Các giai đoạn phát triển của phụ thuộc cổ điển

Một phần của tài liệu Lý Thuyết Phát Triển - những nghiên cứu mới của trường phái phụ thuộc potx (Trang 27 - 31)

V/ GOLD: SỰ PHỤ THUỘC NĂNG ĐỘNG Ở ĐÀI LOAN

1/ Các giai đoạn phát triển của phụ thuộc cổ điển

a/ Bối cảnh:

cc, tình hình kinh tế xã hội của Đài Loan được đặc trưng bởi một nền kinh tế nông nghiệp, tiền đề về sở hữu của những hộ nông dân nhỏ và những người thuê nhà đất làm ruộng Giai cấp địa chủ - những gia đình thượng lưu đang nắm giữ vai trò lãnh đạo chính trị ở các khu vực này. Bằng việc mở rộng thương mại hàng hóa ra bên ngoài với lục địa Trung Quốc, nền kinh tế nông nghiệp của Đài Loan đang từng bước thương mại hóa. Tuy nhiên, các lĩnh vực xuất khẩu vẫn bị chi phối bởi các thương gia Trung Quốc đại lục và nước ngoài hơn là các thương gia Đài Loan.

b/ Đài Loan dưới chế độ Nhật Bản:

Sau đó, Nhật Bản đánh bại Trung Quốc và lần đầu tiên Đài Loan trở thành thuộc địa. Cũng giống như các nước thuộc địa khác, người Nhật đã đưa một cơ cấu của chủ nghĩa tư bản phụ thuộc vào Đài Loan:

(1) Nền kinh tế đã được thay đổi để sản xuất hai loại hàng hóa sơ cấp (gạo và đường), phần lớn trong số đó được xuất khẩu vào Nhật Bản bởi thương nhân Nhật Bản.

(2) Đài Loan nhập khẩu tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng có nguồn gốc từ Nhật Bản.

(3) Sự độc quyền của Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất và tài chính được thể hiện bằng việc họ đã sử dụng các vành đai pháp lý để cản trở sự tham gia của Đài Loan trong bất kỳ hoạt động nào, nhưng theo kiểu cấp dưới.

(4) Hầu hết dân số không được tham gia hoạt động chính trị.

Tuy nhiên, Gold (1986, trang 44 - 45) đã chỉ ra rằng sự kế thừa của Nhật Bản ở Đài Loan là khác so với cơ cấu phụ thuộc điển hình ở các nước khác. Nhật Bản đã tạo ra một môi trường đầu tư tốt tại Đài Loan, "từ việc thực thi pháp luật và đảm bảo trật tự trong một khối thống nhất, các giải pháp về tiền tệ; đảm bảo quyền sở hữu tư nhân; xây dựng một cơ sở hạ tầng hiện đại; huy động nguồn lực tự nhiên; tăng năng suất nông nghiệp; tận dụng nguồn vốn sẵn có đầu tư phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả việc cung cấp hệ thống giáo dục công lập và việc làm cho phụ nữ. Do vậy Gold nhận xét rằng "Đài Loan không thể phủ nhận sự cơ cấu lại nhờ mối quan hệ phụ thuộc của nó với Nhật Bản, nó đã không còn là một nước kém phát triển."

c/ Đài Loan trở thành thuộc địa của Trung Quốc:

Sau khi Nhật Bản bị đánh bại trong chiến tranh thế giới II, Đài Loan đã đột ngột bi kéo ra khỏi quỹ đạo của Nhật Bản và nối lại với Trung Quốc trong một mối quan hệ thuộc địa. Trong cuối những năm 40, Trung Quốc (Quốc Dân Đảng) tận dụng mọi nguồn lực sẵn có để chống lại những người cộng sản. Như vậy Gold (1986, trang 50) nhận xét rằng "trước kia, Đài Loan đã thất thoát tài nguyên với đại lục bởi những cá nhân ứng cử ngoài địa hạt của mình và cơ quan chính phủ tịch thu tài sản của kẻ thù để tính phí, bằng việc tháo dỡ các nhà máy và vận chuyển sang Trung Quốc cùng với nguyên liệu, vì vậy một phần của cơ sở kinh tế của Đài Loan đã thoát khỏi sự tàn phá của bom Mỹ."

