Kiến nghị với tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 113 - 120)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Kiến nghị với tỉnh Bình Định

Tỉnh Bình Định cần tiếp tục thiết lập các kế hoạch, đề án triển khai thực hiện chương trình khởi nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Cần thực hiện cụ thể hóa chính sách hỗ trợ riêng cho hoạt động khởi nghiệp của doanh nhân người dân tộc thiểu số. Trong quá trình thực hiện các kế hoạch, đề án cần có lộ trình và giao nhiệm vụ rõ ràng cho toàn bộ hệ thống, đảm bảo phát huy sức mạnh tập thể.

Cần đầu tư hơn nữa cho công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Giáo dục, đào tạo cần đúng người, đúng thời điểm và đúng mục đích, tránh lãng phí thời gian và tiền bạc. Xây dựng trường đại học thành các vườn ươm khởi nghiệp và các giảng viên chính là các cố vấn, huấn luyện viên khởi nghiệp.

Tăng cường truyền thông tạo động lực, cảm hứng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các hoạt động mang tính chất truyền thông rộng rãi, qua đó tạo cảm hứng, thúc đẩy tinh thần sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nhận thức, văn hóa tích cực của xã hội đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, lựa chọn

các startup mục tiêu để tập trung hỗ trợ hiệu quả.

Thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào các DNKN, xây dựng các chính sách hỗ trợ về tài chính đặc thù cho các DNKN đặc biệt là DNKN của các doanh nhân người dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ kinh doanh cho các DNKN mới bắt đầu kinh doanh. Cần tập trung xây dựng chuỗi liên kết để tiêu thụ các sản phẩm đầu ra cho các DNKN được ổn định.

Triển khai công tác phát triển hạ tầng thông tin, kết nối trực tuyến với các đối tác là nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng,.. cho cộng đồng DNKN của tỉnh Bình Định, đi trước đón đầu thời đại công nghệ 4.0.

2

Kết luận chương 3

Phát triển DNKN được Chính phủ coi là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục. Theo đó, các cơ quan thực hiện chính sách hỗ trợ DNKN đã tạo ra những bước tiến rõ rệt, các DNKN được hỗ trợ về thủ tục pháp lý, hỗ trợ tư vấn cũng như tạo điều kiện hỗ trợ vốn hoặc kêu gọi các nhà đầu tư thiên thần. Để thực hiện được tốt nhất việc hỗ trợ DNKN cần có phương hướng và giải pháp thực hiện cụ thể hơn nữa, cần sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Việc thực hiện đồng loạt các nhóm giải pháp sẽ tác động trực tiếp và có hiệu quả cao đến DNKN.

Qua thực tiễn việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNKN tại Bình Định. Những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, đề tài đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ DNKN tại Bình Định những năm tiếp theo như hoàn thiện pháp lý, hỗ trợ tài chính, tư vấn, hỗ trợ cơ sở vật chất, truyền bá tinh thần khởi nghiệp và giáo dục đào tạo về KNST.

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp khởi nghiệp là đại diện cho mô hình kinh doanh mới, là động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng năng suất trong xã hội dựa trên tri thức và công nghệ. Thời gian vừa qua, hưởng ứng phong trào Quốc gia khởi nghiệp, tỉnh Bình Định đã triển khai mạnh mẽ nhiều chương trình hành động. Tuy nhiên, môi trường khởi nghiệp tại tỉnh Bình Định còn quá trẻ so với nhiều thành phố khác trong cả nước nhưng có nhiều tiềm năng để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ. Với hoạt động ngày càng mạnh mẽ, sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp đã có tác động không nhỏ đến nền kinh tế. Luận văn đã khái quát nội dung cơ bản của doanh nghiệp khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp, các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Đồng thời, luận văn tập trung làm rõ thực trạng các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đã và đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tỉnh Bình Định đã hưởng ứng mạnh mẽ phong trào quốc gia khởi nghiệp và đã có những bước đi đầu tiên trên tiến trình hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặc biệt là hỗ trợ các doanh nhân vùng nông thôn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bền vững dựa vào tiềm năng của quê hương Bình Định bám sát các quy định, chính sách của Đảng, Nhà nước. Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh đã lan tỏa đến các thôn bản, địa phương trong toàn tỉnh, đưa rất nhiều ý tưởng khởi nghiệp trở thành các mô hình kinh doanh thành công, nhiều sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn hiệu tạo dựng được thương hiệu với người tiêu dùng trong nước và cả quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm đạt được, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế liên quan đến cơ chế chính sách đặc biệt là các chính sách về tín dụng, thuế, hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm,… còn chưa đặc thù cho DNKN. Các hoạt động về xây dựng mạng lưới liên kết giữa doanh nghiệp khởi nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học; hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ vẫn còn chưa

đạt được hiệu quả cao, hoạt động của các vườn ươm khởi nghiệp còn trầm lắng. Việc liên kết sản xuất theo chuỗi đầu ra cho nông sản tại tỉnh Bình Định vẫn còn một số tồn tại dẫn đến việc tiếp cận thị trường của sản phẩm đầu ra chưa phát triển hết tiềm năng. Dựa trên những hạn chế rút ra, luận văn đã đề xuất một số nhóm giải pháp về cơ chế chính sách; hỗ trợ tài chính, tín dụng, thuế; giáo dục đào tạo; cơ sở hạ tầng; quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới hệ sinh thái khởi nghiệp,…

Khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần được hỗ trợ tích cực hơn nữa từ Nhà nước, đặc biệt trong việc giảm thiểu rủi ro, tạo môi trường kinh doanh thực sự mở, bình đẳng, thuận lợi, rõ ràng, minh bạch, tạo động lực cho sự phát triển, sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh trong thời gian tới.

