NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chỉ số hình thái, thị lực và năng lực trí tuệ của học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (2) (Trang 38)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1. Nghiên cứu chỉ số hình thái

Nghiên cứu các chỉ số hình thái của học sinh THPT thông qua các chỉ tiêu: chiều cao, khối lƣợng, vòng ngực.

Nghiên cứu tình trạng thể lực của học sinh thông qua chỉ số BMI.

2.3.2. Nghiên cứu tình trạng thị lực của học sinh.

2.3.3. Nghiên cứu năng lực trí tuệ

Nghiên cứu các chỉ số hoạt động trí tuệ của học sinh thể hiện qua trí thông minh IQ và trí nhớ.

2.3.4. Nghiên cứu mối tƣơng quan

Nghiên cứu mối tƣơng quan giữa các chỉ số sinh học (hình thái, thị lực và năng lực trí tuệ ) của học sinh.

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu cắt ngang tổng thể (cross – sectional study)

2.4.2. Phƣơng pháp tính tuổi

Tuổi các đối tƣợng đƣợc tính theo quy ƣớc chung của WHO. Muốn tính tuổi cần phải biết: Ngày, tháng, năm sinh của học sinh và ngày, tháng, năm điều tra. Quy ƣớc tính tuổi hiện nay đang đƣợc dùng trong tài liệu của WHO và ở nƣớc ta [44] nhƣ sau:

Ví dụ: 1 học sinh sinh ngày 10/3/1994 sẽ đƣợc coi là 14 tuổi trong khoảng thời gian từ 10/3/2008 - 10/3/2009 (kể cả hai ngày trên):

Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày (năm thứ nhất) tính là 0 tuổi Từ 1 năm 11 tháng 29 ngày (năm thứ 2): tính là 1 tuổi

Từ 2 năm 11 tháng 29 ngày (năm thứ 3): tính là 2 tuổi Từ 14 năm 11 tháng 29 ngày (năm thứ 15): tính 14 tuổi.

Nhƣ vậy, các học sinh lớp 10 hầu hết ở lứa tuổi 15, lớp 11 ở lứa tuổi 16, lớp 12 ở lứa tuổi 17.

2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu các chỉ số về hình thái

Chiều cao đứng: Dụng cụ là thƣớc đo chiều cao có độ chính xác đến 1mm. Chiều cao đứng đƣợc đo theo phƣơng pháp của Martin. Ngƣời đƣợc đo đứng thẳng trên nền bằng phẳng, không mang giày, dép, mắt nhìn thẳng, hai tay

buông xuống, hƣớng lòng bàn tay vào đùi, sao cho đƣờng nối lỗ tai ngoài với đuôi mắt nằm trên một đƣờng thẳng nằm ngang. Khi đo 4 điểm chẩm, lƣng, mông, gót chân chạm vào thƣớc đo. Đơn vị đo là centimet (cm).

Khối lƣợng cơ thể: Đƣợc xác định bằng cân điện tử ISCALE của Trung Quốc, có độ chính xác đến 0,1 kg. Cân đƣợc đặt trên nền phẳng, đối tƣợng khi đo mặc đồng phục học sinh, đo cách xa bữa ăn, chân không mang giày, dép, đứng thẳng trên cân sao cho trọng tâm cơ thể rơi vào điểm giữa cân.

Vòng ngực trung bình: Đƣợc đo bằng thƣớc dây không giãn có độ chính xác đến 1mm, đo ở tƣ thế đứng thẳng, dây vòng trƣớc ngực vuông góc với cột sống, đi qua xƣơng bả vai (ở phía sau) và mũi ức (phía trƣớc ngực). Đo ở hai thì, hít vào gắng sức và thở ra tận lực, sau đó lấy giá trị trung bình. (Lƣu ý: Khi ngƣời đo vòng thƣớc dây qua ngực và luồn thƣớc dây vào bên trong hai tay ngƣời đƣợc đo, ngƣời đƣợc đo giơ hai tay lên cao mà không thả tay về tƣ thế đứng tự nhiên làm cho số đo lúc đó thƣờng nhỏ hơn 2-3cm so với tƣ thế đúng. Hƣớng dẫn cẩn thận cho đối tƣợng đƣợc đo để đảm bảo chắc chắn đối tƣợng hít vào hết sức và thở ra hết sức để có đƣợc số liệu chính xác).