Cướp bóc kinh tế theo sau sự đàn áp chính trị, làm cho Đài Loan bị mất vị trí quyết định trong bộ máy chính quyền. Quốc dân Đảng đã đem đến "sự vô luật pháp, tham nhũng, cướp bóc, lạm phát, dịch bệnh, và một môi trường rối loạn." Đáp lại, tầng lớp thượng lưu của Đài Loan đã lên tiếng phản đối vào ngày 28/2/1947. Điều này đã báo động cho Quốc Dân Đảng, và lãnh đạo của nó đã nhanh chóng gửi công

văn điều hơn 10.000 quân đến Đài Loan. Những gì được gọi là "sự cố 28/2" đó là việc Quốc dân Đảng tuyên chiến với giới thượng lưu và quần chúng của Đài Loan kéo dài hai tuần lễ đã gây ra nạn khủng bố, cướp bóc, và làm hơn 10,000 người chết. Kể từ sự kiện này, Gold quan sát thấy rằng "một lần nữa Đài Loan lại trở thành nước không người lãnh đạo, phân tán, tĩnh lặng,và phi chính trị."

d/ Quốc dân Đảng – khó khăn và thuận lợi:

Năm 1950 chính là bước ngoặt trong lịch sử của Đài Loan. Sau khi Quốc dân Đảng bị đánh bại bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ - KMT) ở Trung Quốc, và chạy sang Đài Loan. Trong một thời gian ngắn, 1-2 triệu dân thường và quân đội tị nạn từ đại lục vào Đài Loan, năm 1945 có dân số chỉ khoảng 6 triệu.

Sau đó chiến tranh Triều Tiên bắt đầu. Tổng thống Truman đảo ngược những chính sách của Hoa Kỳ đối với Quốc dân Đảng và phái Hạm đội thứ bảy vào eo biển Đài Loan bảo vệ Quốc dân Đảng khỏi cuộc xâm lược của cộng sản sắp xảy ra. Đây là sự khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh. Sau khi đến Đài Loan và "tách khỏi Trung Quốc", trở thành đồng minh của Hoa Kỳ, được nhận viện trợ về quân sự và kinh tế với quy mô lớn từ Hoa Kỳ đã cho giúp Quốc dân Đảng ổn định chính trị và kinh tế. Với việc được hậu thuẫn về quân sự và hỗ trợ tài về chính của Hoa Kỳ, thì Quốc dân Đảng đã đủ khả năng tự bảo vệ và có không gian cho các hoạt động, và vì vậy đã có thể áp dụng một chiến lược mới cải cách chính trị và kinh tế.

Quốc dân Đảng nhanh chóng chuyển mình thành cái mà O'Donnell gọi là nhà nước quan liêu, độc đoán trong những năm 1960. Quốc dân Đảng tuyên bố bao vây ở Đài Loan và ban hành thiết quân luật. Nó mở rộng ra khắp các tế bào bên trong các tổ chức dân sự như trường học, doanh nghiệp, câu lạc bộ, và các cộng đồng ở ngoài Trung Quốc. Một trong số những việc làm của nó là thiết lập công khai các cơ quan an ninh bí mật bán quân đội với mục đích đàn áp những bất đồng chính kiến, áp dụng luật nhập ngũ bắt buộc với nam giới, và thực hiện kiểm soát chặt chẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả các chính sách này đều dễ dàng thực hiện vì những người chống lại Quốc dân Đảng đã bị tiêu diệt trong sự cố 28/2/1947. Vì vậy, Quốc

dân Đảng về cơ bản đã có một bàn tay tự do áp đặt chính sách của mình với dân chúng.

