Biến tần gián tiếp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN TỰ ĐỘNG ĐỀ TÀI ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA BẰNG TẦN SỐ (Trang 25 - 26)

Biến tần gián tiếp: với biến tần loại này, dòng điện xoay chiều đầu vào tần số f1được chỉnh lưu thành dòng điện một chiều ( f = 0 ), lọc rồi lại được biến đổi thành dòng điện xoay chiều tần số f2. Đây là loại biến tần được dùng phổ biến hơn vì tần số ra f2hoàn toàn không phụ thuộc vào tần số vào mà chỉ phụ thuộc vào mạch điều khiển. Biến tần gián tiếp cần có khâu chỉnh lưu trung gian.

hotrotailieu247@gmail.com

Hình 3.4:Sơ đồ cấu trúc bộ biến tần gián tiếp

Từ sơ đồ cấu trúc ta thấy điện áp xoay chiều có các thông số (U1,f1) được chuyển thành một chiều nhờ mạch chỉnh lưu, qua một bộ lọc rồi được biến trở lại điện áp xoay chiều với điện áp U2, tần số f2. Việc biến đổi năng lượng hai lần làm giảm hiệu suất biến tần. Song bù lại loại biến tần này cho phép thay đổi dễ dàng tần số f2không phụ thuộc vào f1 trong một dải rộng cả trên và dưới f1vì tần số ra chỉ phụ thuộc vào mạch điều khiển.

Bộ biến tần này còn gọi là biến tần độc lập, trong biến tần này đầu tiên điện áp được chỉnh lưu thành dòng một chiều, sau đó qua bộ lọc rồi trở lại dòng xoay chiều với tần số f2 nhờ bộ nghịch lưu độc lập (quá trình thay đổi f2không phụ thuộc vào f1). Khác với bộ biến tần trực tiếp việc chuyển mạch được thực hiện nhờ lưới điện xoay chiều, trong bộ nghịch lưu cũng như trong bộ điều áp một chiều, hoạt động của chúng phụ thuộc vào loại nguồn và tải.

Việc biến đổi hai lần làm giảm hiệu suất biến tần .Tuy nhiên việc ứng dụng hệ điều khiển số nhờ kỹ thuật vi xử lý nên ta phát huy tối đa các ưu điểm của biến tần loại này và thường sử dụng nó hơn.

Do tính chất của bộ lọc nên biến tần gián tiếp lại được chia làm hai loại sử dụng nghịch lưu áp và nghịch lưu dòng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN TỰ ĐỘNG ĐỀ TÀI ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA BẰNG TẦN SỐ (Trang 25 - 26)