BMI đƣợc xác định theo công thức:

(1) Trong đó: A- Cân nặng (Kg); B- Chiều cao đứng (m).

Dùng BMI để sàng lọc, xác định tỉ lệ gầy, béo phì ở trẻ theo WHO giành cho ngƣời Châu Á (IDI & WPRO).

Bảng 2.2. BMI và tình trạng dinh dƣỡng STT BMI Tình trạng sức khỏe 1 < 18,5 Gầy 2 18,5-22,9 Bình thƣờng 3 23,0 – 24,9 Có nguy cơ 4 25 – 29,9 Béo độ 1 5 30,0 – 39,9 Béo độ 2 6 >40 Béo độ 3 2 A BMI B 

2.4.4. Phƣơng pháp nghiên cứu tình trạng thị lực

Có nhiều phƣơng pháp đo thị lực nhƣ: Đo thị lực xa, đo thị lực gần, đo thị lực với kính lỗ. Để nghiên cứu tình trạng thị lực của học sinh THPT tôi chọn phƣơng pháp đo thị lực xa.

Bƣớc 1: Đo thị lực xa:

Học sinh đƣợc đặt ngồi trong phòng tối, cách bảng thị lực 5 mét để tránh điều tiết. Bảng thị lực phải đủ độ sáng, các chữ thử phải tƣơng phản tốt và đồng nhất. Che mắt trái để thử mắt phải của học sinh, chú ý để bảng che kín mắt trái và không ấn vào mắt học sinh trong khi thử. Yêu cầu học sinh đọc từng chữ thử (hƣớng hở của vòng tròn hoặc tên chữ cái, theo hƣớng từ trái sang phải hoặc ngƣợc lại), lần lƣợt các dòng từ trên xuống dƣới đến khi chỉ còn đọc đƣợc trên một nửa số chữ thử của một dòng. Che mắt phải của học sinh và thử mắt trái giống nhƣ trên. Để học sinh mở cả hai mắt và thử thị lực cả hai mắt đồng thời. Ghi lại kết quả thử thị lực từng mắt bằng dòng chữ nhỏ nhất học sinh đọc đƣợc.

Ví dụ: MP: 7/10, MT: 8/10 hoặc MP và MT: 10/10...

Nếu học sinh không đọc đƣợc dƣới một nửa số chữ của dòng đó thì ghi số chữ không đọc đƣợc bên cạnh thị lực, thí dụ 7/10-2 (không đọc đƣợc 2 chữ của hàng 7/10).

Nếu thị lực học sinh không đạt 1/10 (không đọc đƣợc hàng chữ to nhất) thì cho học sinh lại gần bảng thị lực, nếu học sinh đọc đƣợc hàng chữ trên cùng cách 2,5 mét thì thị lực là 1/20, nếu học sinh đọc đƣợc dòng này ở cách 1 mét thì thị lực là 1/50.

Bƣớc 2: Dùng kính hội tụ và kính phân kỳ để xác định tật khúc xạ

Sau khi đo thị lực xa, những học sinh có thị lực <10/10 sẽ đƣợc thử bằng kính: - Kính phân kỳ: Học sinh bị cận thị sẽ nhìn thấy rõ hơn những mục tiêu ở cự ly xa.

- Kính hội tụ: Học sinh bị viễn thị sẽ nhìn thấy rõ hơn những mục tiêu ở cự ly gần.

Trƣờng hợp học sinh khi thử cả hai loại kính trên nhƣng đều không nhìn rõ hoặc có trƣờng hợp một mắt nhìn rõ và một mắt không rõ thì có thể xét đến bị loạn thị, cận - loạn hoặc viễn - loạn.

