiên chỉ có một vài nghiên cứu tƣơng tự đƣợc thực hiện ở Việt Nam. Để tiện cho việc so sánh,
0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00
trắng vàng tím nâu xanh lá đen
% trong tổng số
một số kết quả nghiên cứu đƣợc tổng hợp ở Bảng 3.7. Nhìn vào Bảng 3.7 có thể thấy, mật độ vi nhựa trong trầm tích đáy ở đầm Thị Nại tƣơng đƣơng với mật độ vi nhựa trong trầm tích bãi biển ở Đà Nẵng – Việt Nam, vịnh Beibu – Trung Quốc nhƣng cao hơn nhiều so với mật độ vi nhựa trong trầm tích đáy ở vịnh Tokyo - Nhật Bản và mật độ vi nhựa trong trầm tích bãi biển ở Dubai - Các Tiểu Vƣơng Quốc A Rập Thống Nhất. Tuy nhiên, chỉ có nghiên cứu của Quynh Anh và cộng sự (2021) và Matsuguma và cộng sự (2017) là khảo sát cùng nhóm kích thƣớc vi nhựa (300-5000µm), trong khi đó các nghiên cứu còn lại khảo sát ở nhóm kích thƣớc rộng hơn (1–5000 µm). Từ đó đi đến nhận định rằng mật độ vi nhựa trong trầm tích đáy ở Thị Nại có thể sẽ cao hơn nữa nếu các vi nhựa kích thƣớc nhỏ cũng đƣợc khảo sát.
Bảng 3.7. Một số kết quả nghiên cứu về vi nhựa trong trầm tích Tác giả Loại mẫu/địa điểm
nghiên cứu Mật độ vi nhựa (vi nhựa/kg trầm tích khô) Kích thƣớc khảo sát Võ Thị Ngọc Quyên, 2021 (Nghiên cứu hiện tại)
Trầm tích đáy/đầm Thị Nại, Việt Nam
4133,33-9233,33 300-5000µm Quynh Anh và cs., 2021 [70] Trầm tích bãi biển/Đà Nẵng, Việt Nam 5100–11000 300-5000µm Matsuguma và cs., 2017 [58] Trầm tích đáy/vịnh Tokyo, Nhật Bản 1800 315–5000 µm Qiu và cs., 2015 [69] Trầm tích bãi biển/ vịnh Beibu, Trung Quốc 5014–8714 1–5000 µm Aslam và cs., 2020 [12] Trầm tích bãi biển/ Dubai, Các Tiểu Vƣơng Quốc A Rập Thống Nhất 59,71 1–5000 µm
Mật độ vi nhựa trong nƣớc ở đầm Thị Nại dao động 5,23-10,33 vi nhựa/m3 nƣớc. Emilie và cộng sự (2020) đã nghiên cứu vi nhựa trong nƣớc ở sông Sài Gòn và cho thấy có từ 22 – 251 sợi vi nhựa/lít nƣớc (tƣơng đƣơng 22000 – 251000 vi nhựa/m3 nƣớc). Một nghiên cứu khác đƣợc thực hiện bởi Lahens và cộng sự (2018) đã ghi nhận từ 172.000 - 519.000 sợi vi nhựa/m3 nƣớc và 10 - 233 mảnh/m3
nƣớc ở sông Sài Gòn và các kênh rạch trong thành phố Hồ Chí Minh. Nhƣ vậy, có thể nói mức độ ô nhiễm vi nhựa trong môi trƣờng nƣớc ở đầm Thị Nại còn thấp hơn rất nhiều so với các sông ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, mật độ vi nhựa trong nƣớc ở đầm Thị Nại cũng thấp hơn so với một số thủy vực trên thế giới nhƣ sông Trƣờng Giang – Trung Quốc (157,2 ± 75,8 vi nhựa/m3) (Zhao và cs., 2019) [93] hay sông Jiaojiang, Oujiang và Minjiang – Trung Quốc (100 - 4100 vi nhựa/m3 nƣớc) (Zhao và cs., 2015) [94].
