Quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh” ppt (Trang 33 - 36)

Tại ngân hàng công thương hiện nay, với phương thức thanh toán nhờ thu, ngân hàng công thương Bắc Ninh cũng cung cấp cho khách hàng hai hình thức nhờ thu đó là nhờ thu trả tiền ngay khi xuất trình (D/P: Documents against Payment), và hình thức nhờ thu chấp nhận thanh toán (D/A: Documents against Acceptance).

a) Thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức nhờ thu (nhờ thu đến)

Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng công thương thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu đến theo các bước sau đây:

Bước 1: Tiếp nhận chứng từ nhờ thu đến. Trong bước này, thanh toán viên phải kiểm tra lệnh nhờ thu với các thông tin: tên, địa chỉ, số telex của ngân hàng nhờ thu và ngân hàng gửi chứng từ; chi tiết về người uỷ thác nhờ thu; chi tiết về người trả tiền; chi tiết về ngân hàng xuất trình chứng từ (nếu có); số tiền và loại tiền nhờ thu; bảng kê các chứng từ và số lượng chứng từ được gửi kèm; điều khoản giao chứng từ; phí nhờ thu do bên nào chịu...

Bước 2: Kiểm tra chứng từ nhờ thu đến. Trong bước này, thanh toán viên phải có trách nhiệm: Kiểm tra lệnh nhờ thu của ngân hàng gửi chứng từ và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của lệnh nhờ thu; kiểm tra, đối chiếu số lượng các loại chứng từ nhận được với bảng kê chứng từ của ngân hàng gửi chứng từ.

Bước 3: Thông báo nhờ thu và xử lý nhờ thu đến.

- Trường hợp chứng từ nhờ thu thanh toán ngay (D/P) thì ngân hàng công thương Bắc Ninh chỉ giao chứng từ cho khách hàng khi khách hàng đã nộp đủ số tiền để thanh toán cho người hưởng và các khoản phí dịch vụ liên quan. Nếu khách hàng vay vốn thì ngân hàng công thương Bắc Ninh chỉ giao chứng từ cho khách hàng khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục vay vốn và nhận nợ đầy đủ với ngân hàng đồng thời trả đầy đủ các khoản phí liên quan.

- Trường hợp chứng từ nhờ thu chấp nhận (D/A): ngân hàng công thương Bắc Ninh chỉ giao chứng từ khi nhận được chấp nhận thanh toán nhờ thu của khách

hàng (người trả tiền) cùng với các khoản phí dịch vụ nhờ thu theo biểu phí hiện hành của ngân hàng công thương Việt Nam.

Bước 4: Xử lý thông tin trong quá trình nhờ thu. Quá trình nhận chứng từ, thông báo nhờ thu và nhận tiền thanh toán từ người trả tiền, nếu có vướng mắc thì ngân hàng phải lập điện tra soát và xin chỉ thị của ngân hàng gửi chứng từ.

Bước 5: Ký hậu vận đơn/ Phát hành bảo lãnh nhận hàng/ giao chứng từ cho khách hàng.

Bước 6: Thanh toán và chấp nhận nhờ thu đến.

Bước 7: Đóng hồ sơ nhờ thu.

Bước 8: Lưu trữ chứng từ. Cần phải lưu hồ sơ nhờ thu và lưu chứng từ kế toán.

b) Thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức nhờ thu (nhờ thu đi).

Khi nhận được bộ chứng từ yêu cầu nhờ thu của khách hàng, ngân hàng công thương tiến hành các bước sau:

Bước 1: Nhận và đăng ký hồ sơ nhờ thu. Thanh toán viên cần kiểm tra số loại chứng từ và số lượng của từng loại thực tế nhận được so với bản liệt kê trên Đơn yêu cầu nhờ thu; ghi ngày, giờ nhận chứng từ; ấn định số tham chiếu cho nhờ thu và ghi lên trên hồ sơ nhờ thu.

Bước 2: Kiểm tra chứng từ: bao gồm kiểm tra các chi tiết, các chỉ thị trên Đơn yêu cầu nhờ thu như số tiền trên hoá đơn, hối phiếu và trên Đơn yêu cầu, tên hàng, số lượng hàng trên các chứng từ...

Bước 3: Gửi chứng từ nhờ thu. Căn cứ vào đơn yêu cầu, ngân hàng lập một lệnh nhờ thu gửi cho NHTH. Trong Lệnh nhờ thu phải nêu rõ NHTH và các chỉ thị nhờ thu.

Bước 4: Cung cấp các thông tin cần thiết khi được yêu cầu.

Bước 6: Theo dõi NHTH thanh toán nhờ thu.

Bước 7: Đóng hồ sơ nhờ thu.

Bước 8: Lưu trữ chứng từ.

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh” ppt (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w