2.4.5. Phƣơng pháp nghiên cứu năng lực trí tuệ

2.4.5.1. Phương pháp nghiên cứu trí thông minh (IQ) bằng test Raven

Test Raven có 5 bộ: A, B, C, D và E, đƣa ra những khuôn hình phi ngôn ngữ để cá nhân quan sát, tìm ra mối quan hệ giữa chúng, nhận biết bản chất của hình bổ sung và từ đó làm phát triển phƣơng pháp suy luận theo hệ thống.

Thang đo gồm 60 bài tập chia làm 5 bộ (mỗi bộ có 12 bài) và phức tạp dần từ bộ A đến bộ E [19].

Bộ A: Thể hiện tính toàn vẹn, liên tục của các cấu trúc. Bộ B: Thể hiện sự khác nhau giữa các cặp hình.

Bộ C: Thể hiện sự thay đổi tiếp diễn trong các cấu trúc. Bộ D: Thể hiện sự thay đổi chỗ của các hình.

Bộ E: Thể hiện sự phân giải cách hình thành các bộ phận cấu thành. Mỗi bộ gồm có 12 khuôn hình, sắp xếp theo mức độ phức tạp tăng dần. Từ bộ A đến bộ E cũng đƣợc phức tạp hóa dần. Nhƣ vậy, trong bộ test Raven bài tập đơn giản nhất là bài 1 của bộ A và phức tạp nhất là bài 12 của bộ E.

Để tiến hành nghiên cứu trí thông minh bằng test Raven đƣợc chúng tôi thực hiện nhƣ sau:

- Nghiệm viên phát phiếu trả lời trắc nghiệm và một quyển trắc nghiệm cho mỗi nghiệm thể. Hƣớng dẫn nghiệm thể tự điền đầy đủ các thông tin cá nhân trên tờ phiếu trả lời. Sau đó nghiệm viên giới thiệu nội dung quyển test Raven và hƣớng dẫn nghiệm thể cách làm bài. Yêu cầu trong mỗi bộ lần lƣợt trả lời từ câu 1 đến câu 12 và làm từ bộ A đến bộ E.

Mỗi nghiệm thể sẽ làm bài độc lập với thời gian không hạn chế. Song thực tế không có nghiệm thể nào làm bài quá 60 phút. Nghiệm viên thu các tờ phiếu trả lời để xử lý kết quả, quy đổi điểm trắc nghiệm thành IQ.

Năm 1939, nhà tâm lý học ngƣời Mỹ Wechsler D. (1896 -1981) [44] cho rằng, sự phát triển trí tuệ diễn ra trong suốt đời ngƣời không đồng đều nên một đại lƣợng nhƣ vậy không thể đánh giá đƣợc sự phát triển của trí tuệ và không phải là chỉ số thông minh. Trong các trắc nghiệm trí tuệ dùng cho trẻ em và ngƣời lớn Wechsler D. đã sử dụng điểm IQ chuyển hóa, để chuyển đổi từ điểm số bài trắc nghiệm của một ngƣời sang loại thang đo tiêu chuẩn. Dựa trên lý thuyết cho rằng những điểm số trắc nghiệm của một số ngƣời đƣợc phân bố bình thƣờng và thang này có điểm trung bình là 100, độ lệch chuẩn là 15. Wechsler D. đã đƣa ra công thức tính IQ nhƣ sau:

X X

IQ

SD 

 15 + 100 (2)

Trong đó: X: Điểm trắc nghiệm của cá nhân; X: Điểm trắc nghiệm trung bình; SD: Độ lệch chuẩn.

Mỗi điểm trắc nghiệm sẽ có một giá trị IQ tƣơng đƣơng và dựa vào IQ, có thể phân biệt thành 7 mức trí tuệ khác nhau theo bảng 2.3 [27].