Mật độ vi nhựa trong ống tiêu hóa của Sò Lông và Sò Huyết dao động từ 3,26-30,33 vi nhựa/cá thể và ở mùa nắng luôn cao hơn so với mùa mƣa. Có thể thấy khối lƣợng trung bình của Sò Huyết thu đƣợc ở mùa mƣa nhỏ hơn mùa nắng, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến số lƣợng vi nhựa trung bình của mỗi cá thể sò ở mùa mƣa thấp hơn ở mùa nắng. Tuy nhiên, khối lƣợng Sò Lông không khác nhau giữa hai mùa nhƣng mật độ vi nhựa vẫn khác nhau. Kết quả xử lý thống kê cho thấy rằng, sự tƣơng quan giữa khối lƣợng cơ thể sò và số lƣợng vi nhựa là rất thấp (r = 0,15-0,53). Nhƣ vậy, có thể nhận định rằng, sự khác nhau về mật độ vi nhựa trong ống tiêu hóa của sò ở hai mùa có thể là do những yếu tố khác chi phối. Có thể thấy, đầm Thị Nại là nơi đổ vào của hai con sông lớn là sông Kôn và sông Hà Thanh. Vào mùa mƣa, hai sông này đổ vào đầm một lƣợng nƣớc rất lớn, kèm theo dòng chảy mạnh, dó đó có thể cuốn theo vi nhựa từ vùng thƣợng nguồn vào đầm. Tuy nhiên, do dòng chảy mạnh nên có thể cuốn trôi vi nhựa ra biển mà không lắng tụ trong đầm
hoặc lắng tụ chỉ một lƣợng nhỏ. Hiện tƣợng này ngƣợc lại vào mùa nắng: dòng chảy từ sông vào đầm nhẹ, vi nhựa dễ dàng lắng tụ trong đầm. Kết quả phân tích trầm tích đáy cũng cho thấy mật độ vi nhựa ở mùa nắng cao hơn mùa mƣa (mặc dù chƣa thể hiện sai khác về thống kê). Vì vậy, với đặc tính sống đáy và ăn lọc của Sò Lông và Sò Huyết, khả năng ăn vào vi nhựa ở mùa nắng cao hơn mùa mƣa là rất có cơ sở. Mặt khác, mật độ vi nhựa trong ống tiêu hóa của Sò Lông cao hơn mật độ vi nhựa trong ống tiêu hóa ở Sò Huyết ở mùa nắng. Nguyên nhân có thể là do dung tích ống tiêu hóa của 2 loại sò không giống nhau. Để kiểm chứng điều này cần có những nghiên cứu để xác định lƣợng vi nhựa dựa vào khối lƣợng ống tiêu hóa của sò. So sánh với các nghiên cứu khác có thể thấy mật độ vi nhựa ở Sò Huyết và Sò Lông trong nghiên cứu này cao hơn kết quả nghiên cứu của Li và cộng sự (2016) ở loài
Mytilus edulis (1,5 – 7,6 vi nhựa/cá thể) [50] hay kết quả nghiên cứu của
Abolfazl và cộng sự, 2018 ở các loài Amiantis umbonella, Amiantis purpuratus, Pinctada radiate, Cerithidea cingulata và Thais mutabilis (3,9 – 6,9 vi nhựa/cá thể) [7]. Nhƣ vậy, có thể nói mức độ ô nhiễm vi nhựa ở Sò Lông và Sò Huyết ở đầm Thị Nại là khá cao.
