Tác giả Nguyễn Dữ

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong truyền kỳ mạn lục (Trang 37 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Tác giả Nguyễn Dữ

Theo các nhà nghiên cứu, Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân (nay thuộc huyện Thanh Miện), tỉnh Hải Dương. Hiện chưa rõ năm sinh năm mất, chỉ biết ông là con trai cả của Nguyễn Tường Phiêu (đỗ tiến sĩ năm 1496). Từ những tư liệu ít ỏi, một số nhà nghiên cứu còn đoán định rằng: Nguyễn Dữ có khả năng sinh sống vào cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVI. Ông có thời gian dài sống cùng cha ở chốn kinh đô, được chứng kiến nhiều bước thăng trầm của xã hội và con người nơi đây. Đấy chính là tiền đề có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng và sáng tác của ông sau này.

Theo Hà Thiện Hán, tác giả bài “Tựa” cuốn Truyền kỳ mạn lục (1547) thì Nguyễn Dữ lúc nhỏ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, từng giữ chức vụ Tri huyện Thanh Tuyền nhưng mới được một năm thì ông xin từ quan về nuôi dưỡng mẹ già. Trải mấy năm dư không đặt chân đến những nơi đô hội, ông miệt mài “ghi chép” để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hoàn thành tác phẩm “thiên cổ kỳ bút” - Truyền kỳ mạn lục.

Nguyễn Dữ có một điều rất đặc biệt so với các bậc nho sĩ thời trung đại. Đó là khi về ở ẩn, ông không chọn quê hương Hải Dương của mình làm nơi ẩn dật. Nguyễn Dữ đã tìm đến chốn núi rừng Thanh Hóa xa xôi, yên tĩnh. Điều này đặt ra câu hỏi: Phải chăng lúc này, đất Hải Dương đang là chiến trường của nhiều cuộc giao tranh, cũng là đất “phên dậu” của nhà Mạc? Hay núi rừng Thanh Hóa chính là quê ngoại của ông để ông có cơ hội phụng dưỡng mẹ già? Bằng tình yêu và tài năng văn chương của mình, Nguyễn Dữ đã thể hiện sự gắn bó và am hiểu chốn lâm tuyền này qua nhiều truyện trong

tập Truyền kỳ mạn lục.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong truyền kỳ mạn lục (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)