4 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ KH&CN (2018), Thông tư số: 01/2018/TT-BKHCN ngày 12/4/2018 “Quy định tổ chức quản lý Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”;

[2] Cổng thông tin điện tử khởi nghiệp (2018), 10 startup tỉ đô có tốc độ

tăng trưởng “thần tốc”, khoinghiep.org.vn.

https://khoinghiep.org.vn/10-startup-ti-do-co-toc-do-tang-truong- than-toc-12706.html

[3] Cổng thông tin điện tử Chi cục thống kê tỉnh Bình Định.

[4] Ban Pháp chế VCCI (2017), Cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế, giải pháp cho Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hà Nội, 2017, Truy cập ngày 08/12/2019, http://www.trungtamwto.vn/sites/default/files/publications/startup _fnf17.pdf

[5] Đặng Bảo Hà (2017), Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp: vai trò của chính sách chính phủ, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia,Việt Nam;

[6] Đoàn Thị Thu Trang (2018), Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp sinh viên ngành kỹ thuật: Nghiên cứu trường hợp Đại học Bách khoa Hà nội, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 97;

[7] Đỗ Thị Ý Nhi, Huỳnh Ngọc Chương, Nguyễn Thị Thanh Mai, Võ Thị Linh Giang và Trần Tấn Thi (2017), Phân tích nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường Đại học ở tỉnh Bình Dương, Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 4(35), trang 107-114;

[8] Khởi nghiệp trẻ (2016), Đà Nẵng: Hỗ trợ 200 dự án, 80 doanh nghiệp khởi nghiệp 2020, khoinghieptre.vn. https://khoinghieptre.vn/da-

nang-ho-tro-200-du-an-80-doanh-nghiep-khoi-nghiep-2020/

[9] Khởi nghiệp trẻ (2018), Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam,

khoinghieptre.vn. https://khoinghieptre.vn/phat-trien-he-sinh-thai-khoi- nghiep-o-viet-nam/

[10] Kinh tế & Đô thị (2018), Thủ tướng: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo có vai trò rất quan trọng với một quốc gia, kinhtedothi.vn. http://kinhtedothi.vn/thu-tuong-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-co-vai- tro-rat-quan-trong-voi-mot-quoc-gia-330943.html

[11] Manson C. and Brwon, R., (2014), Entrepreneurial ecosystems and growth oriented entrepreneurship (Hệ sinh thái khởi nghiệp và tinh thần kinh doanh theo định hướng tăng trưởng). OECD.

[12] Nguyễn Trần Minh Trí (2019). Kinh nghiệm tạo lập quốc gia khởi

nghiệp một số nước, truy cập từ

http://doanhnghiephoinhap.vn/kinh-nghiem-tao-lap-quoc-gia-khoi- nghiep-o-mot-so-nuoc.html

[13] Nguyễn Văn Trưởng (2018), Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Tài chính công.

[14] OECD (2013), Entrepreneurial ecosystems and growth-oriented entrepreneurship (Hệ sinh thái khởi nghiệp và khởi nghiệp định hướng tăng trưởng), Summary Report of an International Workshop Organised by the OECD and the Netherlands Ministry of Economic Affairs, the Hague, 2013.

[15] Phạm Tiến Đạt (2018), Cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Việt Nam; [16] Quốc hội (2017), Luật số 04/2017/QH14 - Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

và vừa, ban hành ngày 12 tháng 06 năm 2017;

doanh nghiệp nhỏ và vừa.

[18] Quyết định số 3043/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Định, giai đoạn 2019 - 2025”. [19] Quyết định số 1735 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành kế

hoạch triển khai thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018 – 2025”.

[20] Startup Commons (2018), Startup ecosystem (Hệ sinh thái khởi nghiệp), Website Startup Commons, retrieved October 20, 2018.

[21] Thanh Tâm (2017), Bộ Khoa học: Lập nghiệp không đồng nghĩa với khởi nghiệp, VNEXPRESS. https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong- nuoc/bo-khoa-hoc-lap-nghiep-khong-dong-nghia-voi-khoi-nghiep- 3566174.html

[22] Thời báo Kinh tế Việt Nam (2015), Uber được định giá có thể vượt 50 tỷ USD, VNECONOMY. http://vneconomy.vn/the-gioi/uber-duoc-dinh- gia-co-the-vuot-50-ty-usd-20150511123951204.htm

[23] Thủ tướng Chính phủ (2016a), Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020;

[24] Thủ tướng Chính phủ (2016b), Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”;

[25] Thủ tướng Chính phủ (2017a), Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30 tháng 06 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”;

[26] Thủ tướng Chính phủ (2017b), Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”;

[27].Tạp chí Tài chính (2019). Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ vốn cho khởi nghiệp, truy cập từ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc- te/kinh-nghiem-quoc-te-ve-chinh-sach-ho-tro-von-cho-khoi-nghiep- 306041.html

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 113 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)