6. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Khảo sát thời gian cân bằng hấp phụ
Để khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ của vật liệu tổng hợp, thí nghiệm hấp phụ MB trong bóng tối đã được tiến hành.
Quy trình thực hiện như sau: lấy 0,03 g mẫu vật liệu cho vào cốc 250 mL sau đó cho tiếp 80 mL dung dịch MB (10 mg/L), dùng giấy tráng nhôm bọc kín cốc sau đó khuấy đều cốc trên máy khuấy từ. Dừng khuấy với thời gian tương ứng t = 30 phút; 60 phút; 90 phút; 120 phút; 150 phút; 180 phút; 210 phút. Rút khoảng 8 mL mẫu đem li tâm lấy dung dịch trong và cho vào lọ với ký hiệu mẫu ti với i = 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Nồng độ MB trong các mẫu dung dịch sau phản ứng thu được ở các thời gian khác nhau được xác định bằng phương pháp đo quang trên máy UV-Vis CE-2011. Từ giá trị nồng độ tính dung lượng hấp phụ cân bằng tại mỗi giá trị ti.
Dung lượng hấp phụ cân bằng là khối lượng chất bị hấp phụ trên một đơn vị khối lượng chất hấp phụ ở trạng thái cân bằng và ở điều kiện xác định về nồng độ và nhiệt độ.
Dung lượng hấp phụ được tính theo công thức: q (Ci C Vf) m (2.11) Trong đó:
q : dung lượng hấp phụ cân bằng (mg/g). Ci : nồng độ dung dịch đầu (mg/L).
Cf : nồng độ dung dịch khi đạt cân bằng hấp phụ (mg/L). V : thể tích dung dịch bị hấp phụ (L).
m : khối lượng chất hấp phụ (g).
Sau đó xây dựng đồ thị sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ vào thời thời gian để xác định thời gian đạt cân bằng hấp phụ.