Bảng 2.3. Phân loại mức trí tuệ theo trí thông minh IQ STT Mức trí tuệ Chỉ số IQ Loại trí

tuệ

1 I ≥ 130 Rất xuất sắc

2 II 120 – 129 Xuất sắc

3 III 110 – 119 Thông minh

4 IV 90 – 109 Trung bình

5 V 80 – 89 Tầm thƣờng

6 VI 70 – 79 Kém

2.4.5.2. Phương pháp nghiên cứu trí nhớ bằng test Nechaiev

Nghiên cứu trí nhớ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp Nechaiev bằng dãy số gồm 12 số, trong đó mỗi số gồm 2 chữ số không trùng nhau, không dùng số 0 và các số đƣợc sử dụng không có sự lặp lại.

Để xác định trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh, nghiệm viên chuẩn bị bảng số gồm 12 chữ số đƣợc in trên khổ A3, in đậm, rõ nét và chuẩn bị phiếu trả lời. Nghiệm viên phát cho mỗi nghiệm thể một phiếu trả lời. Hƣớng dẫn nghiệm thể điền đầy đủ thông tin cá nhân vào phiếu. Trong quá trình làm nghiệm thể chỉ nhìn, ghi nhớ, không đƣợc ghi lại trong khi đang nhìn, không đƣợc đọc để nhớ. Nghiệm viên giơ bảng số để các nghiệm thể quan sát trong vòng 30 giây. Sau 30 giây thu bảng số về và yêu cầu các nghiệm viên ghi lại những con số đã nhớ đƣợc trong thời gian 60 giây (lƣu ý không cần ghi theo thứ tự trong bảng số).

Trí nhớ thính giác đƣợc xác định bằng cách nghe bài test gồm 12 số (lƣu ý bảng để đo trí nhớ thị giác khác với bảng đo trí nhớ thính giác). Nghiệm viên đọc 12 số với vận tốc đều, khoảng 1 số/giây, âm lƣợng vừa phải, rõ ràng. Nghiệm viên đọc 3 lần, sau đó yêu cầu các nghiệm thể ghi lại những số nhớ trong thời gian 60 giây (lƣu ý không cần ghi theo thứ tự đọc).

2.4.6. Phƣơng pháp xác định mối tƣơng giữa các chỉ số sinh học

- Hệ số tƣơng quan pearson (r) đƣợc tính bằng chƣơng trình tools-data Analysis-regression theo công thức:

1 1 1 n 2 2 2 2 i i=1 1 1 1 . n. ( ) . [n. Y ( ) ] n n n i i i i i i i n n n i i i i i i n X Y X Y r X X Y                              (3)

Trong đó: r - hệ số tƣơng quan giữa hai đại lƣợng X, Y; Xi - từng giá trị đại lƣợng X; Yi: Từng giá trị đại lƣợng Y; n: Số mẫu.

0,3 ≤ r < 0.7: tƣơng quan trung bình.

r < 0,3: tƣơng quan yếu.

0 < r ≤ 1: tƣơng quan tuyến tính thuận. -1 ≤ r ≤ 0: tƣơng quan tuyến tính nghịch.

2.4.7. Xử lý số liệu

2.4.7.1. Xử lý số liệu thô

- Thống kê, xử lý các số liệu về cân nặng, chiều cao, vòng ngực trung bình để tính BMI.

- Xử lý số liệu thị lực: Tính tổng số học sinh bị tật khúc xạ.

- Xử lý cho bài test Raven. Theo khóa chấm điểm, mỗi bài tập trả lời đúng đƣợc 1 điểm. Tính tổng số điểm của mỗi bộ bài tập ( A, B, C, D, E) trong mỗi phiếu điều tra trừ đi điểm trung bình kỳ vọng của từng bộ bài tập tƣơng ứng trong bảng kỳ vọng. Nếu hiệu này dao động trong khoảng ±2 và hiệu giữa tổng điểm làm đƣợc của cả năm bộ bài tập trừ điểm kỳ vọng của tất cả các bài ≤6 thì phiếu trả lời đạt yêu cầu và kết quả trắc nghiệm đƣợc sử dụng để xử lý tiếp. Với mỗi bài đạt yêu cầu, căn cứ vào tuổi và điểm test Raven, tính IQ và phân loại mức trí tuệ theo IQ.