3.4.2. Về kích thước vi nhựa
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm vi nhựa có kích thƣớc nhỏ chiếm ƣu thế trong các mẫu trầm tích, mẫu nƣớc và cả động vật thân mềm, trong đó vi nhựa dạng sợi chủ yếu có chiều dài 300-2500 µm, dạng mảnh chủ yếu có diện tích 45.000-400.000 µm2. Kết quả nghiên cứu của Cabernard và cộng sự (2018) [42], Wenfeng và cộng sự (2017) [90], Zhao và cộng sự (2014) [95] cũng cho thấy sự ƣu thế của vi nhựa có kích thƣớc nhỏ. Tayler và cộng sự (2020) [79] đã chứng mình rằng dòng chảy của nƣớc cùng với bức xạ cực tím là nguyên nhân tạo ra số lƣợng lớn mẫu vi nhựa có kích thƣớc nhỏ.
3.4.3. Về màu sắc vi nhựa
Màu sắc vi nhựa trong nƣớc và trong trầm tích có khác hơn so với màu vi nhựa trong Sò Lông và Sò Huyết. Đối với trầm tích và nƣớc, vi nhựa dạng sợi chủ yếu có màu tím, xanh biển, vàng và xanh lá, vi nhựa dạng mảnh chủ yếu có màu trắng, vàng, xanh lá, xanh biển. Đối với 2 loài sò, vi nhựa dạng sợi có màu vàng và trắng là chủ đạo trong khi vi nhựa dạng mảnh chủ yếu có màu trắng, vàng, xanh lá và nâu. Nhìn chung, trong nghiên cứu này màu trắng và màu vàng là hai màu chiếm ƣu thế trong ống tiêu hóa của Sò Lông và Sò Huyết. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Ayu và cộng sự (2019) [13] màu trong suốt (trắng) cũng là màu chủ đạo đƣợc tìm thấy trong ống tiêu hóa của cá (chiếm 79,2%) nhƣng tiếp đến là màu xanh biển (7,03%) chứ không phải màu vàng nhƣ nghiên cứu hiện tại. Ở một nghiên cứu khác trên động vật thân mềm, màu đen, màu xanh biển và màu trắng (trong suốt) là các màu nổi trội đối với vi nhựa dạng sợi và màu xanh biển, màu đỏ và đen là màu chủ đạo của vi nhựa dạng mảnh đƣợc tìm thấy ở sáu loài đƣợc nghiên cứu (Mytilus
galloprovincialis, Ruditapes decussatus, Crassostrea gigas, Hexaplex trunculus, Bolinus brandaris và Sepia officinalis). Nhƣ vậy, màu sắc của vi
nhựa đƣợc tìm thấy ở các nghiên cứu rất khác nhau, có thể xuất phát từ các nguồn khác nhau của vi nhựa ở các vùng nghiên cứu. Nhận định này cũng đƣợc đề cập bởi Gallagher và cộng sự (2016) [34].
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về mật độ vi nhựa
1.1.1. Mật độ vi nhựa trong trầm tích đáy đáy ở đầm Thị Nại
- Tổng mật độ vi nhựa trung bình trong trầm tích đáy ở đầm Thị Nại dao động từ 4133,33 – 9233,33 vi nhựa/kg trầm tích khô. Trong đó, mật độ vi nhựa ở TN1 dao động từ 5500,00 – 9233,33 vi nhựa/kg trầm tích khô, mật độ vi nhựa ở TN2 dao động từ 4133,33 – 8300,00 vi nhựa/kg trầm tích khô.
- Mật độ vi nhựa dạng sợi dao động từ 3600,00 – 5833,33 vi nhựa/kg trầm tích khô, cao hơn mật độ vi nhựa dạng mảnh (dao động từ 533,33 – 5433,33 vi nhựa/kg trầm tích khô).
1.1.2. Mật độ vi nhựa trong nước ở đầm Thị Nại
- Tổng mật độ vi nhựa trung bình trong nƣớc ở đầm Thị Nại dao động từ 5,23 – 10,33 vi nhựa/m3 nƣớc. Trong đó, mật độ vi nhựa ở TN1 dao động từ 5,23 – 6,84 vi nhựa/m3 nƣớc, mật độ vi nhựa ở TN2 dao động từ 8,39 – 10,33