Cơ cấu tổ chức bộ máy trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương :

Một phần của tài liệu Đề tài “ Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hùng Vương_ Hà Nội” docx (Trang 30 - 33)

Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương :

Cơ cấu tổ chức bộ máy trong ngân hàng là phải làm sao đáp ứng được đầy đủ mục tiêu cơ bản của hoạt động ngân hàng đặt ra. Điểm mấu chốt để xây dựng một bộ máy hoàn thiện là phải xây dựng được một cơ cấu tổ chức có thể tuân thủ mọi chính sách và quy trình trong ngân hàng, đồng thời tối ưu hoá các cấp bậc cán bộ và sử dụng chi phí nhân lực sao cho có hiệu quả nhất.

Toàn bộ các quy trình trong ngân hàng phải có gắn bó với việc nghiên cứu thị trường thông qua các: các mối liên hệ với khách hàng, điều tra và đánh giá, phê duyệt soạn thảo hồ sơ, giải ngân, thu nợ và gia hạn, chấm dứt khoản cho vay. Các quy trình gắn liền với từng bộ phận, tuy nhiên có những quy trình đòi hỏi sự gắn kết của cả ngân hàng. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép nên em chỉ có thể giới thiệu về một bộ phận trong toàn bộ máy của chi nhánh, đó là về bộ phận tín dụng trong chi nhánh. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho ngân hàng vì vậy đây là một bộ phận rất được quan tâm và chú trọng. Phòng tín dụng luôn được trang bị tốt hơn so vói các phòng khác và cũng là phòng có tính bảo mật cao. Đồng thời đây là phòng có công việc nặng nhọc nhất và cũng đi liền với trách nhiệm cao. Tuy nhiên mặc dù chỉ là phòng tín dụng nhưng mọi quy trình trong hoạt động tín dụng đều có sự tham gia của giám đốc chi nhánh trong việc giám sát và quản lý tín dụng. Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh:

Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập chi nhánh Phòng (Tổ) Tín dụng Phòng (Tổ) thẩm định Giám đốc Chi nhánh

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng chi nhánh

* Vai trò của người giám đốc trong chi nhánh đó là điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng trong phạm vi thẩm quyền được phép. Những hoạt động cụ thể liên quan đến quản lý tín dụng bao gồm:

- Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng đem lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập.

- Quyết định các biện pháp xử lý nợ và cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển kỳ nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.

* Trong bộ máy vai trò của giám đốc là vô cùng quan trọng nhưng không thể thiếu được vai tro của hai phòng tín dụng và phòng thẩm định. Tuy nhiên tại chi nhánh cấp 2 này thì không có phòng thẩm định mà chỉ có tổ thẩm định và phòng tín dụng. Trong đó vai trò của phòng tín dụng được thể hiện bởi những nhiệm vụ sau đây:

+ Phòng tín dụng:

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm, mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.

- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo & PTNT cấp trên theo phân cấp uỷ quyền.

- Tiếp nhận thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

- Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo & PTNT trực thuộc trên địa bàn.

+ Phòng thẩm định:

- Thu nhập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Thẩm định các khoản vay do Giám đốc Chi nhánh cấp II quy định, chỉ định theo uỷ quyền của Giám đốc Chi nhánh cấp I và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp dưới.

- Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh cấp II, đồng thời lập hồ sơ trình Giám đốc Chi nhánh cấp I (qua Phòng thẩm định) để xem xét phê duyệt.

- Thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc do Giám đốc Chi nhánh cấp I quy định trong mức phán quyết cho vay của Giám đốc Chi nhánh cấp I hoặc do Giám đốc Chi nhánh cấp II quy định trong mức phán quyết cho vay của Giám đốc Chi nhánh cấp II.

- Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hùng Vương_ Hà Nội” docx (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w