- Chấm điểm cho từng bài test trí nhớ, mỗi số viết đúng đƣợc tính 1 điểm. Tính tổng điểm của bài test trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác và điền vào bảng thống kê phía dƣới bài trắc nghiệm.

2.4.7.2. Xử lý số liệu bằng phương pháp toán xác suất thống kê

Mỗi bài trắc nghiệm sau khi đƣợc xử lý số liệu thô, sẽ đƣợc nhập vào bảng tính theo chƣơng trình Excell, cần phải đảm bảo độ chính xác trong khi nhập. Sau đó đƣợc xử lý bằng toán xác suất thống kê. Các số liệu đƣợc nhập đầy đủ sẽ đƣợc máy tính xử lý để tính. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn (SD), hệ số tƣơng quan Pearson (r) đƣợc tính theo công thức sau.

- Giá trị trung bình: 1 1 n i i X X n   

Trong đó:X- giá trị trung bình; Xi - giá trị thứ i của đại lƣợng X; n - số nghiệm thể. - Độ lệch chuẩn: 2 1 ( ) n i i X X SD n     Với n ≥ 30. Trong đó, SD là độ lệch chuẩn; X- giá trị trung bình; Xi - giá trị thứ i của đại lƣợng X.

Sự sai khác giữa hai giá trị trung bình của hai mẫu nghiên cứu khác nhau đƣợc kiểm định bằng “t-test” theo phƣơng pháp Student - Fisher.

t = 2 2 A B A B X X m m  

Trong đó:XA- giá trị trung bình nhóm mẫu A; XB- Giá trị trung bình nhóm mẫu B; mA và mB lần lƣợt là sai số trung bình của nhóm mẫu A, nhóm mẫu B.

Với m = ± SD

n

Sau khi tính toán đƣợc giá trị thống kê t ta tính đƣợc xác xuất p: + Nếu t > 1,96 thì p < 0,05: Sự sai khác có ý nghĩa thống kê. + Nếu t ≤ 1,96 thì p > 0,05: Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.

- Hệ số tƣơng quan pearson (r) đƣợc tính bằng chƣơng trình tools-data Analysis-regression theo công thức (3).

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. CÁC CHỈ SỐ HÌNH THÁI - THỂ LỰC CỦA HỌC SINH 3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh 3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh

Chiều cao đứng của học sinh phản ánh sự phát triển của chiều dài xƣơng và tầm vóc con ngƣời. Chiều cao là một chỉ số cơ bản của sự phát triển thể chất, đặc điểm lứa tuổi, giới tính, di truyền, dinh dƣỡng, luyện tập, chủng tộc và điều kiện sống... Vì vậy chiều cao đƣợc xem là một yếu tố quan trọng để đánh giá thể lực của con ngƣời.

3.1.1.1. Chiều cao của học sinh theo tuổi và giới tính

Kết quả nghiên cứu chiều cao của học sinh theo tuổi và giới tính đƣợc trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Chiều cao (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính

Tuổi

Chiều cao (cm) theo tuổi và giới tính

1- 2 p (A-B) Chung n =1270 Nam (A) n =595 Nữ (B) n =675

1 ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 1 ± SD Tăng 15 162,13 ±7,52 - 167,54 ±5,93 - 157,50 ±5,32 - 10,04 < 0,05 16 163,49 ±7,90 1,36 169,30 ±6,13 1,76 158,20 ±5,30 0,70 11,09 < 0,05 17 163,74 ±8,08 0,25 169,76 ±5,88 0,46 158,39 ±5,41 0,19 11,36 < 0,05 Tăng TB/năm 0,81 1,11 0,45

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy, chiều cao đứng của học sinh tăng dần theo lứa tuổi. Cụ thể, lúc 15 tuổi chiều cao trung bình của học sinh là 162,13±7,52cm, tăng dần đến tuổi 17 là 163,74±8,08cm. Tốc độ tăng chiều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chỉ số hình thái, thị lực và năng lực trí tuệ của học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trãi, thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (2) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)