Rút kinh nghiệm từ sai lầm của chính họ khi đã bỏ qua vấn đề nông dân trên Đại Lục đã thúc đẩy việc Quốc dân Đảng nhanh chóng tiến hành cải cách ruộng đất. Đất đã được trao cho những người trồng trọt nhỏ, và những người địa chủ đã được đền bù 70% bằng trái phiếu đất và 30% bằng cổ phiếu trong doanh nghiệp nhà nước. Kể từ đó, những hộ gia đình nhỏ đang nắm giữ đất của mình đã trở thành lực lượng thống trị ở nông thôn của Đài Loan.

Chương trình cải cách tiếp theo của Quốc dân Đảng là để thúc đẩy công nghiệp hóa. Kể từ khi nhận được viện trợ của Mỹ để cải cách kinh tế, Quốc dân Đảng đã được khuyến khích để chấp nhận một quan điểm tiến bộ hơn. Mặc dù Quốc dân Đảng thống trị hầu hết các ngành công nghiệp, nhưng nó vẫn đặt ra các biện pháp như cho vay từ Quỹ Công nghiệp nhỏ và đưa ra các mô hình nhà máy để thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân trong ngành công nghiệp trọng điểm. Quốc dân Đảng cũng chuyển đổi nền kinh tế của Đài Loan bằng việc thay thế nhập khẩu trong ngành công nghiệp tiêu dùng đã mở ra ánh sáng để tiết kiệm kinh phí, thu hút lao động, cung cấp cho thị trường trong nước, và tích lũy vốn nhanh.

Tuy nhiên, năm 1960, nền kinh tế của Đài Loan đã xảy ra một bước ngoặt. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã đạt đến giới hạn của nó nhưng do quy mô trong nước còn khá nhỏ nên nó chưa rõ rệt. Ngoài ra, Hoa Kỳ biểu hiện rõ ý định của mình về loại bỏ dần chương trình viện trợ cho sự tồn tại của Đài Loan trong năm 1968, kể từ khi nền kinh tế Đài Loan đã bình phục. Ở giai đoạn này, nền kinh tế Đài Loan vẫn còn khá yếu ớt. Không giống như các quốc gia Mỹ Latinh , Đài Loan thiếu vốn, ngoại hối, tín dụng toàn cầu, công nghệ, thị trường nội bộ, và tình trạng thiếu lao động.

Khi phân tích các lựa chọn sẵn có, Quốc dân Đảng đã chọn để tự do hóa với nền kinh tế quốc tế. Nó nới lỏng kiểm soát đối với thương mại và công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu, nhiều tỷ giá được thống nhất, và tạo ra một môi trường kinh doanh được thiết kế để kích thích đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.

Trong ngắn hạn, nhà nước đã thông qua một chiến lược lấy công nghiệp xuất khẩu làm chủ đạo.

Gold (1986, trang 95) lập luận rằng "các nguồn động lực di chuyển đến các thị trường bên ngoài có nền công nghiệp hàng đầu thế giới, như dệt may chuyển ra nước ngoài, sản xuất hàng hóa theo hợp đồng cho khách hàng nước ngoài. Khu vực năng động nhất đó là điện tử, bắt chước công nghệ nước ngoài và tạo ra hàng hóa tiêu dùng trong nước." Đặc biệt là trong các khu chế xuất, liên minh tay ba giữa Nhà nước, công nghiệp trong nước, và công ty xuyên quốc gia đã được hình thành và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Đài Loan. Điều này ngày càng làm tăng cơ hội cho đầu tư và việc làm, cùng với tính linh hoạt đã góp phần vào việc duy trì sự ổn định, phát triển của sự giàu có ở Đài Loan.

Một phần của tài liệu Lý Thuyết Phát Triển - những nghiên cứu mới của trường phái phụ thuộc potx (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w