-Khuyến khích lợi ích vật chất đối với những cơ quan phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm nêu trên. Đơn vị nào phát hiện, xử lý thu hồi được phần tăng không đúng và phần phạt vào NSNN số tiền nghiệm thu thanh toán tăng không đúng đó thì sẽ được hưởng 50% số tiền phạt thu được. Quy định rõ trách nhiệm bảo đảm chất lượng công trình. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện đối với chất lượng công trình. Cán bộ giám sát chịu trách nhiệm giám sát việc đưa đúng, đủ vật liệu, thiết bị thi công vào công trình, đảm bảo thi công theo đúng thiết kế. Chủ nhiệm đồ án thiết kế chịu trách nhiệm về những sai sót do thiết kế gây ra, những thiếu sót về các yêu cầu kỹ thuật không đưa ra đầy đủ, cụ thể. Nhà thầu chịu trách nhiệm về việc đưa đúng, đủ, kịp thời vật tư, thiết bị, nhân công để thi công công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết. Xây dựng các mức phạt cụ thể đối với những vi phạm trong quản lý chất lượng công trình.
-Dựa vào tình hình cụ thể của từng dự án đầu tư có thể thanh tra, kiểm tra từng khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình đầu tư và xây dựng. Cơ chế giám sát tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN một cách toàn diện, thường xuyên và có hệ thống chưa thật rõ ràng, trình trạng các cơ quan kiểm tra, giám sát còn chồng chéo, trùng lắp trong chức năng quyền hạn và trách nhiệm. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong kiểm tra việc quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN. Các quy trình kiểm tra, giám sát chưa được xây dựng và ban hành một cách khoa học, đầy đủ và kịp thời. Trách nhiệm quyền lợi cá nhân đối với người giám sát chưa được thiết lập đầy đủ. Để công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
-Tiếp tục thực hiện nghiêm công tác lập, theo dõi, đánh giá và thực hiện kế hoạch đầu tư công nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư công
trung hạn, hằng năm, các chủ đầu tư chịu trách nhiệm rà soát, cập nhật thông tin của từng dự án lên Hệ thống thông tin trực tuyến tại địa chỉ https://dautucong.mpi.gov.vn sử dụng để cập nhật, lưu trữ các thông tin, dữ liệu liên quan đến việc lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, đảm bảo đúng với quy định của pháp luật về đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Nhằm xây dựng hệ thống thông tin báo cáo về tình hình thực hiện đầu tư tại các đơn vị sử dụng vốn NSNN. Để kiểm soát chặt chẽ tình hình thực hiện đầu tư cũng như tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN cần xây dựng một hệ thống thông tin báo cáo một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác. Công khai hóa tất cả các thông tin về tình hình phân bổ và sử dụng vốn đầu tư về kế hoạch, dự toán, quyết toán vốn đầu tư ở từng công trình, dự án, từng đơn vị. Xử lý nghiêm các chủ đầu tư không thực hiện theo đúng quy định.
-Xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình đầu tư vốn đầu tư:
+ Kiểm soát trước khi đầu tư vốn. Trước khi đầu tư vốn, việc giám sát được thông qua quá trình lập lập kế hoạch vốn đầu tư. Để giám sát được quá trình này, trước hết phải đưa ra các quy định, tiêu chuẩn, chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng. Các quy định xử phạt cụ thể khi không thực hiện đúng quy định đặt ra. Để tạo thế chủ động cho đơn vị cơ sở, việc giám sát này được giao toàn quyền cho các chủ đầu tư.
+ Kiểm soát trong khi đầu tư vốn. Trong khi đầu tư vốn, trách nhiệm giám sát vốn đầu tư vẫn chủ yếu thuộc về chủ đầu tư. Ngoài ra, cơ quan thanh toán (Kho bạc Nhà nước) chịu trách nhiệm kiểm soát trước khi trả tiền đảm bảo tiền chi trả đúng mục đích, đúng hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với nhà thầu. Việc giám sát trong khi đầu tư vốn phải đảm bảo thông thoáng, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Trách nhiệm của người thanh toán
vốn chỉ dừng lại trên hồ sơ đề nghị thanh toán vốn, còn sai lệch thực tế giữa thực tế sơ với hồ sơ thì người thanh toán sẽ không chịu trách nhiệm.
+ Kiểm soát sau khi đầu tư vốn. Cần phải xác định sau khi đầu tư vốn là khi nào, sau khi chi tiền hay sau khi dự án hoàn thành. Đây cũng chính là đặc trưng và là một khó khăn trong việc kiểm soát vốn đầu tư. Trong công tác bảo trì, tiền đầu tư thường được chi ra từng phần, đến khi có được sản phẩm hoàn chỉnh nên rất khó đánh giá. Mặt khác, khi công trình hoàn thành thì các Ban quản lý dự án có thể đã giải thể, chuyển sang đơn vị khác. Do đó, cần phải kiểm soát ngay sau khi thanh toán và nâng cao tính pháp lý, trách nhiệm trong từng lần thanh toán. Xóa bỏ tâm lý là phải chờ đến khi quyết toán xong mới kiểm tra và sau khi quyết toán nếu xác định ra sai phạm mới xử lý trách nhiệm.
-Phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát. Một dự án đầu tư có thể có nhiều đơn vị kiểm tra, thanh tra như cơ quan chủ quản kiểm tra, cơ quan thanh tra kiểm tra, cơ quan Kiểm toán nhà nước kiểm tra, cơ quan Kiểm sát kiểm tra, cơ quan Điều tra kiểm tra. Với từng cơ quan kiểm tra trách nhiệm không rõ ràng gây ra nhiều khó khăn, chồng chéo, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của chủ đầu tư. Để khắc phục tình trạng này, cần phải phân chia thành hai loại kiểm tra đó là kiểm tra thường xuyên theo định kỳ và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Đối với loại kiểm tra thường xuyên theo định kỳ cần phải thực hiện theo kế hoạch. Chức năng kiểm tra thường xuyên chỉ nên giao cho cơ quan chủ quản, cơ quan Thanh tra và cơ quan Kiểm toán nhà nước. Tất cả các cuộc kiểm tra đều phải nằm trong kế hoạch thống nhất...
3.2.5. Giải pháp về bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước